Thực trạng hoạt động dạy môn Toán theo định hướng PTNL HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông ở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 58 - 62)

2.3.4.1 Thực trạng chuẩn bị hoạt động dạy học của GV Toán

Chuẩn bị hoạt động dạy môn Toán theo định hướng PTNL HS là hoạt động rất quan trọng của GV Toán. Nó định hướng toàn bộ hoạt động dạy học của GV. Thông qua hoạt động chuẩn bị, GV Toán sẽ hình dung trước toàn bộ quá trình dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS để từ đó vận dụng những PP và hình thức phù hợp với hoạt động dạy học theo định hướng PTNL HS. Qua khảo sát ý kiến của CBQL và GV Toán, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.4

Bảng 2.4. Chuẩn bị hoạt động dạy học của GV Toán

TT Nội dung Mức độ thực hiện Đ TB ĐL C TH RT X TX ITX KT H

1 Tiến hành khảo sát năng lực HS trước khi

lập kế hoạch dạy học 3.1 59.4 31.3 6.2 2.59 0.67 7 2 Lập kế hoạch môn học/bài học dựa trên kế

hoạch của nhà trường và tổ bộ môn, phù hợp với nhiệm vụ được phân công

15.6 75 6.2 3.1 3.03 0.59 2 3 Thiết kế bài dạy theo đúng yêu cầu, quy

trình 12.5 78.1 9.4 3.03 0.47 2

4 Kế hoạch bài dạy thể hiện rõ mục tiêu bài học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu hình thành, phát triển năng lực HS THPT

12.5 81.3 6.2 3.06 0.44 1 5 Kế hoạch bài dạy thể hiện rõ mục tiêu bài

học phân hóa cho từng nhóm năng lực HS 18.8 37.5 43.5 2.75 0.76 5 6 Quan tâm đến việc thiết kế các hoạt động

học tập của HS để phát triển năng lực HS 9.4 40.6 46.9 3.1 2.56 0.72 8 7 Kế hoạch bài dạy thể hiện sự phối hợp

phương pháp dạy học tích cực, phương tiện dạy học phù hợp nội dung và mục tiêu phát triển năng lực HS

12.5 50 34.4 3.1 2.72 0.73 6 8 Thiết kế nội dung bài học khoa học; đảm

bảo đủ nội dung và làm rõ trọng tâm; chú ý vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn.

15.6 50 34.4 2.81 0.69 4 9 Phân hóa nội dung bài học phù hợp với từng

nhóm năng lực HS 12.5 40.6 37.5 9.4 2.56 0.84 8

Bảng 2.4 cho thấy công tác chuẩn bị hoạt động dạy học của GV Toán được thực hiện thường xuyên, ĐTB chung = 2.79 điểm. Trong đó, kế hoạch bài dạy thể hiện rõ mục tiêu bài học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu hình thành, phát triển năng lực HS THPT (ĐTB 3.06), thiết kế bài dạy theo đúng yêu cầu, quy trình (ĐTB 3.03) và lập kế hoạch môn học/bài học dựa trên kế hoạch của nhà trường và tổ bộ môn, phù hợp với nhiệm vụ được phân công (ĐTB 3.03) có điểm số cao nhất. Điều này cho thấy, GV Toán đã đầu tư cho công tác chuẩn bị hoạt động dạy học, có đầu tư, nghiên cứu, áp dụng các nội dung yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ và các nội dung trong KH của trường, tổ chuyên môn vào việc lập kế hoạch bài học.

Tuy nhiên, GV Toán vẫn còn chưa quan tâm thường xuyên đến hoạt dộng dạy học theo định hướng PTNL HS thể hiện qua kết quả khảo sát các nội dung là: Tiến hành khảo sát năng lực HS trước khi lập kế hoạch dạy học (ĐTB 2.59), quan tâm đến việc thiết kế các hoạt động học tập của HS để phát triển năng lực HS (ĐTB 2.56) và phân hóa nội dung bài học phù hợp với từng nhóm năng lực HS (ĐTB 2.56). Đây là các nội dung quan trọng nhất đối với hoạt động chuẩn bị dạy hoặc theo định hướng PTNL HS. Bởi vì, NL của mỗi HS là không giống nhau; chính vì vậy, để dạy học theo định hướng PTNL HS thì GV Toán cần nắm chắc năng lực của từng HS, phân loại HS theo năng lực HS, từ đó lựa chọn nội dung, phương pháp và những biện pháp tác động thích hợp đến từng HS hoặc từng nhóm HS, qua đó phát triển năng lực từng HS. Bên cạnh đó GV cũng chưa quan tâm nhiều đến việc phối hợp các phương pháp dạy học tích cực, phương tiện dạy học phù hợp nội dung và mục tiêu phát triển năng lực HS (ĐTB 2.72). Điều này chứng tỏ GV Toán cũng chưa vững về năng lực HS, các kỹ năng dạy học theo định hướng PTNL HS. Để hiểu thêm vấn đề này, tác giả đã phỏng vấn Thầy

T.K.V TTCM tổ Toán trường LVC và được biết như sau: “GV Toán vẫn còn lúng túng

khi xác định những năng lực cần phát triển cho học sinh, đa số GV chỉ quan tâm đến năng lực tính toán, giải toán. GV Toán còn hạn chế trong việc lựa chọn các bài toán thực tế giúp HS rèn luyện NL hành động. Ngoài ra GV Toán cũng gặp khó khăn trong việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với nội dung bài học theo định hướng PTNL HS.”

2.3.4.2. Thực trạng thực hiện giờ học môn Toán trên lớp của giáo viên

Bảng 2.5. Thực hiện giờ học môn Toán trên lớp của giáo viên

TT Nội dung Mức độ thực hiện Đ TB ĐL C T H R TX TX ITX CT H 1

Truyền đạt nội dung bám sát mục tiêu bài học, chú trọng mục tiêu phát triển năng lực cho HS

18.8 78.1 3.1 3.12 0.45 2

2

Truyền đạt nội dung chính xác, khoa học, đảm bảo tính hệ thống, đủ nội dung, rõ trọng tâm

21.8 78.1 3.22 0.42 1

3 Liên hệ nội dung bài học với thực tế 9.4 25 65.6 2.44 0.67 5

4

Tổ chức các hoạt động học tập tích cực, phù hợp với nội dung bài học, phát triển năng lực HS.

15.6 43.8 40.6 3.06 0.72 3

5

Tạo bầu không khí học tập tích cực, thân thiện, quan tâm đến từng đối tượng HS

15.6 68.8 15.6 3.0 0.57 4

Trung bình chung 2.97

Bảng 2.5 cho thấy công tác thực hiện giờ học môn Toán trên lớp của giáo viên được thực hiện thường xuyên, ĐTB chung là 2.97 điểm, có 4/5 nội dung đạt mức khá > 3.0 điểm. Tuy nhiên, có đến 65.6% số câu trả lời ít thực hiện nội dung “Liên hệ nội dung bài học với thực tế” và 40.6% số câu trả lời ít thực hiện nội dung “Tổ chức các hoạt động học tập tích cực, phù hợp với nội dung bài học, phát triển năng lực HS”. Điều này lại cho thấy GV còn lúng túng trong việc liên hệ nội dung bài học với thực tế, chưa vận dụng các định lý toán học vào giải quyết các bài toán thực tế; do đó, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển NL hành động cho HS. Đây là vấn đề then chốt ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động giáo dục của nhà trường. Không phù hợp với định hướng đổi mới giáo dục của nước ta hiện nay. Vì vậy, các nhà QLGD cần nghiêm túc xem xét, chấn chỉnh ngay.

Ngoài ra, có 15.6% số câu trả lời ít thực hiện nội dung “Tạo bầu không khí học tập tích cực, thân thiện, quan tâm đến từng đối tượng HS” ít thực hiện. Điều này làm ảnh hưởng đến động cơ học tập của HS, gây ra sự nhàm chán, không yêu thích bộ môn Toán và tạo ra tâm lí nặng nề khi học môn Toán. Đây là vấn đề các nhà QLGD cần quan tâm để cải thiện bầu không khí lớp học.

2.3.4.3 Thực trạng hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán của GV

Bảng 2.6. Hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán của GV

TT Nội dung Mức độ thực hiện TB Đ ĐL

C T H R TX TX ITX CT H

1 Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng

do Sở GDĐT, nhà trường tổ chức 21.9 59.4 15.6 3.2 3.0 0.72 2 2 Tích cực dự giờ, phân tích rút kinh

nghiệm tiết dạy 15.6 65.6 18.8 2.97 0.59 3

3 Tham gia sinh hoạt chuyên môn trên

“Trường học kết nối” 9.4 59.4 21.9 9.4 2.69 0.78 4 4 Thường xuyên trao đổi các chuyên đề,

sáng kiến nâng cao hiệu quả dạy Toán 9.4 50 37.5 3.1 2.66 0.70 5 5 Thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng

năng lực dạy học môn Toán 15.6 75 6.2 3.1 3.03 0.59 1

Trung bình chung 2.87

Bảng 2.7 cho thấy hoạt động tự bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán của GV được thực hiện thường xuyên, ĐTB chung là 2.87 điểm, có 5/5 nội dung đạt mức độ thường xuyên trở lên.

Tuy nhiên, nội dung “Thường xuyên trao đổi các chuyên đề, sáng kiến nâng cao hiệu quả dạy Toán” (ĐTB 2.66) vẫn còn 40.6% số câu trả lời là ít thực hiện hoặc chưa thực hiện chứng tỏ GV Toán chưa có sự liên kết, chia sẻ kinh nghiệm. Còn nội dung “Tham gia sinh hoạt chuyên môn trên “Trường học kết nối”” vẫn còn 31.3% ít thực hiện hoặc chưa thực hiện chứng tỏ GV Toán còn thiếu kỹ năng UD CNTT trong hoạt động DH.

Bên cạnh đó vẫn còn 18.8% và 9.3% số câu trả lời là ít thực hiện hoặc chưa thực hiện 2 nội dung “Tích cực dự giờ, phân tích rút kinh nghiệm tiết dạy” và “Thường

Thầy N.V.H_ P.HT, GV Toán trường THPT NVL cho rằng: “GV Toán cũng chưa thực sự thấy được hiệu quả của HĐ tự bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán của GV nên thực hiện các nội dung trên còn mang tính hình thức, chưa thực sự cố gắng học tập, nghiên cứu, trao đổi với đồng nghiệp, chuyên gia để nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm. Đa số lớn tuổi GV Toán bằng lòng với năng lực hiện tại. Đây là vấn đề khá nghiêm trọng nên CBQL giáo dục cần thực hiện tốt để nâng cao chất lượng DH môn Toán trong NT”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh các trường trung học phổ thông ở quận 8, thành phố hồ chí minh​ (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)