Quản lí hoạt động dạy môn Toán của giáo viên theo định hướng phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông ở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 31 - 40)

1.4.1.1. Quản lí kế hoạch, chương trình dạy học của giáo viên

Kế hoạch dạy học môn Toán của mỗi GV phải dựa trên việc xác định mục tiêu dạy học môn Toán trong năm học, cụ thể là chỉ tiêu của từng lớp mà họ được giao phụ trách dạy và KH dạy học của tổ Toán và của nhà trường. Căn cứ vào mục tiêu dạy học môn Toán trong năm học, chỉ tiêu dạy học môn Toán của từng khối lớp, toàn trường, trình độ và năng lực dạy học của GV và kết quả khảo sát chất lượng môn Toán ở các lớp học được giao từ đầu năm và GV xây dựng chỉ tiêu cụ thể cho từng lớp dạy mà mình phụ trách. Các chỉ tiêu này phải cao hơn mức độ nhận thức hiện có của HS để tạo được động lực cho hoạt động dạy và học môn Toán của GV và HS nhưng đồng thời cũng phải không quá cao để GV và HS có khả năng thực hiện được.

Chương trình dạy học môn Toán phải thể hiện mục tiêu, quan điểm, chuẩn kiến thức, kỹ năng, gợi ý cần thiết về phương pháp, PTDH môn Toán và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS. Quản lý chương trình dạy học môn Toán là nhiệm vụ của CBQL. HĐDH môn Toán phải thực hiện theo đúng yêu cầu tiến độ chương trình. CBQL phải điều khiển HĐDH môn Toán theo yêu cầu, nội dung và hướng dẫn của chương trình môn Toán. Để GV Toán xây dựng tốt KH dạy học và thực hiện đúng chương trình dạy học môn Toán thì HT nhà trường cần thực hiện tốt các công việc sau:

Nắm vững kế hoạch, chương trình môn Toán. HT nhà trường cần nắm vững các quy định liên quan đến việc xây dựng KH, chương trình dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS như: Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn điều chỉnh hoạt động dạy học môn Toán, cấp THPT và Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn sinh hoạt tổ chuyên môn, kế hoạch chuyên môn bộ môn Toán THPT của Bộ GDĐT theo từng năm học.

Xây dựng kế hoạch dạy học môn Toán của Trường và tổ chuyên môn. Hằng năm, tổ

chuyên môn tổ Toán xây dựng kế hoạch dạy học, chương trình môn Toán theo quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông, Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn điều chỉnh hoạt động dạy học môn Toán, cấp THPT và Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn sinh hoạt tổ chuyên môn, kế hoạch chuyên môn bộ môn Toán THPT của Bộ GDĐT, trình HT nhà trường phê duyệt. HT nhà trường căn cứ vào kế hoạch dạy học và chương trình môn Toán này để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học môn Toán của GV thông qua kiểm tra sổ báo giảng, sổ đầu bài, dự giờ GV Toán và sổ họp tổ chuyên môn tổ Toán; tiến hành phân tích các thông tin thu được, để có thể đánh giá được việc thực hiện kế hoạch, chương trình dạy học môn Toán sau những lần tổng hợp theo dõi định kỳ tuần, tháng. Từ đó, đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp, giúp GV thực hiện đúng và đủ kế hoạch dạy học, chương trình môn Toán theo quy định.

Phổ biến kế hoạch, chương trình, văn bản chỉ đạo chuyên môn của Bộ, Sở GDĐT, nhà trường đến GV. HT phải quán triệt cho mỗi GV nắm vững các nội dung quan trọng của kế hoạch, chương trình, văn bản chỉ đạo chuyên môn của Bộ, Sở GDĐT, nhà trường trong các cuộc họp đầu năm học. Các nội dung phổ biến cần cụ thể, rõ ràng, phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà trường.

Hướng dẫn các quy định, yêu cầu về lập kế hoạch bài dạy của GV. HT nhà trường cần đưa ra các hướng dẫn và yêu cầu thực hiện thật cụ thể, chi tiết, tránh tình trạng phổ

biến chung chung gây khó khăn cho GV trong việc áp dụng; ban hành các quy chế làm việc làm việc của nhà trường trong đó có quy định, yêu cầu về việc lập kế hoạch bài dạy của GV

Đảm bảo đủ SGK, tài liệu dạy học, các điều kiện CSVC, thời gian … cho GV. Đầu năm học, HT cùng với tổ chuyên môn thống nhất mục tiêu dạy học bộ môn năm học và các điều kiện hỗ trợ để đạt được mục tiêu đó; thực tế hiện nay, việc đó được bàn trong Hội nghị Công chức, viên chức hàng năm. HT nhà trường cần bổ sung đầy đủ SGK, tài liệu dạy học môn Toán tại thư viện để GV dễ dàng nghiên cứu khi cần thiết theo nhu cầu của tổ chuyên môn tổ Toán và của HT. HT cũng cần đảm bảo thời gian cho GV bằng cách thực hiện nghiêm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 Ban hành quy định về chế độ làm việc đối với GV phổ thông.

Chỉ đạo, hướng dẫn GV lập kế hoạch dạy học môn Toán có thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học …Trên cở sở các văn bản chỉ đạo của Bộ GDĐT về việc lập kế hoạch dạy học của GV, đổi mới phương pháp dạy học như: Quyết định 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) về Ban hành chương trình giáo dục phổ thông; Công văn số 3535/BGDĐT- GDTrH ngày 27/5/2013 của Bộ GDĐT về Áp dụng phương pháp "Bàn tay nặn bột" và các phương pháp dạy học tích cực khác; Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của Bộ GDĐT về đổi mới đánh giá giờ dạy giáo viên, xây dựng tiêu chí đánh giá giờ dạy, HT nhà trường hướng dẫn GV Toán lập KH dạy học, trong đó có sự thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức, kiểm tra-đánh giá HS theo định hướng PTNL. HT thông báo cho GV biết về các phương tiện dạy học, điều kiện CSVC, tài chính … dành cho hoạt động dạy học để GV thực hiện các hoạt động đổi mới PPDH. HT chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn tổ Toán hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc lập KH dạy học của GV Toán, kịp thời có những biện pháp hỗ trợ GV Toán khi cần thiết.

Góp ý, phê duyệt kế hoạch dạy học của GV. Căn cứ vào kế hoạch dạy học chung của nhà trường, HT nhà trường xem xét, góp ý và phê duyệt KH dạy học của GV. Đây là căn cứ pháp lí để HT kiểm tra hoạt động dạy học của GV, đảm bảo chất lượng giáo

dục bộ môn Toán nói riêng và của nhà trường nói chung. Việc góp ý, phê duyệt KH dạy học của GV phải diễn ra trước ngày tựu trường để GV có thể thực hiện.

Tổ chức thảo luận, đóng góp ý kiến về kế hoạch bài dạy môn Toán của GV. Kế hoạch bài dạy là cụ thể hóa của KH dạy học của GV Toán. KH bài dạy ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của HĐ DH môn Toán theo định hướng PTNL HS. Vì vậy, HT cần phải tổ chức hoặc hướng dẫn, chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức các buổi thảo luận đóng góp ý kiến về kế hoạch bài học của GV. Việc làm này vừa là để huy động trí tuệ của tập thể trong việc lập kế hoạch bài dạy cho GV, vừa là cơ hội để GV có nhiều kinh nghiệm giúp đỡ GV trẻ chưa có kinh nghiệm. Có thể tổ chức các buổi thảo luận, đóng góp ý kiến trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, 2 lần/tháng, để tránh làm mất thêm thời gian của GV. Hoạt động này cũng phù hợp với chủ trương của Bộ GDĐT về đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

Phối hợp với Tổ trưởng để kiểm tra việc thực hiện kế hoạch, chương trình DH của GV. HT chỉ đạo TTCM kiểm tra việc thực hiện KH, chương trình dạy học của GV. Trong các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn, GV phải báo cáo với TTCM về tiến độ thực hiện KH dạy học. Đồng thời, TTCM có trách nhiệm ký duyệt Sổ Báo giảng hàng tuần của GV. Qua đó, TTCM nắm được tiến độ thực hiện KH, chương trình DH của GV, đề xuất những biện pháp với HT để hỗ trợ GV thực hiện đúng KH, chương trình DH. HT nhà trường cũng có thể kiểm tra tiến độ thực hiện KH, chương trình DH môn Toán của GV thông qua kiểm tra sổ đầu bài, Sổ Báo giảng của GV, sổ họp tổ chuyên môn.

Kết quả việc thực hiện kế hoạch, chương trình của GV được sử dụng làm cơ sở đánh giá xếp loại viên chức và xét thi đua cuối năm. Kết quả việc thực hiện kế hoạch, chương trình của GV là một trong các tiêu chí xét thi đua GV. Để thực hiện tốt nội dung này, HT cần đưa nội dung này vào tiêu chuẩn thi đua của năm học, thông qua toàn thể

HT chỉ đạo cụ thể, chặt chẽ các tổ, nhóm chuyên môn, GV xây dựng kế hoạch dạy học cả năm, từng học kỳ, từng tháng, từng tuần. HT giúp GV dạy môn Toán xác định đúng chất lượng HS đối với môn Toán ngay từ đầu năm học bằng cách tiến hành khảo sát chất lượng học tập môn Toán; cùng với GV xây dựng chỉ tiêu năm học cho từng

khối lớp. Quan trọng hơn, CBQL cùng với GV dạy môn Toán tìm ra các biện pháp để giúp đạt được chỉ tiêu đã xây dựng cho từng lớp, khối lớp trong năm học.

HT chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra các tổ, nhóm chuyên môn, GV thực hiện kế hoạch dạy học để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tiến độ của chương trình. Thời lượng dạy học môn Toán khối là 105 tiết/năm, khối 11, 12 là 123 tiết/năm, được dạy trong 37 tuần của năm học. GV phải đảm bảo dạy đủ số tiết lí thuyết, bài tập, thực hành, ôn tập, kiểm tra, không được cắt xén chương trình. HT cần kiểm tra sổ báo giảng của GV Toán, sổ đầu bài của lớp và sổ họp tổ chuyên môn để nắm được tiến độ thực hiện chương trình dạy học của GV.

1.4.1.2. Quản lí giờ lên lớp của giáo viên môn Toán

Việc thực hiện kế hoạch bài dạy môn Toán chủ yếu là qua giờ lên lớp của GV. “Giờ lên lớp là một khâu trong quá trình dạy học, được kết thúc trọn vẹn trong khuôn khổ nhất định về thời gian theo quy định của kế hoạch dạy học. Do đó, trong mỗi giờ lên lớp hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS đều thực hiện dưới sự tác động tương hỗ giữa các yếu tố cơ bản của quá trình dạy–học, đó là mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học.”[15]

Việc chuẩn bị bài soạn của GV có kết quả hay không được thể hiện qua giờ lên lớp. Giờ lên lớp đóng vai trò quyết định chất lượng dạy học, thậm chí ảnh hưởng đến sự tồn tại của nhà trường. Qua giờ dạy của GV, sẽ bộc lộ những ưu khuyết điểm về năng lực sư phạm, trình độ chuyên môn của mình. Trong mỗi giờ lên lớp, người giữ vai trò chính, quan trọng nhất là GV. Tuy nhiên, công tác quản lý cũng góp phần tác động gián tiếp đến hiệu quả giờ lên lớp của GV. Vì vậy, HT phải tạo điều kiện phát huy khả năng và nhiệt tình của GV, đồng thời phải có những biện pháp tác động đến giờ lên lớp của GV. Để quản lý việc thực hiện kế hoạch bài dạy môn Toán, CBQL phải chú ý đến một số công việc sau:

Quản lý việc chuẩn bị của GV như: kế hoạch bài học, sách giáo khoa, đồ dùng dạy học… HT cần kiểm tra thường xuyên kế hoạch bài học của GV. Kế hoạch bài học cần thể hiện đầy đủ các nhân tố cấu trúc của hoạt động dạy học. Các nhân tố này phải có sự thống nhất để đạt được mục tiêu bài học. Mỗi lớp học phải có KH bài học riêng phù hợp với năng lực và mục tiêu cụ thể của lớp đó. HT nhà trường có thể kiểm tra kế

hoạch bài học của GV định kỳ (2 lần/tháng), kiểm tra theo kế hoạch kiểm tra nội bộ được công bố từ đầu năm học và kiểm tra đột xuất khi cần. HT cần lập sổ theo dõi việc mượn trả đồ dùng dạy học của GV để quản lí việc sử dụng đồ dùng dạy của GV.

Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học, thực hiện phân phối chương trình thông qua: sổ báo giảng, sổ đầu bài, lịch thao giảng, dự giờ GV… HT kiểm tra hoặc ủy quyền cho TTCM kiểm tra việc thực hiện KH dạy học, sổ báo giảng (2 lần/tháng), HT kiểm tra theo từng tháng, học kỳ sổ báo giảng, sổ đầu bài, lịch thao giảng. Ngoài ra HT còn kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học, thực hiện phân phối chương trình thông qua: sổ báo giảng, sổ đầu bài, lịch thao giảng, dự giờ GV theo KH kiểm tra nội bộ của nhà trường. Việc dự giờ GV được thực hiện theo KH theo hai hình thức báo trước và không báo trước. Việc kiểm tra thường xuyên kế hoạch dạy học, thực hiện phân phối chương trình thông qua: sổ báo giảng, sổ đầu bài, lịch thao giảng, dự giờ GV nhằm mục đích quản lí tốt việc thực hiện tốt phân phối chương trình của GV, tránh tình trạng GV dạy dồn tiết, ép tiết gây ảnh hưởng đến kết quả học tập của HS.

Kiểm tra việc sử dụng PTDH thông qua: sổ theo dõi mượn sách giáo khoa, PTDH,

dự giờ GV…HT cần theo dõi thường xuyên sổ mượn SGK, PTDH để kiểm tra tần suất

sử dụng đồ dùng dạy học của GV; song song đó, HT nhà trường cũng phải thường xuyên dự giờ GV để đánh giá mức độ và hiệu quả sử dụng PTDH của GV, tránh tình trạng sử dụng PTDH không hợp lí gây lãng phí.

Kiểm tra việc đổi mới PPDH thông qua: thao giảng, dự giờ GV…Việc đổi mới PPDH là yêu cầu bắt buộc của HĐ DH theo định hướng PTNL HS. Vì vậy, HT cần tăng cường dự giờ GV để nắm được việc đổi mới PPDH của GV. Việc đổi mới PPDH phải phù hợp với nội dung bài học, sử dụng PTDH hợp lí, hiệu quả, phù hợp với với năng lực nhận thức của HS, kích thích tư duy của HS, làm cho HS yêu thích môn học.

Chuẩn bị các điều kiện hỗ trợ cho việc dạy học môn Toán: CSVC, môi trường dạy học…Môn Toán là môn học khó đối với HS THPT. Do đó, GV Toán cần chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy học như mô hình hình học, các loại thước kẻ chuyên dùng, các hình ảnh minh họa thực tế, clip … để HS dễ dàng tiếp thu nội dung bài học. Việc chuẩn bị phòng bộ môn Toán với các hình ảnh về các nhà toán học vĩ đại, các mô hình toán học cuãng tạo nên môi trường học tập tốt môn Toán. Vì vậy, HT cần quan tâm

đầu tư CSVC, môi trường dạy học và quản lí việc sử dụng một cách có hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS.

1.4.1.3. Quản lí hoạt động đổi mới phương pháp dạy học môn Toán của GV

Với triết lí giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, dạy học PTNL HS hướng đến mỗi HS phải được phát triển toàn diện. Chính vì thể, GV phải bắt buộc phải thay đổi PPDH dạy học từ việc lấy thầy làm trung tâm sang lấy trò làm trung tâm. Để hoạt động đổi mới PPDH được thực hiện đầy đủ và mang lại hiệu quả cao nhất, HT nhà trường cần phải chú ý đến một số công việc sau đây:

Việc vận dụng, sử dụng phối hợp các PPDH tích cực khác nhau như: PPDH làm việc theo nhóm, phương pháp lấy học sinh làm trung tâm thông qua các tiết thao

giảng, dự giờ GV… Việc vận dụng phối hợp các PPDH tích cực với nhau hoặc phối

hợp các PPDH tích cực với PPDH truyền thống rất quan trọng đối với sự thành công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông ở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 31 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)