Đối tượng khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông ở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 50)

Để khảo sát thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THPT Quận 8 TP.HCM tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của 64 CBQL, GV Toán, trong đó có 14 CBQL, 5 TTCM tổ Toán, 45 GV Toán ở 5 trường THPT gồm: THPT Tạ Quang Bửu, THPT Lương Văn Can, THPT Nguyễn Văn Linh, THPT Ngô Gia Tự, THPT chuyên năng khiếu TDTT Nguyễn Thị Định.

Sau đây là một số thông tin về đối tượng khảo sát:

Đa số GV Toán ở các trường THPT tại quận 8, TP.HCM có thời gian giảng dạy trên 10 năm, 70.6%. Đây là điều thuận lợi trong việc truyền thụ kiến thức đến học sinh do thầy cô đã rất hiểu học sinh, có kinh nghiệm giảng dạy, xử lý tốt các tình huống sư phạm và quản lí tốt việc thực hiện nền nếp học tập của HS. Tuy nhiên, đây cũng là “rào cản” đối với việc đổi mới HĐ DH theo hướng PTNL HS do GV lớn tuổi thường có tâm lí ngại đổi mới, ngại tìm hiểu UD CNTT vào giảng dạy, mà chủ yếu dạy học theo kinh nghiệm.

19.60%

35.40% 27%

10.30% 7.70%

Biểu đồ 2.2 : Biểu đồ chất lượng học tập môn Toán của học sinh ở các trường THPT tại quận 8, TP.HCM Giỏi Khá TB Yếu Kém Chất lượng dạy học môn Toán đạt mức khá với 55% HS khá giỏi. Tuy nhiên, vẫn còn 18% HS yếu, kém. 2.2.2. Cách thức khảo sát thực trạng 2.2.2.1. Khảo sát bằng bảng hỏi

Để tìm hiểu thực trạng HĐDH và quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THPT tại Quận 8, TP.HCM, tác giả đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi. Số lượng phiếu hỏi: 64 phiếu hỏi dành cho CBQL, GV Toán (phụ lục I)

Dùng phần mềm xử lý số liệu SPSS 20, Microsoft Excel

Quy ước cho điểm và định khoảng các mức độ thực hiện Thang 5 mức độ:

- Hoàn toàn đồng ý: 5 điểm - Đồng ý: 4 điểm

- Phân vân: 3 điểm

- Không đồng ý: 2 điểm

- Hoàn toàn không đồng ý: 1 điểm

Thang điểm trung bình

- Từ 4.2 đến 5,0: Hoàn toàn đồng ý - Từ 3.4 đến cận 4.2: Đồng ý - Từ 2.6 đến cận 3.4: Phân vân - Từ 1.8 đến cận 2.6: Không đồng ý

- Từ 1 đến cận 1.8: Hoàn toàn không đồng ý

Thang 4 mức độ:

- RTX/RCT/RKT: 4 điểm - TX/RCT/RKT: 3 điểm

- ITX/RCT/RKT: 2 điểm - CTH/RCT/RKT: 1 điểm

Thang điểm trung bình

- Từ 3.25 đến cận 4: RTX/RCT/RKT - Từ 2.5 đến cận 3.25: TX/RCT/RKT

- Từ 1.75 đến cận 2.5: ITX/RCT/RKT - Từ 1 đến cận 1.75: CTH/RCT/RKT

2.2.2.2. Khảo sát qua nghiên cứu sản phẩm hoạt động

Để tìm hiểu thực trạng HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS và thực trạng quản lí HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THPT tại quận 8, TP.HCM, tác giả đã tìm hiểu các loại hồ sơ như: KHDH năm học 2016-2017, KH dạy học của tổ chuyên môn tổ Toán năm học 2016-2017, KH bài học của GV Toán, Sổ báo giảng, sổ đầu bài, sổ gọi tên-ghi điểm, đề kiểm tra môn Toán, thống kê chất lượng dạy học bộ môn Toán của hai trường THPT tại Q8, TP.HCM là: THPT L.V.C và THPT N.V.L.

2.2.2.3. Khảo sát bằng phỏng vấn

Tác giả đã phỏng vấn CBQL, TTCM tổ Toán, học sinh trường THPT Lương Văn Can để tìm hiểu về thực trạng HĐDH môn Toán, thực trạng QL HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT ở quận 8, Tp.HCM.

2.2.2.4. Khảo sát bằng quan sát

Tác giả đã quan sát tiết dạy của GV tổ Toán Trường THPT để tìm hiểu về thực trạng HĐDH môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT ở quận 8, TP.HCM.

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường THPT Quận 8, TP.HCM lực học sinh ở các trường THPT Quận 8, TP.HCM

2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh phát triển năng lực học sinh

Bảng 2.1. Kết quả thực trạng nhận thức của GV về dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS

S T T Nội dung Các mức độ (tỷ lệ %) Đ TB ĐLC T H HTĐ Y ĐY PV Y HT Y 1

Dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học

sinh là mục tiêu cấp thiết 40,6 56,3 3,1 4.38 0.55 1 Mục tiêu dạy học dạy học môn

cần phải rõ ràng, cụ thể, phù hợp với đặc điểm HS THPT. 3

Chương trình dạy học môn Toán cần tập trung vào việc truyền thụ kiến thức khoa học của môn Toán đã được quy định

25 46.9 15.6 12.5 3.84 0.95 6

4

Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là yếu tố rất quan trọng để phát triển năng lực HS.

34.4 59.4 4.6 1.6 4.27 0.67 4

5

Cần phải đổi mới kiểm tra, đánh giá theo “kết quả đầu ra”; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kì.

43.8 34.4 14.1 7.8 4.14 0.92 5

6

GV cần phải phối hợp đồng bộ giữa nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học và đổi mới kiểm tra-đánh giá môn Toán

40.6 56.3 3.1 4.34 0.65 2

Trung bình chung 36.5 52.1 7.3 4.1 4.21

Bảng 2.1 cho thấy CBQL Toán và GV đã nhận thức đúng về hoạt động dạy học theo định hướng PTNL HS với điểm TB chung là 4.21 điểm. Có 6/6 nội dung được đánh giá hoàn toàn đồng ý và đồng ý. Nội dung “Dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh là mục tiêu cấp thiết hiện nay” được đánh giá cao nhất chứng tỏ CBQL và GV Toán rất quan tâm đến hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS, lí do là CBQL ở các trường THPT Tại quận 8, TP.HCM đã được tập huấn chương trình Nâng cao năng lực quản lí do Sở GDĐT TP.HCM tổ chức, trong chương trình này CBQL đã được đi tham quan các nước có nền giáo dục phát triển ở Châu Á như: Nhật bản, Hàn Quốc, Singapor.

Thầy N.V.H_ P.HT, GV Toán trường THPT NVL cho rằng: “DH môn Toán theo định hướng PTNL HS là thực hiện chủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt nam trong giai đoạn hiện nay, góp phần đào tạo HS trở thành công dân toàn cầu, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chính và vậy, HT nhà trường đã chỉ đạo tổ Toán và GV Toán tăng cường đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG kết quả học tập của HS, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng

liên môn”.

Nội dung thứ 3 có điểm số thấp nhất là do CBQL và GV Toán hiểu rằng chương trình dạy học môn Toán không chỉ cung cấp cho HS những kiến thức khoa học mà còn phải kích thích được sự tư duy, sáng tạo, kích thích động cơ ham thích học tập, nghiên cứu khoa học; hình thành thói quen tự học cho HS; đồng thời, chương trình môn Toán cũng phải có nhiều bài Toán thực tế để HS nhận thấy sự gần gũi của Toán học đối với cuộc sống hằng ngày, có khả năng vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn.

Bảng 2.2. Kết quả thực trạng nhận thức của HS về hoạt động học tập môn Toán theo ý kiến của CBQL và GV Toán

STT Nội dung Các mức độ (tỷ lệ %) ĐT B ĐL C T H HT ĐY ĐY PV Y HTK ĐY 1 “Học Toán là để làm các bài kiểm tra, thi, chưa chú ý đến việc trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực Toán học cho bản thân.”

18.8 59.4 10.9 9.4 11.6 3.84 0.97 2

2 Học Toán là để ghi nhớ kiến thức có sẵn được cung cấp bởi thầy cô, chưa đầu tư suy nghĩ cách giải hay hoặc tự mình hệ thống hóa bài học.”

37.5 37.5 9.4 9.4 6.2 4.28 1.20 1

3 “Học Toán là để phát triển tư duy và phát triển năng lực hành động.”

6.2 12.5 20.3 56.3 4.7 2.53 0.76 3

Trung bình chung 3.55

Bảng 2.2 cho thấy CBQL và GV Toán cho rằng HS chưa có nhận thức đầy đủ về học tập môn Toán theo định hướng PTNL HS với điểm TB chung là 3.55 điểm. Nội dung học sinh cho rằng “Học Toán là để làm các bài kiểm tra, thi, chưa chú ý đến việc trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực Toán học cho bản thân.” (ĐTB

không đồng ý. Hai nội dung này tuy có đánh giá trái ngược nhau nhưng lại cho cùng một kết quả là HS chưa có nhận thức đúng đắn về hoạt động dạy học theo định hướng PTNL HS. Điều này chứng tỏ công tác giáo dục tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của môn Toán đối với sự PTNL của HS ở các nhà trường chưa được thực hiện tốt, làm ảnh hưởng đến động cơ học tập của HS vì học sinh chỉ cho rằng học tập môn Toán để đạt được điểm cao trong các kỳ kiểm tra; từ đó, tạo nên tâm lí đối phó trong học tập của HS.

Có nhiều ý kiến khác biệt trong nhận định của CBQL và GV Toán về ý thức học tập của HS là “Học Toán là để ghi nhớ kiến thức có sẵn được cung cấp bởi thầy cô, chưa đầu tư suy nghĩ cách giải hay hoặc tự mình hệ thống hóa bài học.” (ĐLC 1.2) và Học sinh cho rằng “Học Toán là để làm các bài kiểm tra, thi, chưa chú ý đến việc trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực Toán học cho bản thân.” (ĐLC 0.97). Thầy

T.K.V_TTCM tổ Toán trường THPT LVC cho rằng: “Sở dĩ có nhiều ý kiến khác nhau ở

các nội dung trên là vì vẫn có một số ít HS tự giác, chủ động, tích cực học tập môn Toán. Tuy nhiên, các em này chỉ cố gắng học tập môn Toán để đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học. Và cũng cũng giống như những HS khác là chỉ quan tâm đến các nội dung kiến thức liên quan đến nội dung kiểm tra của GV Toán, chưa quan tâm đến các kiến thức, các phương pháp suy luận để phát triển tư duy, các bài toán ứng dụng các kiến thức Toán học vào thực tiễn hoặc để giải quyết các vấn đề của các môn học khác”. Điều này một lần nữa cho thấy công tác tuyên truyền giáo dục về DH môn toán theo định hướng PTNL HS chưa được chú ý quan tâm đúng mức.

2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT ở quận 8, Tp.HCM định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT ở quận 8, Tp.HCM

Qua khảo sát kế hoạch chuyên môn, kế hoạch giảng dạy của các tổ chuyên môn tổ Toán, chúng tôi nhận thấy các tổ chuyên đều xây dựng kế hoạch giảng dạy theo chương, bài, tiết dựa trên Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ban hành chương trình giáo dục phổ thông và công văn số 5842/BGDĐT-VP hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT. Tuy nhiên, tổ Toán chưa mạnh dạn xây dựng các chuyên đề dạy học, các chuyên đề tích hợp liên môn theo công văn 5555/BGDĐT-GDTrH, cụ thể là chưa xây dựng kế hoạch dạy học, sắp xếp các nội dung bài học, các chuyên đề, chủ đề, tích

lực học sinh. Kiểm tra thêm kế hoạch dạy học của giáo viên Toán, chúng tôi thấy giáo viên Toán vẫn chưa chú ý đến xây dựng các chuyên đề; chưa tổ chức cho học sinh tự nghiên cứu các nội dung dễ của bài học; chưa xây dựng các nội dung dạy học gắn với thực tiễn, rèn luyện cho học sinh năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hành động. [phụ lục 3]

Thầy T.K.V TTCM tổ Toán trường LVC cho rằng: GV Toán đã quen với kế hoạch

giảng dạy dựa theo chương trình GDPT ban hành kèm theo QĐ 16/2006/QĐ-BGDĐT. Năm 2011, Bộ GDĐT có sự điều chỉnh nhưng chỉ là phần giảm tải nên cũng dễ áp dụng. Đến năm 2014, Bộ GD có công văn hướng dẫn xây dựng các chuyên đề dạy học, chuyên đề tích hợp liên môn nhưng tổ chuyên môn rất khó thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu là tổ chuyên môn chưa đủ khả năng xây dựng các chuyên đề dạy học, chuyên đề tích hợp liên môn phù hợp với năng lực học sinh, điều kiện của nhà trường nên ngại xây dựng một kế hoạch dạy học bộ môn Toán mới; mặt khác, GV Toán chưa thấy được tầm quan trọng của xây dựng chuyên đề dạy học, các chuyên đề dạy học liên môn đối với sự phát triển NL HS.[phụ lục 8]

2.3.3. Thực trạng đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh theo định hướng phát triển năng lực học sinh

Bảng 2.3. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Toán

TT Nội dung Mức độ thực hiện Đ TB ĐL C TH R TX TX ITX C T H 1 Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, phát triển năng lực HS. 10.9 50 39.1 2.72 0.64 2 2 Kết hợp giữa phương pháp dạy học

truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

12.5 71.9 12.5 3.1 2.94 0.62 1

3 Đa dạng các hình thức tổ chức dạy học

phù hợp với đặc trưng môn Toán. 7.8 42.2 45.3 7.8 2.50 0.72 4 4 Sử dụng các thiết bị dạy học và ứng

dụng công nghệ thông tin hợp lý, phù hợp trong từng bài học cụ thể.

4.7 45.3 48.4 1.6 2.53 0.62 3

Bảng 2.3 cho thấy hoạt động đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Toán được thực hiện thường xuyên, ĐTB chung là 2.67 điểm. Cả bốn nội dung đều có ĐTB ở mức cận dưới của thường xuyên là: Vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, phát triển năng lực HS ( ĐTB 2.72), Kết hợp giữa phương pháp dạy học truyền thống với các phương pháp dạy học hiện đại theo định hướng phát triển năng lực học sinh (ĐTB 2.94), đa dạng các hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc trưng môn Toán (ĐTB 2.5) và Sử dụng các thiết bị dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý, phù hợp trong từng bài học cụ thể(ĐTB 2.53). Điểm trung bình chưa cao là do GV Toán chỉ sử dụng các PPDH tích cực trong các tiết dạy tốt, thao giảng. Điều này cho thấy công tác đổi mới PPDH trong DH môn Toán chỉ được thực hiện một cách tượng trưng, GV Toán chưa đầu tư đổi mới PPDH cho tất cả các tiết dạy. Bên cạnh đó, vẫn còn 36.3% số câu trả lời cho rằng ít thực hiện hoặc chưa thực hiện. Đây là con số rất đáng lo ngại. Điều này chứng tỏ hoạt động đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học môn Toán vẫn chưa nhận được sự quan tâm của CBQL nhà trường.

Qua khảo sát kiểm tra kế hoạch dạy học và dự giờ giáo viên Toán, tác giả nhận thấy GV Toán vẫn còn chậm đổi mới phương pháp dạy học. GV Toán vẫn chủ yếu sử dụng PPDH truyền thống, truyền đạt kiến thức một chiều, chưa chú ý sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, kết hợp một cách hợp lí giữa PPDH hiện đại và PPDH truyền thống nhằm PTNL HS. GV Toán chưa chú ý đưa ra các câu hỏi mở để HS suy nghĩ mà chủ yếu đưa ra các câu hỏi để kiểm tra kiến thức cũ, kiểm tra trí nhớ của học sinh là chính, chưa chú ý đến các câu hỏi về tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hành động. [phụ lục 4], [phụ lục 5]

Qua quan sát hoạt động của các tổ chuyên môn và kiểm tra hồ sơ của nhà trường, của tổ chuyên môn tổ Toán, tác giả nhận thấy các nhà trường không có sự thay đổi trong hình thức dạy học. Các tiết dạy chủ yếu vẫn diễn ra trên lớp học. Các hoạt động học tập trên mạng, dạy học theo elearning, học sinh nghiên cứu trước ở nhà và thảo luận bài học trên lớp, trao đổi và tổ chức học tập qua các trang mạng xã hội… chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông ở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)