Mẫu khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 53)

Các phiếu khảo sát thu thập ý kiến của giáo viên và cán bộ quản lí ở 05 trường THPT thành phố Vĩnh Long, gồm:

Bảng 2.1. Danh sách các trường THPT được khảo sát

Thành phần Đội ngũ quản lí Giáo viên

Tên trường trưởng Hiệu Phó Hiệu trưởng Tổ trưởng, tổ phó Giáo viên chủ nhiệm Giáo viên bộ môn THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm 1 1 10 10 20 THPT Lưu Văn Liệt 1 1 10 10 20 Trường THPT Nguyễn Thông 1 1 10 10 20 Trường THPT Vĩnh Long 1 1 10 10 20 Trường THCS- THPT Trưng Vương 1 1 10 10 20 Tổng cộng: 05 05 50 50 100 60 150 2.2.2. Công cụ khảo sát

Nhằm đánh giá thực trạng của công tác quản lí GDHN cho học sinh THPT trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long, tác giả đã xây dựng các phiếu điều tra.

* Phiếu điều tra dành cho đối tượng Giáo viên gồm giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn để khảo sát thực trạng hoạt động GDHN ở trường THPT thành phố Vĩnh Long. Các nội dung khảo sát gồm 2 phần:

- Phần 1 về thông tin cá nhân. - Phần 2 về nội dung khảo sát.

. Câu 1 về nhận thức của giáo viên về hoạt động GDHN.

. Câu 2 - 4 về xây dựng kế hoạch giảng dạy, thực hiện hoạt động GDHN.

. Câu 5 - 6 về những yếu tố thuận lợi và khó khăn.

. Câu 7 - 8 về mức độ thực hiện hoạt động, hiệu quả đạt được hoạt động GDHN và mức độ đạt được mục tiêu GDHN.

. Câu 9 - 11 về nhận thức của giáo viên chủ thể thực hiện, thời điểm thích hợp cho hoạt động GDHN.

* Phiếu điều tra dành cho đối tượng CBQL gồm Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và Tổ trưởng, tổ phó. Các nội dung khảo sát gồm 2 phần:

- Phần 1 về thông tin cá nhân. - Phần 2 về nội dung khảo sát.

. Câu 1 về nhận thức CBQL về hoạt động GDHN.

. Câu 2 - 4 về xây dựng kế hoạch quản lý, tổ chức thực hiện, cách thức quản lý hoạt động GDHN và mức độ hoàn thành, hiệu quả từng nội dung quản lý.

. Câu 5 - 6 về những yếu tố ảnh hưởng công tác quản lý, thuận lợi và khó khăn.

. Câu 7 - 8 về mức độ thực hiện, hiệu quả quản lý đạt được hoạt động GDHN và mức độ đạt được mục tiêu GDHN.

. Câu 9 - 11 về nhận thức CBQL về chủ thể thực hiện, thời điểm thực hiện thích hợp cho hoạt động GDHN.

của 150 giáo viên và 60 cán bộ quản lí.

2.2.3. Cách thức xử lý số liệu

- Ở nội dung nhận thức, tác giả tính toán số liệu về tần số và tỷ lệ %. - Ở nội dung quản lý, tác giả thực hiện cách tính điểm trung bình với các quy ước “ điểm trung bình càng thấp thì kết quả đạt càng cao” cụ thể như sau: + Với cách cho điểm “rất thường xuyên” = 1, “thường xuyên” = 2, “thỉnh thoảng” = 3 và “không thực hiện” = 4, điểm trung bình (Mean) đạt từ 1.0 - 1.75 là rất thường xuyên; điểm trung bình từ 1.76 - 2.50, là thường xuyên; điểm trung bình từ 2.51 - 3.25, là thỉnh thoảng; điểm trung bình từ 3.26 – 4.0, là không thực hiện.

+ Với cách cho điểm “rất hiệu quả” = 1, “hiệu quả” = 2, “ít hiệu quả” = 3 và “không hiệu quả” = 4, điểm trung bình (Mean) đạt từ 1.0 - 1.75, thực hiện rất hiệu quả; từ 1.76 - 2.50, hiệu quả; từ 2.51 - 3.25, ít hiệu quả và từ 3.26 – 4.0, thực hiện không hiệu quả.

- Điểm trung bình cho mức độ đạt được mục tiêu giáo dục và yếu tố thuận lợi, hạn chế khó khăn được tính theo quy ước như sau:

+ Với cách cho điểm “tốt” = 1, “khá” = 2, “trung bình” = 3 và “yếu” = 4, điểm trung bình (Mean) đạt từ 1.0 - 1.75, đạt mức độ “tốt”; từ 1.76 - 2.50, đạt mức “khá”; từ 2.51 - 3.25, “trung bình” và từ 3.26 – 4.0, “yếu”.

+ Với cách cho điểm “rất thuận lợi” = 1, “thuận lợi” = 2, “ít thuận lợi” = 3 và “khó khăn” = 4, điểm trung bình (Mean) đạt từ 1.0 - 1.75, thực hiện “rất thuận lợi”; từ 1.76 - 2.50, “thuận lợi”; từ 2.51 - 3.25, “ít thuận lợi” và từ 3.26 – 4.0, thực hiện “khó khăn”.

+ Với cách cho điểm “không hạn chế” = 1, “ít hạn chế” = 2, “hạn chế” = 3 và “rất hạn chế” = 4, điểm trung bình (Mean) đạt từ 1.0 - 1.75, thực hiện “không hạn chế”; từ 1.76 - 2.50, “ít hạn chế”; từ 2.51 - 3.25, “hạn chế” và từ 3.26 – 4.0, thực hiện “rất hạn chế”.

2.3. Thực trạng hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long trường THPT tại thành phố Vĩnh Long

2.3.1. Nhận thức của CBQL, Giáo viên về tầm quan trọng của GDHN đối với học sinh THPT với học sinh THPT

Để tìm hiểu nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý về công tác GDHN ở nhà trường, tác giả đã khảo sát 10 CBQL cấp trường và 50 CBQL cấp tổ (tổ trưởng, tổ phó) cùng với 150 giáo viên của 05 trường THPT của thành phố Vĩnh Long để khảo sát thực trạng nhận thức của đối tượng này.

Bảng 2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về GDHN

Ý nghĩa của GDHN đối với học sinh CBQL GV

Tần số Tỷ lệ % Tần số Tỷ lệ %

GDHN rất quan trọng vì giúp học sinh hiểu biết và chọn nghề đúng đắn, phù hợp với bản thân

50 84 123 82

GDHN không quan trọng vì GDHN chỉ giúp học sinh được cộng điểm tốt nghiệp THPT

7 11 21 14

GDHN không cần thiết vì không có hoạt động GDHN, học sinh vẫn có thể lựa chọn nghề nghiệp từ các nguồn hỗ trợ khác.

3 5 6 4

Kết quả thăm dò ý kiến của 60 CBQL thì đa số họ đều nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông (84%). Tuy nhiên còn một số CBQL chưa nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác hướng nghiệp (11%) cho là GDHN không quan trọng với quan niệm “GDHN chỉ giúp học sinh được cộng điểm tốt nghiệp THPT”. Ngoài ra có 05% CBQL cho rằng GDHN không cần thiết vì không có hoạt động GDHN, học sinh vẫn có thể lựa chọn nghề nghiệp từ các nguồn hỗ trợ khác hoặc GDHN không có ý nghĩa giáo dục học sinh.

nhiều đến công tác GDHN vì cho rằng việc hướng nghiệp là việc cần phải thực hiện để giúp học sinh chọn nghề phù hợp với năng lực, sức khỏe, sở trường, hoàn cảnh kinh tế gia đình, hạn chế việc chọn sai nghề, học nữa chừng rồi bỏ hoặc khi ra trường bỏ nghề, chuyển nghề khác…., Một số ít giáo viên (14%) còn xem công tác GDHN trong thời gian qua là không quan trọng vì GDHN chỉ giúp học sinh được cộng điểm tốt nghiệp THPT hoặc không có hoạt động GDHN, học sinh vẫn có thể lựa chọn nghề nghiệp từ các nguồn hỗ trợ khác hay cho rằng môn hướng nghiệp trong nhà trường đem vào chỉ tốn thời gian vô ích, không có các em vẫn chọn được nghề bình thường (4%).

Nhìn chung, bảng số liệu chứng tỏ không có sự khác biệt về nhận thức giữa CBQL và giáo viên. Bên cạnh, một số CBQL và giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của GDHN, vẫn còn một số ít CBQL và giáo viên chưa hiểu hết tầm quan trọng của hoạt động GDHN đối với học sinh.

2.3.2. Thực trạng hoạt động GDHN cho học sinh các trường THPT tại thành phố Vĩnh Long thành phố Vĩnh Long

* Công tác xây dựng kế hoạch hoạt động GDHN

Công tác xây dựng kế hoạch của giáo viên là một khâu quan trọng trong việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cho việc giảng dạy môn GDHN được tốt nhất. Khi xây dựng kế hoạch giảng dạy, giáo viên phải dựa trên chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kết quả nghiên cứu tham khảo một số tài liệu liên quan GDHN để xây dựng kế hoạch tốt nhất. Tuy nhiên qua khảo sát, 150 giáo viên ở 05 trường THPT trên địa bàn Thành phố Vĩnh Long đã chưa quan tâm đúng mức công tác này.

Bảng 2.3. Xây dựng kế hoạch hoạt động của giáo viên về GDHN

TT Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)

1 Nghiên cứu chương trình của Bộ GD-ĐT 137 91

Kết quả khảo sát đã ghi nhận được hầu hết giáo viên các trường THPT thành phố Vĩnh Long khi xây dựng kế hoạch hoạt động về GDHN đều có nghiên cứu chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo (BGD-ĐT) (91%), có tham khảo một số tài liệu liên quan (73%). Tuy nhiên, mức độ thực hiện nghiên cứu vẫn còn một tỷ lệ nhất định giáo viên chưa nghiên cứu đầy đủ chương trình của BGD-ĐT (9%) hoặc không tham khảo một số tài liệu liên quan để hoạt động GDHN thêm phong phú, đa dạng (27%). Điều này cho thấy trong xây dựng kế hoạch hoạt động GDHN còn một số giáo viên chưa quan tâm đúng mức.

* Công tác tổ chức hoạt động, phương pháp, hình thức và chương trình GDHN cho học sinh

Đâu là khâu quan trọng quyết định thành công hay thất bại của công tác GDHN. Qua khảo sát 150 Giáo viên ở 05 trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, tác giả nhận thấy việc tổ chức các hoạt động GDHN hiện nay đã được các trường thực hiện thực hiện cơ bản theo hướng dẫn của Sở GDĐT. Các trường đều có chia hoạt động cụ thể ở học kỳ 1 và học kỳ 2. Sau học kỳ 1, ban giám hiệu có sơ kết, chỉ đạo các tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại giáo viên, các tổ theo quy định, rút kinh nghiệm và bổ sung kế hoạch hoạt động cho thời gian tới.

Công tác tổ chức hoạt động ở học kỳ 1 rất quan trọng, từ tổ chức, cách thức hoạt động và sơ kết đánh giá.

Bảng 2.4. Quản lý tổ chức hoạt động của giáo viên ở học kỳ 1

TT Nội dung Tần số Tỷ lệ (%)

1 Lập kế hoạch cá nhân từng giáo viên 128 85

2 Soạn giáo án môn học GDHN 133 89

3 Lập kế hoạch giảng dạy môn GDHN theo tuần 96 64

Kết quả cho thấy ở học kỳ 1, giáo viên các trường đã lập kế hoạch cá nhân từng giáo viên năm học (đạt 85%), soạn giáo án giảng dạy GDHN (89%) cho thấy đa số giáo viên đã quan tâm soạn giáo án cụ thể để giảng dạy cho học sinh học GDHN. Tuy nhiên, công tác lập kế hoạch giảng dạy môn GDHN theo tuần còn thấp (64%) biểu hiện tình trạng thiếu quan tâm, chỉ tập trung vào giáo dục các môn văn hóa là cơ bản hay chỉ việc giáo dục đạo đức cho học sinh, còn kế hoạch GDHN chỉ lập thành một mục trong kế hoạch chung cho cả năm học hay chỉ lập kế hoạch cá nhân theo yêu cầu nhà trường mà không quan tâm đến việc cụ thể hóa kế hoạch đó. Chính vì vậy việc tổ chức giảng dạy theo kế hoạch (chỉ đạt 75%). Điều này cho thấy ở học kỳ 1 còn một số giáo viên các trường còn lơ là, chưa thực hiện đầy đủ việc lập kế hoạch và triển khai tốt hơn ở học kỳ 2.

Học kỳ 2 là học kỳ quyết định kết quả cuối cùng của học sinh cũng như ghi nhận, nhận xét đánh giá và tổng kết hoạt động GDHN ở nhà trường. Các nội dung tổ chức hoạt động ở học kỳ 2 thể hiện sự quan tâm từ việc tập trung giảng dạy để đạt kế hoạch chương trình, từ việc tổ chức hoạt động ngoại khóa đến việc khảo sát nguyện vọng, sở thích,… của học sinh để định hướng GDHN đúng mức.

Bảng 2.5. Quản lý tổ chức hoạt động của giáo viên ở học kỳ 2

TT Nội dung Tần số Tỷ lệ

(%)

1 Giảng dạy theo kế hoạch của học kỳ 2 136 91

2 Lập phiếu khảo sát học sinh theo nguyện vọng, sở thích, ước mơ,… 124 83

3 Đánh giá mức độ, hiệu quả 101 67

4 Tổng kết môn học 94 63

Kết quả cho thấy ở học kỳ 2, giáo viên các trường đã giảng dạy theo kế hoạch của học kỳ 2 có nâng cao (đạt 91%). Bên cạnh đó, hầu như các

trường đều tổ chức kiểm tra đánh giá mức độ, hiệu quả (đạt 67%) từ kết quả khảo sát học sinh theo nguyện vọng, sở thích, ước mơ,…(83%), tuy nhiên việc tổng kết môn học GDHN (63%) cho thấy các trường có thực hiện việc đánh giá học sinh ở việc kiểm tra kiến thức mà chưa quan tâm đến việc tổ chức tổng kết riêng GDHN mà còn chung với tổng kết năm học và còn một số giáo viên chưa khảo sát học sinh theo nguyện vọng, sở thích, ước mơ,… của học sinh (tỷ lệ còn 17%). Đây là điều mà các trường cần phải quan tâm để việc GDHN đi vào chiều sâu và đánh giá mức độ, hiệu quả thích đáng của hoạt động GDHN.

Từ thực trạng xây dựng kế hoạch, tổ chức giảng dạy và đánh giá mức độ, hiệu quả môn GDHN trên cho thấy, còn một vài trường chưa quan tâm đúng mức, chưa coi trọng tầm quan trọng của GDHN, dẫn đến một số giáo viên trường không xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện công tác GDHN thể hiện: chưa xây dựng được kế hoạch hoạt động GDHN còn chung kế hoạch giáo dục trường; cán bộ không được thực hiện công tác kiểm tra đánh giá liên tục hàng năm, không có sự tổng kết hiệu quả của công tác GDHN trong nhà trường. Đây là kết quả dẫn đến một số hạn chế nhất định thời gian qua trong công tác GDHN ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long.

* Đánh giá về mức độ đạt mục tiêu GDHN tại nhà trường

Hiệu quả GDHN ở nhà trường được thể hiện qua mức độ hoàn thành các mục tiêu GDHN và mức độ tiếp thu kiến thức, sự hiểu biết sâu rộng về thế giới quan, kỹ năng của học sinh đối với việc lựa chọn nghề cũng như thái độ đúng đắn khi học sinh quyết định lựa chọn nghề nghiệp ở tương lai cho bản thân.

Bảng 2.6. Mức độ đạt mục tiêu GDHN tại nhà trường

T T

Nội dung mục tiêu

Giáo viên đánh giá mức độ đạt được mục tiêu GDHN (tỷ lệ %) CBQL đánh giá mức độ đạt được mục tiêu GDHN (tỷ lệ %) T K TB Y TB T K TB Y TB 1 Kiến thức:

Học sinh hiểu được ý nghĩa tầm quan trọng của việc học môn GDHN.

Học sinh biết được một số thông tin cơ bản về phát triển KT- XH; về thế giới nghề nghiệp, thị trường lao động, hệ thống GD nghề, CĐ, ĐH. 16,7 51,0 69,3 13,3 10,0 30,7 4,0 4.7 2.01 1.89 16,7 15,0 45,0 45,0 31,7 35,0 6,7 5,0 2.28 2.30 2 Kỹ năng: Học sinh tự đánh giá năng lực bản thân và điều kiện gia đình. Học sinh tìm kiếm được thông tin về

ngành, nghề, thị

trường lao động, cơ sở đào tạo.

Học sinh định hướng và lựa chọn được nghề nghiệp trong tương lai.

22,0 13,3 19,3 68,7 64,7 64,0 4,0 16,7 12,7 5,3 5,3 4,0 1.93 2.14 2.01 21,7 15,0 16,7 46,7 46,7 43,3 13,3 35,0 35,0 18,3 3,3 5,0 2.28 2.27 2.28 3 Thái độ: Học sinh chủ động tự tin trong việc chọn nghề phù hợp. Học sinh có hứng thú và hướng chọn nghề đúng đắn. 20,7 16,7 44,7 33,3 30,3 40,7 4,7 9,3 2.19 2.43 23,3 8,3 46,7 56,7 11,7 28,3 18,3 6,7 2.25 2.33

Số liệu của bảng điều tra cho thấy đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên đối với mức độ đạt mục tiêu GDHN ở nhà trường có sự chênh lệch nhưng không quá nhiều. Hầu hết CBQL và giáo viên đánh giá mức độ đạt mục tiêu GDHN với điểm trung bình ở mức đạt khá, chưa đạt được mức tốt nhất.

Phần lớn CBQL đánh giá mức độ đạt được mục tiêu GDHN ở mức độ chưa cao, điểm trung bình (lớn hơn 2.2) từ nội dung kiến thức, kỹ năng và thái độ. Trong khi đó, giáo viên đánh giá mức độ đạt mục tiêu GDHN so với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)