năng lực của học sinh các trường THPT ở quận 8, TP.HCM
2.3.5.1. Tinh thần, thái độ, động cơ học tập môn Toán của HS các trường THPT ở quận 8, TP.HCM
Để có thông tin về thực trạng nhận thức của HS trong học tập môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh, tác giả đã phỏng vấn em N.H.H.Y học sinh lớp 12A7 trường THPT LVC về tầm quan trọng của việc học tập môn Toán, thái độ học tập môn Toán, mục đích học tập môn Toán. Em cho rằng: “Môn Toán rất quan trọng, giúp các em phát triển tư duy, năng lực tính toán, giúp em học tốt các môn học khác. Em thích học môn Toán, nhưng môn Toán là môn học khó nên đôi khi em thấy chưa được tự tin khi giải toán. Em học tập môn Toán để dự thi vào các trường ĐH”. Điều này chứng tỏ HS chưa có nhận thức đúng đắn về vai trò của môn Toán đối với sự PTNL HS. Mục đích các em học Toán là chỉ để thi nên các em chỉ quan tâm đến điểm số mà không quan tâm rèn luyện năng lực.
2.3.5.2. Mức độ học tập môn Toán của HS theo định hướng PTNL
Bảng 2.8. CBQL và GV Toán đánh giá mức độ học tập môn Toán của HS
TT Nội dung Mức độ Đ TB ĐL C TH Tốt Khá TB Yếu 1 Học sinh xác định mục đích học tập,
có động cơ học tập môn Toán 9.4 65.6 12.5 2.84 0.57 3 2 Có ý thức tự giác học tập, cố gắng
TT Nội dung
Mức độ Đ
TB ĐL
C TH
Tốt Khá TB Yếu
4 Thực hiện các yêu cầu của GV trước khi lên lớp: Học thuộc bài, làm bài tập về nhà đầy đủ.
9.4 68.8 18.8 3.1 2.84 0.63 3
5 Thắc mắc về nội dung kiến thức mới, nhờ thầy cô giảng lại những chỗ chưa rõ
9.4 53.1 31.3 6.2 2.66 0.75 6
6 Hệ thống được kiến thức, rút ra được
phương pháp giải các bài toán 15.6 31.3 50 3.1 2.59 0.79 6 7 Tích cực nghe giảng, ghi chép bài
đầy đủ 15.6 71.9 9.4 3.1 3.0 0.62 1
8 Tích cực phát biểu xây dựng bài,
trao đổi, hợp tác trong nhóm và lớp 15.6 50 31.3 3.1 2.78 0.75 5
Trung bình chung 2.76
Bảng 2.8 cho thấy HS mức độ thực hiện các nội dung hoạt động học tập môn Toán ở mức khá, ĐTB = 2.76 điểm. Tất cả các nội dung đạt loại khá và cận dưới của khá, chứng tỏ HS thực hiện tương đối đầy đủ các yêu cầu của hoạt động học tập. Các nội dung có thứ hạng cao là các nội dung dễ thực hiện. HS chỉ cần thực hiện các yêu cầu tối thiểu của GV, thể hiện tính tự giác học tập của HS như: tích cực nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ ( ĐTB 3.0) và thực hiện nội quy, nề nếp học tập ( ĐTB 2.88). Còn những nội dung thể hiện sự chủ động, tích cực học tập lại được đánh giá thấp hơn như: Tích cực phát biểu xây dựng bài, trao đổi, hợp tác trong nhóm và lớp ( ĐTB 2.78), thắc mắc về nội dung kiến thức mới, nhờ thầy cô giảng lại những chỗ chưa rõ ( ĐTB 2.66), hệ thống được kiến thức, rút ra được phương pháp giải các bài toán ( ĐTB 2.59) và có ý thức tự giác học tập, cố gắng hoàn thiện bản thân ( ĐTB 2.56). Điều này thể hiện đa số HS chưa có động cơ học tập đúng đắn, chỉ học tập theo những yêu cầu của GV, chưa thể hiện sự chủ động, tích cực lĩnh hội tri thức, biến tri thức của nhân loại thành tri thức của bản thân. Bởi vì, đa số HS chưa nhận thức được tích cực, chủ động
chỉ cần học tập theo các yêu cầu của GV thì sẽ đạt điểm cao trong các bài kiểm tra. Đây là cách học thụ động nên việc PTNL thông qua “kiểu” học tập này cũng thụ động. Vì vậy, nó chính là trở ngại rất lớn đối với hoạt động học tập theo định hướng PTNL.