Thực trạng kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học theo định hướng phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông ở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 64 - 65)

năng lực học sinh các trường THPT ở quận 8, TP.HCM

Bảng 2.9. Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS

TT Nội dung Mức độ thực hiện Đ TB ĐLC T H R TX TX ITX CT H 1

Xây dựng ma trận đề dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực HS

9.4 65.6 21.9 3.1 2.81 0.64 4

2

Đánh giá quá trình học tập môn Toán của HS, tạo động lực cho HS phấn đấu học tập, phát triển năng lực học sinh

10.9 78.2 10.9 3.0 0.51 3

3

Nội dung kiểm tra có chú trọng đến kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải các bài toán cụ thể nhằm đánh giá năng lực HS.

10.9 82.8 4.7 1.6 3.03 0.54 2

4 Đánh giá toàn diện, công bằng, có

khả năng phân loại HS. 12.5 87.5 3.06 0.34 1

5 Có chú ý việc HS đánh giá HS 9.4 31.3 37.5 21.9 2.28 0.92 5

Trung bình chung 2.84

Bảng 2.9 cho thấy hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS được thực hiện thường xuyên, ĐTB chung là 2.84 điểm. Trong đó, các nội dung được đánh giá cao là: Đánh giá toàn diện, công bằng, có khả năng phân loại HS (ĐTB 3.06), nội dung kiểm tra có chú trọng đến kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải các bài toán cụ thể nhằm đánh giá năng lực HS ( ĐTB 3.03) và đánh giá quá trình học tập môn Toán của HS, tạo động lực cho HS phấn đấu học tập, phát triển năng lực học sinh

thực hiện ở mức cận trên thường xuyên chứng tỏ công tác kiểm tra đánh giá của các nhà trường đã đi vào nề nếp. Công tác đánh giá quá trình học tập của HS đã giúp cho GV Toán xây dựng được kế hoạch bài học thích hợp nhằm phát huy tối đa năng lực HS. đồng thời, nó cũng giúp cho HS có kết quả tốt hứng thú hơn khi học tập môn Toán hoặc HS có kết quả chưa tốt có những điều chỉnh thích hợp để đạt kết quả cao hơn.

Tuy nhiên, nội dung xây dựng ma trận đề dựa vào chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực HS (ĐTB 2.81) có thứ hạng thấp (hạng 4/5) là điều đáng băn khoăn. Thầy N.V.H_P.HT trường THPT N.V.L cho rằng: “Một số GV Toán cho đề dựa vào kinh nghiệm giảng dạy. Khi cho đề KT, GV Toán dự đoán kết quả làm bài của HS trước và ra đề theo trình độ HS của lớp, đảm bảo phân loại HS”[phụ lục 7]. Việc cho đề KT theo cảm tính sẽ không đánh giá đúng năng lực của HS theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ, tạo nên sự không công bằng giữa các lớp vì không dựa vào chuẩn chung. Sở dĩ GV Toán không thực hiện đúng quy trình kiểm tra là vì: GV Toán thiếu kỹ năng xây dựng và lựa chọn các bài toán phù hợp với yêu cầu của ma trận đề và việc lựa chọn các bài toán với các mức độ từ dễ đến khó theo trình độ HS trong lớp mình phụ trách sẽ dễ hơn nhiều so với việc xây dựng ma trận đề rồi chọn lựa câu hỏi phù hợp.

Xem xét các đề kiểm tra thường xuyên và kiểm tra định kỳ của NT và GV Toán cho thấy rằng: Các đề kiểm tra vẫn chưa đáp ứng yêu cầu về đổi mới KT-ĐG theo định hướng PTNL HS. Các đề kiểm tra vẫn còn nặng về kiểm tra trí nhớ, chưa kiểm tra các khả năng giải quyết vấn đề thực tế cuộc sống, chỉ có lớp 12 là có thêm 1 số câu hỏi thực tế, nhưng dựa theo các đề thi mẫu của Bộ GDĐT hoặc những bài mà GV, tổ chuyên môn đã dạy mẫu từ trước. Việc xây dựng ma trận đề cũng mang tính hình thức. GV chưa đủ khả năng đánh giá mức độ các câu hỏi tương ứng với mức độ yêu cầu của ma trận đề nên việc cho đề còn phụ thuộc nhiều vào cảm tính của GV Toán. GV Toán cũng chưa nắm được câu hỏi này sẽ kiểm tra năng lực nào của HS.

2.4. Thực trạng quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường THPT Quận 8, TP.HCM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông ở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)