Quản lí hoạt động học môn Toán của học sinh theo định hướng phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông ở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 40)

Quản lí hoạt động học môn Toán của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường THPT là một nội dung cơ bản của quản lí hoạt động DH môn Toán. Quản lí hoạt động học môn Toán của học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở trường THPT bao gồm Quản lí việc xây dựng động cơ học tập của học sinh, quản lí hoạt động học trên lớp của học sinh và quản lí hoạt động tự học ngoài lớp của học sinh.

1.4.2.1. Chỉ đạo giáo dục động cơ học tập môn Toán của học sinh

Giáo dục động cơ học tập của HS là nhiệm vụ hàng đầu của GV Toán. Học sinh có động cơ học tập đúng đắn thì sẽ tích cực, chủ động học tập theo sự hướng dẫn, tổ chức của GV. Chính vì vậy, HT nhà trường cần chỉ đạo GV Toán xây dựng động cơ học tập cho HS, tạo cho HS hứng thú khi học môn Toán, bằng cách:

HT chỉ đạo cho GV xây dựng nội quy học tập môn Toán. Nội quy học tập môn Toán phụ thuộc vào yêu cầu, đặc điểm của mỗi GV Toán, tuy nhiên nó phải bao gồm các nội dung chính như sau: Quy định về việc chuẩn bị bài ở nhà, ghi chép bài đầy đủ, chăm chú nghe giảng, tích cực phát biểu xây dựng bài, có thái độ trung thực trong kiểm tra, tham gia đầy đủ các hoạt động ngoại khóa, học tập trên mạng trực tuyến, học

theo nhóm, mang theo đầy đủ SGK, đồ dùng dạy học… HT cần quản lí tốt việc thực hiện nội quy học tập môn Toán của HS thông qua việc dự giờ, theo dõi sổ đầu bài, tập vở ghi chép của HS và so sánh việc thực hiện nội quy học tập của HS với chất lượng dạy học môn Toán từng học kỳ, từ đó có những điều chỉnh kịp thời.

HT chỉ đạo GV Toán tạo không khí học tập thân thiện, giúp các em tự tin trong học tập, tạo sự gần gũi để các em có thể bộc lộ hết khả năng của bản thân, qua đó GV có thể điều chỉnh, khuyến khích HS học tập tốt hơn. Khi học sinh học tốt, GV Toán cần khen kịp thời. Ngược lại, nếu HS làm sai GV cần nhẹ nhàng hướng dẫn lại cho HS, khuyến khích HS ôn bài, tiếp tục nghiên cứu thêm. Bằng các biện pháp quan sát, dự giờ, đối thoại với HS, HT có thể nắm được việc xây dựng không khí học tập của lớp.

HT chỉ đạo GV thường xuyên kiểm tra bài cũ, việc làm bài ở nhà của HS. GV Toán có thể kiểm tra đầu giờ, hoặc kiểm tra trong quá trình dạy học. Thông qua hoạt động này, GV có thể xây dựng thói quen học tập cho HS, đồng thời điều chỉnh kịp thời những kiến thức “hỏng” của HS, giúp các em dễ dàng tiếp thu bài mới. Khi kiểm tra bài cũ mỗi ngày, GV cần chú ý đánh giá sự tiến bộ của HS, không nên đặt ra tiêu chuẩn chung cho tất cả các HS mà nên có những tiêu chuẩn khác nhau cho các HS khác nhau, để khuyến khích HS yếu vươn lên và HS giỏi cố gắng phấn đấu nâng cao trình độ của mình.

HT cần chỉ đạo GV Toán thực hiện tốt việc phát động phong trào thi đua học tập trong HS, kịp thời biểu dương những tập thể, cá nhân có thành tích cao trong học tập. Phát động phong trào thi đua, khen thưởng HS là các biện pháp rất hiệu quả để kích thích động cơ học tập tích cực cho HS. Trong một năm học, GV Toán có nhiều đợt để phát động các phong trào thi đua như trước các đợt kiểm tra tập trung, thi HK, thi THPT Quốc gia hoặc nhân các ngày kỷ niệm của đất nước. Việc phát động phong trào thi đua cần lưu ý đến chỉ tiêu phấn đấu. Chỉ tiêu phấn đấu của mỗi HS sẽ khác nhau phù hợp với đặc điểm, năng lực, khả năng thực hiện của HS. Cuối các đợt thi đua, GV cần tổ chức tổng kết, khen thưởng, rút kinh nghiệm, qua đó HS thêm yêu thích học tập bộ môn Toán và nâng cao động cơ học tập môn Toán cho HS.

Tổ chức các hoạt động ngoại khóa môn Toán là hình thức dạy học gây nhiều hứng thú cho HS khi học môn Toán. Chính vì vậy, HT cần quan tâm chỉ đạo tổ Toán, GV

Toán thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoại khóa môn Toán. Để có thời gian cho các hoạt động ngoại khóa, HT cần chỉ đạo tổ Toán thực hiện tốt việc xây dựng chuyên đề dạy theo công văn 5555/BGDĐT-GDTrH. Hoạt động ngoại khóa có thể tổ chức tại trường hoặc ngoài nhà trường. Tuy nhiên, HT cần quản lí tốt hoạt động này để đảm bảo GV Toán thực hiện đúng mục tiêu bài học, tránh tổ chức một cách hình thức, gây tốn kém, lãng phí không cần thiết.

1.4.2.2. Quản lí hoạt động học trên lớp của học sinh

Hoạt động học tập trên lớp là hoạt động quan trọng nhất. Khi học tập trên lớp, HS sẽ được GV Toán hướng dẫn PP tiếp thu kiến thức, gợi ý để HS suy nghĩ, khám phá tri thức và được GV điều chỉnh những kiến thức sai, bổ sung những kiến thức và kỹ năng còn thiếu…Để quản lí tốt hoạt động học trên lớp của học sinh, HT trường THPT cần chỉ đạo GV Toán thực hiện tốt các công việc sau:

GV tổ chức cho HS thực hiện tốt nội quy, nền nếp học tập môn Toán trên lớp. Mỗi HS đều phải thực hiện đầy đủ các quy định về thực hiện tốt nội quy, nền nếp học tập môn Toán trên lớp. GV Toán cần khen thưởng kịp thời những HS thực hiện tốt, đồng thời nhắc nhở, phê bình, xử lý kỷ luật những HS cố tình không thực hiện theo Thông tư 08/1988-TT/BGDĐT. Mỗi buổi học, GV kiểm tra việc thực hiện nội quy, nề nếp học tập của HS để tạo thói quen tốt cho HS. Tùy theo năng lực của mỗi HS, GV có thể bắt buộc HS thực hiện một hoặc một số yêu cầu của GV trong việc học tập môn Toán nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu PTNL HS.

Trong việc thực hiện nền nếp học tập của HS có phần học bài, vì vậy GV Toán cần KT bài cũ HS mỗi ngày. Bên cạnh đó, Trong quá trình dạy học, GV cũng cần đánh giá kết quả học tập của HS bằng các câu hỏi kiểm tra kiến thức, kỷ năng vận dụng kiến thức, tư duy logic, qua đó GV hướng dẫn HS điều chỉnh hoạt động học.

Một trong những khó khăn của HS khi học Toán là không có phương pháp học tập đúng đắn. Chính vì vậy, HT phải thường xuyên chỉ đạo GV Toán bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho HS. Phương pháp học tập môn Toán phải phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với từng phân môn, phù hợp với năng lực tư duy của mỗi HS. Song song đó, HT cũng cần chỉ đạo GV Toán trao đổi với cha mẹ HS để tìm ra PP học

tập hiệu quả nhất đối với HS, cũng như kiểm tra việc học sinh thực hiện PP học tập đó khi ở nhà.

1.4.2.3. Quản lí hoạt động tự học ngoài lớp của học sinh

Hoạt động học tập trên lớp và hoạt động tự học ngoài lớp là hai mặt đối lập thống nhất biện chứng với nhau, mặt này bổ sung cho mặt kia. Học tập trên lớp giúp HS nhanh chóng tiếp thu một lượng kiến thức lớn dưới sự hướng dẫn của GV, còn hoạt động tự học ngoài lớp giúp học sinh “tiêu hóa” các kiến thức đã học trên lớp, chuyển hóa nội dung kiến thức của thầy thành của trò. Qua quá trình tự học, HS sẽ “hòa quyện” ba thành phần kiến thức, kỹ năng, thái độ thành một chỉnh thể thống nhất, đó là năng lực học sinh.

Với tầm quan trọng của hoạt động tự học đối với sự phát triển năng lực của HS như vậy, nên HT cần quan tâm chỉ đạo GV Toán hướng dẫn học sinh kế hoạch tự học môn Toán như: Thời gian tự học, tự học ở đâu, khi nào, các hình thức trao đổi với bạn, GV là gì, các loại tài liệu tham khảo, những nội dung gì có thể đào sâu thêm… Khi học sinh đã có kế hoạch tự học phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và năng lực của từng HS, GV cần hướng dẫn, bồi dưỡng năng lực tự học cho HS như: Kỹ năng phân tích câu hỏi, kỹ năng tìm câu trả lời trong SGK, tài liệu, PP hệ thống hóa kiến thức, PP quy nạp trong Toán học… Các kỹ năng này cần một quá trình để phát triển, vì vậy GV Toán cần chú ý bồi dưỡng các kỹ năng dễ trước, kỹ năng khó sau. Sau mỗi lần hướng dẫn kỹ năng tự học cho HS, GV cần đưa ra các yêu cầu liên quan đến nội dung bài học phù hợp để HS vận dụng các kỹ năng đã được GV hướng dẫn. Sau đó GV kiểm tra việc tự học của HS để có những điều chỉnh phù hợp, giúp học sinh có khả năng tự học hiệu quả.

Trong quá trình tự học của HS, những HS có năng lực tự học tốt hơn sẽ thực hiện hoạt động tự học tốt hơn các bạn khác. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao năng lực tự học cho HS, GV Toán cũng cần chú ý tổ chức cho HS trao đổi kinh nghiệm tự học, phân công HS giỏi giúp đỡ HS yếu, kém; tổ chức các nhóm tự học trên môi trường internet. Qua đó, HS sẽ giúp nhau cùng tiến bộ. Những em HS giỏi hơn sẽ chỉ cho những HS yếu hơn, qua đó các em được phát triển năng lục giao tiếp toán học, năng lực vận dụng. Còn các em HS yếu thì sẽ nâng cao kiến thức, năng lực tự học.

HT nhà trường quản lí HĐ tự học ngoài lớp của HS thông qua HĐ dạy của GV Toán, KH dạy học của GV Toán, dự giờ GV, chất lượng học tập môn Toán của HS.

1.4.3. Quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT

Điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Toán là một nhân tố của HĐ DH đóng vai trò “chất xúc tác” của HĐ DH môn Toán. Điều kiện hỗ trợ tốt thì HĐ DH sẽ diễn ra thuận lợi và dễ dàng đạt được mục tiêu giáo dục. Trong HĐ DH theo định hướng PTNL thì điều kiện hố trợ lại càng quan trọng hơn. Xét theo mối quan hệ thì gia đình, GVCN, Đòan Thanh niên cùng có tác động đến hoạt động dạy học theo định hướng PTNL HS. Xét theo nguồn lực thì CSVC, tài chính, phương tiện, thiết bị dạy học môn Toán có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả HĐ DH theo định hướng PTNL HS. Nếu cả hai nhóm đối tượng trên cùng tác động tích cực đến HĐ DH theo định hướng PTNL HS thì đây chính là sự tác động rất toàn diện và hiệu quả mà nó tạo ra thật to lớn đối với sự PTNL HS. Chính vì vậy, HT phải hết sức quan tâm đến việc quản lí các điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT.

Để thực hiện tốt nội dung này, HT nhà trường cần chỉ đạo GV chủ nhiệm lập kế hoạch chủ nhiệm hàng tháng. Trong đó, HT cần chỉ đạo GVCN xây dựng các biện pháp quản lí việc thực hiện nề nếp học tập của HS, chủ động phối hợp với cha mẹ HS để nhắc nhở, động viên HS học tập tốt môn Toán. Thông qua hệ thống tin nhắn điện tử, GVCN thông báo đến cha mẹ HS tình hình thực hiện nền nếp học tập của HS đến cha mẹ học sinh mỗi ngày/tuần. Bên cạnh đó, HT cũng cần chỉ đạo GVCN trao đổi, bàn bạc với cha mẹ học sinh về phương pháp học tập của HS, các biện pháp tác động đồng bộ của GVCN, GV Toán, cha mẹ HS đến HS để nâng cao hiệu quả học tập môn Toán trong các cuộc họp cha mẹ HS định kỳ hoặc đột xuất.

HT cần đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho môn Toán. Với các thiết bị dạy học, GV Toán có thể giới thiệu nội dung bài học đến học sinh một cách trực quan, sinh động, làm tăng khả năng tiếp thu bài học vì HS tiếp nhận thông tin không chỉ bằng tai nghe mà còn bằng mắt nhìn, tay sờ… Bên cạnh đó, HT cũng tổ chức các cuộc thi làm đồ dùng dạy học, thiết kế bài giảng E.learning … Thông qua các cuộc thi

này, nhà trường vừa có thể phát huy trí tuệ tập thể trong HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL, vừa có được nhiều đồ dùng dạy học và nhiều giáo án hay phục vụ cho công tác giảng dạy trong giai đoạn tiếp theo. Sau mỗi cuộc thi, HT cần chỉ đạo tổ Toán xây xây dựng kế hoạch làm và sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán. Và tiến hành kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học môn Toán của GV trong suốt năm học.

1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT

1.5.1. Yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Nhận thức của CBQL và GV về dạy học môn Toán

Nhận thức của CBQL và GV về dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS có ảnh hưởng lớn nhất đến HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS. Nếu CBQL và GV Toán có nhận thức đầy đủ về vai trò, tầm quan trọng của HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS đối với sự PTNL HS nói riêng và đối với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay nói chung thì họ sẽ quyết tâm thực hiện tốt HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS.

1.5.1.2. Trình độ, năng lực quản lí của Hiệu trưởng

Trình độ, năng lực quản lí của Hiệu trưởng có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm hiệu quả HĐDH. Nếu HT có trình độ, năng lực quản lí tốt thì với một nguồn lực hạn chế vẫn có thể tiến hành HĐDH theo định hướng PTNL HS và phát huy tối đa hiệu quả sử dụng các nguồn lực đó. Sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của BGH, Tổ trưởng trong hoạt động dạy học môn Toán được tiến hành thường xuyên, liên tục và song hành với công tác đánh giá HĐDH theo định hướng PTNL HS sẽ có tác dụng định hướng, điều chỉnh, cổ vũ, động viên GV Toán và HS tích cực giảng dạy, học tập; làm cho HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS ngày càng đi vào nền nếp.

1.5.1.3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV Toán

GV Toán là người trực tiếp tổ chức các HĐDH môn Toán theo định hướng PTNL HS, là tấm gương cho HS noi theo. GV Toán phải xây dựng động cơ học tập, tổ chức các HĐ giáo dục HS, hướng dẫn HS tự học… Chính vì vậy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV Toán có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả HĐ DH môn Toán theo

định hướng PTNL HS.

1.5.1.4. Trình độ, năng lực học tập của học sinh

Ý thức, năng lực học Toán của học sinh. Đây là yếu tố quan trọng nhất đối với HĐDH theo định hướng PTNL HS. Bởi vì, HS là trung tâm của mọi hoạt động giáo dục, là mục tiêu của hoạt động giáo dục xét trên bình diện nhân cách. Phương pháp KT-ĐG HS có tác dụng thúc đẩy hoặc kìm hãm hiệu quả HĐDH theo định hướng PTNL HS. Nếu GV tiến hành KT-ĐG khả năng tư duy, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn… thì HS sẽ cố gắng học tập để hoàn thiên các kỹ năng đó. Bên cạnh đó, việc đánh giá đúng năng lực của HS còn giúp cho HS điều chỉnh HĐ học tập của bản thân.

1.5.1.5. Môi trường dạy học chuẩn mực

Môi trường dạy học là môi trường bên trong có ảnh hưởng lớn đến HĐDH theo định hướng PTNL HS. Một môi trường dạy học chuẩn mực sẽ giúp các em có một môi trường tốt để phát huy năng lực tư duy, hình thành thói quen tự học, tự nghiên cứu, tích cực, tự giác học tập. Môi trường này bao gồm bầu không khí tâm lý, các mối quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông ở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)