lực học sinh ở các trường THPT Quận 8, TP.HCM
2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh phát triển năng lực học sinh
Bảng 2.1. Kết quả thực trạng nhận thức của GV về dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực HS
S T T Nội dung Các mức độ (tỷ lệ %) Đ TB ĐLC T H HTĐ Y ĐY PV KĐ Y HT KĐ Y 1
Dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học
sinh là mục tiêu cấp thiết 40,6 56,3 3,1 4.38 0.55 1 Mục tiêu dạy học dạy học môn
cần phải rõ ràng, cụ thể, phù hợp với đặc điểm HS THPT. 3
Chương trình dạy học môn Toán cần tập trung vào việc truyền thụ kiến thức khoa học của môn Toán đã được quy định
25 46.9 15.6 12.5 3.84 0.95 6
4
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực là yếu tố rất quan trọng để phát triển năng lực HS.
34.4 59.4 4.6 1.6 4.27 0.67 4
5
Cần phải đổi mới kiểm tra, đánh giá theo “kết quả đầu ra”; kết hợp đánh giá cả quá trình với đánh giá cuối kì.
43.8 34.4 14.1 7.8 4.14 0.92 5
6
GV cần phải phối hợp đồng bộ giữa nội dung dạy học, phương pháp dạy học, phương tiện dạy học và đổi mới kiểm tra-đánh giá môn Toán
40.6 56.3 3.1 4.34 0.65 2
Trung bình chung 36.5 52.1 7.3 4.1 4.21
Bảng 2.1 cho thấy CBQL Toán và GV đã nhận thức đúng về hoạt động dạy học theo định hướng PTNL HS với điểm TB chung là 4.21 điểm. Có 6/6 nội dung được đánh giá hoàn toàn đồng ý và đồng ý. Nội dung “Dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh là mục tiêu cấp thiết hiện nay” được đánh giá cao nhất chứng tỏ CBQL và GV Toán rất quan tâm đến hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng PTNL HS, lí do là CBQL ở các trường THPT Tại quận 8, TP.HCM đã được tập huấn chương trình Nâng cao năng lực quản lí do Sở GDĐT TP.HCM tổ chức, trong chương trình này CBQL đã được đi tham quan các nước có nền giáo dục phát triển ở Châu Á như: Nhật bản, Hàn Quốc, Singapor.
Thầy N.V.H_ P.HT, GV Toán trường THPT NVL cho rằng: “DH môn Toán theo định hướng PTNL HS là thực hiện chủ trương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt nam trong giai đoạn hiện nay, góp phần đào tạo HS trở thành công dân toàn cầu, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Chính và vậy, HT nhà trường đã chỉ đạo tổ Toán và GV Toán tăng cường đổi mới PPDH, đổi mới KTĐG kết quả học tập của HS, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng
liên môn”.
Nội dung thứ 3 có điểm số thấp nhất là do CBQL và GV Toán hiểu rằng chương trình dạy học môn Toán không chỉ cung cấp cho HS những kiến thức khoa học mà còn phải kích thích được sự tư duy, sáng tạo, kích thích động cơ ham thích học tập, nghiên cứu khoa học; hình thành thói quen tự học cho HS; đồng thời, chương trình môn Toán cũng phải có nhiều bài Toán thực tế để HS nhận thấy sự gần gũi của Toán học đối với cuộc sống hằng ngày, có khả năng vận dụng kiến thức Toán học vào thực tiễn.
Bảng 2.2. Kết quả thực trạng nhận thức của HS về hoạt động học tập môn Toán theo ý kiến của CBQL và GV Toán
STT Nội dung Các mức độ (tỷ lệ %) ĐT B ĐL C T H HT ĐY ĐY PV KĐ Y HTK ĐY 1 “Học Toán là để làm các bài kiểm tra, thi, chưa chú ý đến việc trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực Toán học cho bản thân.”
18.8 59.4 10.9 9.4 11.6 3.84 0.97 2
2 Học Toán là để ghi nhớ kiến thức có sẵn được cung cấp bởi thầy cô, chưa đầu tư suy nghĩ cách giải hay hoặc tự mình hệ thống hóa bài học.”
37.5 37.5 9.4 9.4 6.2 4.28 1.20 1
3 “Học Toán là để phát triển tư duy và phát triển năng lực hành động.”
6.2 12.5 20.3 56.3 4.7 2.53 0.76 3
Trung bình chung 3.55
Bảng 2.2 cho thấy CBQL và GV Toán cho rằng HS chưa có nhận thức đầy đủ về học tập môn Toán theo định hướng PTNL HS với điểm TB chung là 3.55 điểm. Nội dung học sinh cho rằng “Học Toán là để làm các bài kiểm tra, thi, chưa chú ý đến việc trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực Toán học cho bản thân.” (ĐTB
không đồng ý. Hai nội dung này tuy có đánh giá trái ngược nhau nhưng lại cho cùng một kết quả là HS chưa có nhận thức đúng đắn về hoạt động dạy học theo định hướng PTNL HS. Điều này chứng tỏ công tác giáo dục tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò của môn Toán đối với sự PTNL của HS ở các nhà trường chưa được thực hiện tốt, làm ảnh hưởng đến động cơ học tập của HS vì học sinh chỉ cho rằng học tập môn Toán để đạt được điểm cao trong các kỳ kiểm tra; từ đó, tạo nên tâm lí đối phó trong học tập của HS.
Có nhiều ý kiến khác biệt trong nhận định của CBQL và GV Toán về ý thức học tập của HS là “Học Toán là để ghi nhớ kiến thức có sẵn được cung cấp bởi thầy cô, chưa đầu tư suy nghĩ cách giải hay hoặc tự mình hệ thống hóa bài học.” (ĐLC 1.2) và Học sinh cho rằng “Học Toán là để làm các bài kiểm tra, thi, chưa chú ý đến việc trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ và năng lực Toán học cho bản thân.” (ĐLC 0.97). Thầy
T.K.V_TTCM tổ Toán trường THPT LVC cho rằng: “Sở dĩ có nhiều ý kiến khác nhau ở
các nội dung trên là vì vẫn có một số ít HS tự giác, chủ động, tích cực học tập môn Toán. Tuy nhiên, các em này chỉ cố gắng học tập môn Toán để đạt điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh đại học. Và cũng cũng giống như những HS khác là chỉ quan tâm đến các nội dung kiến thức liên quan đến nội dung kiểm tra của GV Toán, chưa quan tâm đến các kiến thức, các phương pháp suy luận để phát triển tư duy, các bài toán ứng dụng các kiến thức Toán học vào thực tiễn hoặc để giải quyết các vấn đề của các môn học khác”. Điều này một lần nữa cho thấy công tác tuyên truyền giáo dục về DH môn toán theo định hướng PTNL HS chưa được chú ý quan tâm đúng mức.