2.5.3.1. Yếu tố chủ quan
Bảng 2.21. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan hạn chế thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh
TT Yếu tố Rất
nhiều Nhiều Ít không
ĐTB
ĐLC TH
1
Nhận thức của CBQL và GV về dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS
Hiệu trưởng
3 Trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ của GV Toán 21.9 62.5 15.6 0.0 3.06 0.61 2
4 Môi trường sư phạm chuẩn
mực 3.1 68.8 18.8 9.4 2.66 0.69 7
5
Phương pháp kiểm tra đánh giá còn dựa vào kiểm tra trí nhớ, kiến thức
9.4 84.4 0.0 6.3 2.97 0.59 3
6
Sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của BGH, Tổ trưởng trong hoạt động dạy học môn Toán
9.4 71.9 12.5 6.3 2.84 0.67 6
7 Ý thức, năng lực học Toán của
học sinh 31.3 59.4 6.3 3.1 3.19 0.68 1
Điểm trung bình chung 2.94
Nguyên nhân quan trọng nhất là ý thức, năng lực học Toán của học sinh còn yếu (ĐTB 3.19). Đa số học sinh còn có tâm lý thụ động, trông chờ vào thầy/cô, chưa chú ý đầu tư nhiều cho môn Toán. Các em chỉ học làm bài theo các bài tập mẫu có sẵn, học các phần lí thuyết đã được GV Toán hệ thống hóa, chưa chủ động vận dụng các kiến thức Toán học để giải quyết các vấn đề liên môn và thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó, môn Toán là môn học khó, đòi hỏi học sinh phải tư duy nhiều và có khả năng huy động những kiến thức cũ để có thể hiểu được những kiến thức mới nên một số em còn hạn chế ở năng lực nhận thức khó theo kịp. Chính vì vậy, kết quả học tập môn Toán theo định hướng PTNL chưa cao.
Nguyên nhân thứ hai là: Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV Toán (ĐTB 3.06). GV Toán là người trục tiếp tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của HS, vì vậy năng lực tổ chức các hoạt động dạy học của GV toán ảnh hưởng rất lớn đến sự PTNL HS. Thực tế, tất cả các GV đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Tuy nhiên, mỗi GV lại có khả năng tổ chức các hoạt động giáo dục khác nhau. Bên cạnh đó, mỗi GV lại có nhận thức và áp dụng các PPDH tích cực, KT-ĐG năng lực HS… khác nhau nên gây ảnh hưởng HĐ DH theo định hướng PTNL HS.
Nguyên nhân thứ ba là: Nhận thức của CBQL và GV về dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS chưa đầy đủ (ĐTB 2.41) và Phương pháp kiểm - tra đánh giá còn dựa vào kiểm tra trí nhớ, kiến thức (ĐTB 2.63). KT - ĐG theo hình thức kiểm tra trí nhớ, kiến thức làm cho học sinh không cần phải “động não” suy nghĩ. Lâu dần làm mất khả năng tư duy vấn đề. Đây thực sự là nguyên nhân quan trọng gây ảnh hưởng lớn đến sự PTNL HS.
Các nguyên nhân trình độ, năng lực quản lí của Hiệu trưởng và sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của BGH, Tổ trưởng trong hoạt động dạy học môn Toán cũng gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS
Cuối cùng, Môi trường giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng cũng ảnh hưởng đến sự PTNL HS. Khi HS được thầy/cô, bạn bè thương yêu, giúp đỡ, hướng dẫn thì chắc chắn các em sẽ học tập rất tốt và những đức tính tốt được phát huy. Theo quy luật lây lan cảm xúc, nếu các em được học tâp, rèn luyện trong một ngôi trường thân thiện, học sinh tích cực thì các em cũng dần trở nên thân thiện và tích cực hơn.
2.5.3.2. Yếu tố khách quan
Bảng 2.22. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan hạn chế thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh
TT Yếu tố Rất
nhiều Nhiều Ít không
ĐTB
ĐLC TH
1
Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học phục vụ đổi mới phương pháp, kiểm tra-đánh giá còn thiếu
9.4 34.4 50 6.2 2.47 0.76 4
2
Hoạt động dạy học môn Toán chưa được sự quan tâm của gia đình và xã hội
12.5 37.5 46.9 3.1 2.63 0.75 3
3
Cơ chế chính sách chưa khuyến khích sự tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra-đánh giá của GV
9.4 50 37.5 3.1 2.66 0.70 2
4
Nội dung chương trình, kiểm tra- đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS chưa đồng bộ
12.5 46.9 37.5 3.1 2.69 0.74 1 Tài liệu tham khảo, phương tiện
động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh
Điểm trung bình chung 2.58
Nguyên nhân quan trọng nhất là: Lí luận về phương pháp dạy học tích cực, nội dung chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra-đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS chưa đồng bộ (ĐTB 2.69). Mặc dù cơ sở lí luận của các nội dung nêu trên khá đầy đủ nhưng còn chung chung chưa gắn với thực tiễn giảng dạy của từng địa phương, thiếu các ví dụ minh họa, chưa chỉ rõ các tác động của chúng đến sự PTNL HS nên gây khó khăn cho GV trong quá trình vận dụng.
Nguyên nhân thứ hai là: Cơ chế, chính sách hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra-đánh giá chưa khuyến khích sự tích cực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra-đánh giá của GV (ĐTB 2.66). Các nhà trường vẫn đánh giá GV theo các tiêu chí cũ, chưa có các tiêu chí về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra-đánh giá. Một số trường chỉ yêu cầu GV có thực hiện nhưng không đánh giá mức độ thực hiện và hiệu quả của hoạt động đổi mới đối với sự PTNL HS.
Nguyên nhân thứ ba là: Hoạt động dạy học môn Toán chưa được sự quan tâm của gia đình và xã hội (ĐTB 2.63). Đây là nguyên nhân khá quan trọng. Nếu gia đình có sự quan tâm đến việc học tập của HS thì sẽ tạo điều kiện cho HS học tập tốt hơn như: Nhắc nhở, động viên HS thực hiện tốt nền nếp học tập, tạo điều kiện về thời gian, điều kiện học tập, tài liệu, máy tính… Còn nếu xã hội có sự quan tâm hơn thì có nhiều cơ hội cho những HS giỏi toán có ưu đãi xứng đáng, huy động các nguồn lực đầu tư cho hoạt động dạy học môn Toán nói riêng và HĐGD nói chung.
Hai nguyên nhân nữa là: Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học phục vụ đổi mới phương pháp, kiểm tra-đánh giá còn thiếu (ĐTB 2.47 ) và Tài liệu tham khảo, phương tiện dạy học chưa đáp ứng tốt cho hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh (ĐTB 2.44). Đây là những điều kiện quan trọng nhằm đảm bảo cho HĐ DH môn Toán theo định hướng PTNL được diễn ra thuận lợi và có hiệu quả. Môn Toán là môn đòi hỏi độ tư duy cao trong quá trình nhận thức. Chính vì vậy, nếu thiếu những điều kiện này sẽ gây khó khăn cho HĐ nhận thức của HS làm ảnh hưởng đến sự PTNL HS.
Tiểu kết chương 2
Kết quả khảo sát và phân tích thực thực hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học theo định hướng PTNL HS tại Quận 8, TP. HCM cho thấy đội ngũ CBQL, và GV Toán đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán thông qua nâng cao điểm số cho học sinh và tỷ lệ HS khá, giỏi. Tuy nhiên, hoạt động dạy học và quản lí hoạt động dạy học theo định hướng PTNL HS vẫn chưa được nâng cao, chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
GV các trường đảm bảo thực hiện đúng phân phối chương trình theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng chưa mạnh dạn sắp xếp lại nội dung bài học, xây dựng các chuyên đề, chủ đề theo năng lực học sinh. Hoạt động đổi mới PPDH và KT-ĐG có những chuyển biến đáng kể nhưng chưa đi vào thực chất nên chưa giúp HS nâng cao tính tích cực trong học tập.
CBQL đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, chỉ đao sát sao các hoạt động đổi mới các nhân tố của HĐDH môn Toán. Tuy nhiên, CBQL vẫn chưa thực sự nhìn nhận đúng về sự PTNL HS nên chưa mạnh dạn đầu tư các trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại để nâng cao chất lượng DH môn Toán theo định hướng PTNL HS.
Căn cứ vào những hạn chế trên đây, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lí cần thiết và có tính khả thi nhăm nâng cao hiệu quả công tác quản lí HĐ DH môn Toán ở các trường THPT tại quận 8, Tp.HCM. Vấn đề này được tác giả trình bày ở chương 3.
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT Ở QUẬN 8, TP.HCM 3.1. Nguyên tắc xác lập biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc bảo đảm tính toàn diện và đồng bộ
Để đạt được mục tiêu quản lí, các biện pháp thực hiện phải hỗ trợ, bổ sung cho nhau cùng tác động vào quá trình quản lí hoạt động dạy học. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp thực hiện phải được tổ chức hợp lí sao cho có tác động một cách toàn diện đến tất cả các nội dung của hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Toán ở các trường THPT tại Quận 8, Tp.HCM.
3.1.2. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn
Thực tiễn là cơ sở, động lực, mục đích và tiêu chuẩn của lý luận. Lý luận được hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Vì thế, việc đề xuất xây dựng các biện pháp đảm bảo tính thực tiễn là một yêu cầu có tính nguyên tắc. Chỉ khi các biện pháp được đề xuất đảm bảo tính thực tiễn thì nó mới tồn tại và thực sự đem lại hiệu quả trong giải quyết các vấn đề thực tế. Bởi vậy, các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THPT tại Quận 8, TP. HCM được đề xuất phải đáp ứng được các yêu cầu đang đặt ra trong thực tiễn quản lý tại các trường, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ quản lý, GV.
3.1.3. Nguyên tắc bảo đảm tính khả thi và hiệu quả
Nguyên tắc tính khả thi đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải có khả năng áp dụng một cách thuận lợi, nhanh chóng vào công tác quản lý hoạt động dạy học, mang lại hiệu quả thiết thực cho quản lý giáo dục tại các trường THPT tại quận 8 TP.HCM.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Kế thừa là sự tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Xây dựng các biện pháp đảm bảo tính kế thừa nghĩa là phải có sự tiếp nối giữa những biện pháp quản lý đang thực hiện và những biện pháp đang được xây dựng đề xuất với sự vận động, phát triển
kế thừa mặt ưu điểm của các biện pháp đã và đang thực hiện, đồng thời bổ sung các nội dung mới mà các biện pháp cũ chưa có hoặc đã có nhưng thực hiện kém hiệu quả.
3.2. Một số biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS ở các trường THPT tại quận 8, TP.HCM
3.2.1. Nâng cao nhận thức của CBQL, GV và học sinh về dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS
3.2.1.1 Mục tiêu của biện pháp
Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông nói chung và dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS là một nhiệm vụ nặng nề, khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải nỗ lực, phấn đấu của tập thể CBQL, GV và HS. Cho nên yêu cầu đổi mới đòi hỏi đặt ra những thay đổi trong nhận thức và hành động của họ, buộc họ phải điều chỉnh hoạt động, đặc biệt là HĐDH. Điều này có thể gây trở ngại cho họ, vì vậy phải làm cho họ hiểu đúng, tạo niềm tin cho họ để dẫn đến thành công.
Biện pháp này giúp cho CBQL, GV Toán và HS thấy được vai trò, tầm quan trọng và tính cấp thiết của việc dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS trong đổi mới giáo dục hiện nay. Từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm và động cơ của họ trong HĐ DH theo định hướng PTNL HS.
3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Quán triệt cho CBQL và GV Toán quan điểm về đổi mới giáo dục quan điểm đổi mới giáo dục giai đoạn hiện nay;
Tổ chức cho CBQL và GV Toán học tập để hiểu rõ nội dung của DH môn Toán theo định hướng PTNL HS;
CBQL, GV Toán phải nắm vững các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là các chủ trương đổi mới giáo dục; nắm được mục tiêu, nội dung, phương pháp,
Để thực hiện tốt biện pháp này, HT nhà trường cần thực hiện tốt các công việc sau đây:
Quán triệt cho CBQL, GV Toán về yêu cầu, quan điểm đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay. CBQL là “đầu tàu” định hướng, quyết định mọi hoạt động của nhà trường; do đó, để nâng cao nhận thức cho GV Toán và HS thì trước tiên CBQL cần
nước về đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay; hiểu rõ các nội dung về yêu cầu của DH theo định hướng PTNL; không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý giáo dục theo các xu hướng giáo dục hiện đại của thế giới phù hợp với đặc điểm, tình hình của địa phương; cập nhật các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện các nội dung về đổi mới giáo dục.
Hiệu trưởng cần tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về tình hình trong nước và quốc tế và những tác động của nó đối với giáo dục Việt Nam; yêu cầu của chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng đòi hỏi của XH hiện đại, có khả năng thích ứng tốt với sự thay đổi nhanh chóng của XH hiện đại; vai trò của môn Toán đối với sự PTNL HS và phương pháp học tập môn Toán hiệu quả. Qua đó, nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức và động cơ của GV Toán và HS trong HĐDH môn Toán.
HT nhà trường cần tổ chức học tập, tuyên truyền một cách kịp thời các Văn kiện, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là các nội dung về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam, làm cho mọi người thấm nhuần quan điểm của Đảng, thấy được vị trí, vai trò của GD đối với sự phát triển đất nước, quyết tâm đưa nước ta sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Tổ chức cho CBQL, GV Toán học tập những nội dung của hoạt động dạy học môn
Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT. HT cử CBQL, GV
Toán tham gia các khóa học về nâng cao năng lực dạy học môn Toán do các trường ĐH có uy tín, Bộ GDĐT, Sở GDĐT TP. HCM tổ chức; phổ biến, cung cấp tài liệu, các văn bản về dạy học môn Toán theo đinh hưóng PTNL HS như: Đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, đổi mới TPPDH, đổi mới KT-ĐG …
Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về dạy học theo định hướng phát triển năng
lực học sinh cho CBQL, GV. Các buổi sinh hoạt chuyên đề cần phải có nội dung cụ
thể, phù hợp với đối tượng HS quận 8, có ví dụ cụ thể và tiến hành thảo luận rút kinh nghiệm.
Tổ chức nói chuyện chuyên đề về yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực mà xã hội cần. HT nhà trường cần mời các chuyên gia về nguồn nhân lực để cung cấp cho CBQL, GV và HS những thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực của XH trong giai đoạn
HCM nói chung, về những năng lực cần có để thực những công việc đó, những năng lực cần có nêu trên phải phù hợp với đặc điểm HS quận 8 để học sinh có thể và có khả năng phấn đấu để đạt được, tránh đưa ra các năng lực cần có quá cao làm cho HS mất