Các hình thức hoạt động GDHN cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 31 - 35)

Có nhiều hình thức khác nhau để GDHN cho học sinh trong các trường phổ thông nhưng phổ biến qua các hình thức sau:

* Hướng nghiệp thông qua các môn văn hóa

- Với học sinh THPT chuẩn bị bước vào cuộc sống tham gia lao động sản xuất và đào tạo nghề, nhà trường ngoài việc cung cấp những kiến thức cơ bản qua các môn học tự nhiên xã hội mà còn cung cấp những tri thức chung nhất về ngành nghề trong xã hội, vì vậy thông qua các môn học nhằm khai thác giữa chúng với ngành, nghề là một trong những biện pháp hướng nghiệp quan trọng. Quá trình đó làm cho bài giảng gắn liền cuộc sống, mở rộng tầm nhìn nghề nghiệp của học sinh, kích thích học sinh hăng say học tập. Do đó, hướng nghiệp thông qua các môn học nâng cao chất lượng dạy và học.

- Hướng nghiệp qua các môn học đòi hỏi giáo viên bộ môn phải thực hiện nghiêm chỉnh những tiết thực hành và tổ chức cho học sinh tham quan các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp nhằm rèn luyện kỹ năng quan sát, kỹ năng thực hành làm cơ sở cho việc học nghề, sử dụng công cụ, nâng cao tay nghề, tìm hiểu hoạt động sản xuất của địa phương, chuẩn bị cho việc phân luồng lao

động sau khi tốt nghiệp lớp 12.

* Hướng nghiệp qua giáo dục công nghệ và lao động

- Là môn khoa học ứng dụng kỹ thuật có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những nguyên lý cơ bản về kỹ thuật, công nghệ khoa học và quản lý tổ chức sản xuất; minh họa ứng dụng của các nguyên lý khoa học- kỹ thuật trong các quá trình sản xuất chủ yếu là cầu nối kiến thức cơ bản với sản xuất tạo điều kiện cho học sinh tiếp cận với các hoạt động ngành nghề khác nhau trong xã hội.

- Do đó kỹ thuật là con đường quan trọng để thực hiện giáo dục kỹ thuật tổng hợp và hướng nghiệp, nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ năng lực, dịch chuyển lao động trong điều kiện lao động đổi mới về nội dung và giáo dục sự chọn nghề một cách có ý thức.

- Môn kỹ thuật gồm nhiều phân môn: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản cơ khí, kỹ thuật điện, kỹ thuật điện tử, vẽ kỹ thuật, kỹ thuật phục vụ và quản lý kinh tế. Quá trình giảng dạy tri thức của các ngành trên đòi hỏi nội dung giảng dạy phải gắn với đối tượng lao động với công cụ lao động và gắn với hoạt động nghề. Vì vậy, truyền thụ kiến thức kỹ thuật dễ gắn với người thực hiện, việc thực, nghề thực tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giáo dục tư tưởng, chính trị, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, giáo dục lao động, định hướng thế hệ trẻ vào phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

* Hướng nghiệp qua các buổi sinh hoạt hướng nghiệp

- Để đảm bảo mục đích, nội dung của các môn học trên, việc giới thiệu nghề cho học sinh thông qua các bài học là lao động sản xuất chỉ có thể kết hợp trong quá trình dạy những chương, bài liên quan trực tiếp tới ngành nghề và việc thông tin về nghề không thể kéo dài làm phân tán nội dung học tập. Do đó, các buổi sinh hoạt hướng nghiệp, giới thiệu nghề cho học sinh sâu hơn và có hệ thống nhằm làm cho học sinh có hiểu biết về cơ cấu kinh tế đất

nước và địa phương, nhu cầu sử dụng lao động dự trữ xã hội, những hiểu biết về những ngành nghề cơ bản và nghề truyền thống của địa phương. Trên cơ sở đó, hướng dẫn học sinh lựa chọn hướng học tập và nghề nghiệp phù hợp với năng lực cá nhân đáp ứng những yêu cầu của xã hội

- Theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sinh hoạt hướng nghiệp được tiến hành một buổi trong một tháng để giới thiệu, tuyên truyền, giải thích ngành nghề. Khi giới thiệu cần tập trung vào một số điểm cơ bản như: vị trí, vai trò, triển vọng, những hoạt động cơ bản của nghề, phẩm chất, năng lực lao động cần có, những môn học cần thiết đối với nghề. Nhà trường tự sưu tầm, sử dụng tài liệu, sách tham khảo… dựa vào các cơ sở sản xuất, phụ huynh học sinh, cán bộ kỹ thuật của địa phương để giới thiệu nghề cho học sinh.

* Hướng nghiệp qua hoạt động ngoại khóa

- Hoạt động ngoại khóa phục vụ hướng nghiệp bao gồm những hình thức sau: tổ hoạt động ngoại khóa bộ môn (sinh học, vật lý, hóa học, toán, kỹ thuật…), tham quan sản xuất, tọa đàm nghề nghiệp, hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngành nghề, phòng hướng nghiệp. Mỗi hình thức được tổ chức tốt có tác dụng giới thiệu nghề, phát triển hứng thú nghề nghiệp, hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngành nghề, làm quen với các dạng lao động khác nhau. Trong các hình thức trên, xây dựng và sử dụng phòng hướng nghiệp có tác dụng định hướng tích cực, phòng hướng nghiệp được coi là cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ hướng nghiệp trên cơ sở giới thiệu hình ảnh nghề, sản phẩm lao động. Phòng hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông có nhiệm vụ giáo dục thái độ đúng đắn với lao động, đối với nghề nghiệp; cung cấp cho học sinh những kiến thức cần thiết và tối thiểu của một số ngành, nghề của địa phương, nghề truyền thống của địa phương; phát triển hứng thú nghề nghiệp và tổ chức cho học sinh làm quen với sản xuất, hướng dẫn các em đi vào hoạt động nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp ra trường.

- Các hình thức hướng nghiệp trên tiến hành trong mối kết hợp chặt chẽ với nhau sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, định hướng phần lớn số học sinh ra trường vào khu vực sản xuất tập thể và gia đình, chuẩn bị tích cực cho việc đào tạo nhân tài cho đất nước. Kinh tế nước ta chưa phát triển mạnh, mạng lưới ngành, nghề chưa mở rộng, cơ cấu ngành, nghề chưa ổn định, giữa nông thôn và thành thị chưa có sự khác biệt, tư tưởng phổ biến của thanh niên thoát ly nông thôn, ra thành thị, tạo ra vấn đề là giải quyết cấp bách mối quan hệ giữa hướng nghiệp và sử dụng học sinh ra trường. Nếu không quan tâm đúng mức vấn đề này sẽ làm cho mọi hình thức hướng nghiệp trở nên vô nghĩa. Vì vậy, mở rộng ngành, nghề, có kế hoạch sử dụng đội ngũ người lao động là rất cần thiết. Đồng thời, chính quyền các cấp, các trung tâm dạy nghề, các cơ sở sản xuất, các lực lượng xã hội, cha mẹ học sinh giúp đỡ nhà trường giải quyết những khó khăn trong xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông.

* Hướng nghiệp qua việc giới thiệu ngành, nghề

- Để giúp học sinh hiểu về ngành nghề các trường sử dụng một buổi lao động mỗi tháng, giới thiệu, tuyên truyền, giải thích ngành nghề. Nội dung chủ yếu của những buổi này là giới thiệu cho học sinh khái quát về sự phát triển kinh tế của đất nước và địa phương, nhu cầu sử dụng nguồn lao động dự trữ xã hội, những hiểu biết về những ngành nghề cơ bản và nghề truyền thống của địa phương.

- Khi giới thiệu nghề nghiệp cần tập trung vào một số điểm cơ bản như: vị trí vai trò, triển vọng những hoạt động cơ bản của nghề, những phẩm chất năng lực lao động cần có, những môn học phổ thông cần thiết đối với nghề.

- Nhà trường sưu tầm sử dụng tài liệu, sách báo, tranh ảnh, phim, truyền hình, dựa vào các cơ sở sản xuất, phụ huynh học sinh cán bộ kỹ thuật

của địa phương để giới thiệu nghề cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)