KT-ĐG kết quả dạy học là một nhân tố quan trọng của hoạt động dạy học, phản ánh kết quả vận động và phát triển tổng hợp của các nhân tố trong hoạt động dạy học, trong đó phản ánh tập trung nhất ở kết quả người học [17].
KT-ĐG kết quả dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT được thực hiện theo quy định Thông tư 58/2001/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Đề kiểm tra, đánh giá cần phù hợp với mức độ yêu cầu của chương trình và có chú ý đến tính sáng tạo, phân hoá học sinh. Các đề kiểm tra khác được ra theo các hình thức: tự luận, trắc nghiệm khách quan hoặc kết hợp tự luận với trắc nghiệm khách quan, kiểm tra thực hành sử dụng máy tính cầm tay; các đề kiểm tra học kỳ, cuối năm nên ra theo hình thức tự luận. Đảm bảo chất lượng tiết trả bài cuối kì, cuối năm, đánh giá được năng lực toán học của từng học sinh theo chuẩn kiến thức toán.
Đánh giá kết quả học tập môn Toán của học sinh bám sát mục tiêu dạy học của môn Toán đối với từng cấp, từng lớp; đồng thời căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình. Kiểm tra đánh giá khách quan, công bằng kết quả của
học sinh đúng với năng lực của học sinh cuối mỗi gia đoạn học tập theo định hướng PTNL HS.
Sử dụng các hình thức đa dạng để đảm bảo độ tin cậy của kết quả đánh giá. Đảm bảo việc đánh giá một cách toàn diện, kiểm tra được các mức độ nhận thức của học sinh; cần chú trọng kiểm tra khả năng thực hành, ứng dụng vào các tình huống, đặc biệt là tình huống thực tế… Tạo điều kiện để học sinh tự giác tham gia đánh giá kết quả học tập lẫn nhau. Thực hiện công khai hóa các kết quả đánh giá; đảm bảo phát huy tác dụng điều chỉnh của hoạt động đánh giá đối với việc dạy học toán của học sinh và giáo viên.
1.4. Quản lí hoạt động dạy học môn Toán theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường THPT
1.4.1. Quản lí hoạt động dạy môn Toán của giáo viên theo định hướng phát triển năng lực của học sinh ở trường THPT