Các nội dung quản lí hoạt động GD hướng nghiệp cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 39 - 45)

Nội dung của quản lý giáo dục là quản lý các yếu tố cấu thành quá trình giáo dục tổng thể, bao gồm: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, nhà giáo dục, người được giáo dục, kết quả giáo dục, đồng thời quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, giáo dục, môi trường giáo

dục, các lực lượng giáo dục.

Các nội dung quản lý hoạt động GDHN cho học sinh phải chú trọng từ khi lập kế hoạch, nội dung chương trình, phương pháp,… về cả các yếu tố liên quan.

* Quản lý kế hoạch hoạt động GDHN

Đây là mục tiêu phát triển giáo dục nói chung và GDHN nói riêng giúp nhà quản lý xác định các biện pháp tốt nhất để thực hiện mục tiêu. Khi tiến hành lập kế hoạch, người hiệu trưởng cần hoàn thành được hai nhiệm vụ là xác định đúng những mục tiêu cần để phát triển GDHN và quy định những biện pháp có tính khả thi, phù hợp với quan điểm, đường lối theo từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Trong quá trình quản lý, chức năng kế hoạch là chức năng đầu tiên, nó có vai trò định hướng cho toàn bộ các hoạt động là cơ sở huy động tối đa các nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu và là căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá thực hiện mục tiêu của đơn vị và của từng cá nhân. Hiện nay, chương trình GDHN đã được Bộ Giáo dục tổ chức biên soạn thành sách lớp 10,11,12, mỗi lớp có những chủ đề GDHN riêng biệt. Dựa vào chương trình, kế hoạch đã được qui định đó mà hiệu trưởng nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể công tác GDHN của nhà trường.

* Quản lí nội dung, chương trình GDHN

- Công việc của hướng nghiệp là một hệ thống điều khiển các động cơ nghề của học sinh. Hệ thống này bao gồm:

+ Các chủ thể điều khiển: Nhà trường, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội.

+ Các phương tiện, phương pháp điều khiển: Công tác GDHN trong nhà trường, sự giáo dục của gia đình, sự thông tin định hướng về các nghề nghiệp của các cơ quan chuyên môn nhà nước.

sinh.

+ Kết quả điều khiển: Sự sẵn sàng nghề nghiệp cho học sinh, cụ thể là chuẩn bị cho học sinh có khả năng chọn nghề, trường nghề phù hợp với khả năng nguyện vọng của mình.

- Nội dung cơ bản của công tác GDHN hiện nay trong chương trình THPT gồm:

+ Từng bước giới thiệu cho học sinh các ngành nghề của địa phương và trong xã hội, làm cho học sinh hiểu rõ ý nghĩa của việc chọn nghề, trang bị cho học sinh kiến thức sơ bộ nhưng cần thiết về các nghề chủ yếu đối với đối tượng lao động, công cụ lao động, sản phẩm làm ra…. Các yêu cầu của nghề đối với lao động, yêu cầu về thái độ, phẩm chất, sức khỏe; triển vọng của từng nghề; chú ý quan tâm đến những nghề của xã hội và địa phương có triển vọng phát triển trong những năm sắp tới.

+ Tạo điều kiện tổ chức cho học sinh lao động, thực hành kĩ thuật, để học sinh được tập dượt, thử sức, làm bộc lộ ở học sinh những đặc điểm về nhân cách, tâm lý, sức khỏe, từ đó giúp học sinh định hướng tâm lý và lựa chọn ngành, nghề sau này.

+ Tổ chức hướng dẫn học sinh trong khâu chọn nghề dựa vào năng lực, sở trường của học sinh đã được bộc lộ có đối chiếu với sự phân công lao động xã hội, đồng thời điều chỉnh nguyện vọng khi cần thiết và giúp đỡ học sinh học tập, rèn luyện theo ngành, nghề đã chọn …. Qua các hoạt động GDHN trong nhà trường.

+ Tạo điều kiện và giúp đỡ bố trí công việc cho học sinh phù hợp với ngành, nghề mà học sinh đã chọn và đã được rèn luyện trong nhà trường. Để làm được điều này, lãnh đạo nhà trường phải kết hợp chặt chẽ với các ngành, các cơ sở sản xuất ngay từ khâu đầu tiên và cả quá trình hướng nghiệp cho học sinh. Trường học sẽ cung cấp cho các trường đào tạo, các cơ sở sản xuất về đặc điểm nhân cách của từng học sinh và tạo điều kiện tuyển sinh vào các

trường chuyên nghiệp, tuyển chọn người lao động được thuận lợi, chính xác và phù hợp. Nội dung chương trình GDHN hiện nay cần đảm bảo các yêu cầu sau:

. Đảm bảo tính khoa học và tính hiện đại

. Đảm bảo tính liên thông, kế thừa và đồng bộ các kiến thức trong chương trình.

. Các kiến thức về thế giới nghề nghiệp không trùng lặp mà được nâng cao.

* Quản lí các phương pháp, hình thức tổ chức GDHN

Quản lý phương pháp và các hình thức tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh. Trong chương trình hoạt động GDHN, quan điểm xây dựng chương trình coi học sinh là chủ thể của hoạt động chọn nghề và tổ chức các hoạt động cho học sinh được thể hiện rõ. Đó là hoạt động học tập theo các chủ thể của hướng nghiệp, hoạt động thực hành tìm hiểu nghề, hoạt động giáo dục nghề được thể hiện ở chỗ: Thầy tổ chức cho các em giao lưu với cơ sở sản xuất, tổ chức tham quan, tổ chức các buổi hội thảo tranh luận của lớp, ở nhóm…Như vậy thầy đóng vai trò là người tổ chức, định hướng, điều khiển các hoạt động của học sinh, còn học sinh phải tự mình điều tra thu thập các thông tin về nghề, trường đào tạo, sự phát triển kinh tế của địa phương, cơ sở sản xuất.

* Quản lí hoạt động GDHN của giáo viên và các lực lượng giáo dục khác

Đội ngũ tham gia công tác GDHN là chủ thể của quá trình hoạt động, bao gồm nhiều lực lượng tham gia, trong đó giữ vai trò quan trọng hơn hết là đội ngũ giáo viên, vì đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định chất lượng giáo dục và được xã hội tôn vinh. Trong nền giáo dục hiện đại, việc quản lý và đào tạo giáo viên không những chỉ yêu cầu dừng lại ở chỗ vững chuyên môn là đủ mà còn phải yêu cầu được đào tạo một lượng tri thức tương đối rộng, học sâu

một số môn chuyên ngành, bên cạnh đó phải được trang bị thêm một số môn học khác để phục vụ việc giáo dục toàn diện; được huấn luyện phương pháp và kĩ năng dạy học một cách chu đáo và thường xuyên được trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp, thường xuyên được rèn luyện nhân cách, tăng cường ý thức của người giáo viên, từ đó tạo sự ảnh hưởng của nhân cách giáo viên đến học sinh.

Để thực hiện tốt công tác GDHN, trong nhà trường phổ thông hiện nay nhất thiết phải xây dựng được lực lượng chuyên trách, hàng năm nhà trường cần có kế hoạch cử lực lượng này tham gia các chương trình tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ do ngành tổ chức.

Tham gia vào công tác GDHN còn có các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội liên hiệp thanh niên Việt nam. Đây là lực lượng có số lượng đông đảo và hùng hậu trong các trường phổ thông, hoạt động của các tổ chức này phần lớn gắn liền với các hoạt động phong trào, chính vì vậy nhà trường cần tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức này hoạt động, tuy nhiên phải xây dựng được qui chế phối hợp để đưa được các nội dung của công tác GDHN vào trong chương trình hoạt động của họ.

Ngoài ra do GDHN là một hệ thống các biện pháp giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội, vì vậy chủ thể tham gia công tác GDHN còn có nhiều lực lượng khác như Hội cha mẹ học sinh, và các tổ chức xã hội khác. Nhà trường phải quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ với các tổ chức này để đem lại hiệu quả cao trong hiệu quả giáo dục nói chung của nhà trường, trong đó có công tác GDHN.

* Quản lí hoạt động hướng nghiệp của học sinh

Là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh trong quá trình học tập thông qua việc kiểm tra đánh giá. Kiểm tra, đánh giá là một khâu quan trọng không thể thiếu được trong quá trình giáo dục.

cụ thể trong từng tháng của mỗi năm học. Mặc dù hiện nay việc kiểm tra đánh giá kết quả hướng nghiệp đối với học sinh chưa được cụ thể hóa thành điểm số để tham gia vào việc đánh giá kết quả giáo dục các mặt, nhưng để GDHN ngày càng có ý nghĩa thiết thực thì cuối mỗi chủ đề sinh hoạt hướng nghiệp, giáo viên cần đánh giá quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh nhằm tạo cơ sở cho các quyết định sư phạm của giáo viên và nhà trường, cho bản thân học sinh để các em học tập ngày càng tiến bộ hơn. Đồng thời qua đó nhà trường cũng đánh giá được hiệu quả hoạt động GDHN diễn ra trong nhà trường như thế nào.

* Quản lí các điều kiện phục vụ hoạt động GDHN

Các điều kiện phục vụ cho quá trình dạy học – giáo dục nói chung gồm nhiều loại, chung qui lại đó là cơ sở vật chất thiết bị dạy học và nguồn tài chính, trong đó cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là phương tiện lao động sư phạm của các nhà giáo dục và học sinh, nó là một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành quá trình dạy học - giáo dục trong nhà trường; thiếu điều kiện này thì quá trình đó không thể diễn ra hoặc diễn ra ở dạng không hoàn thiện.

Tuy nhiên, cơ sở vật chất - thiết bị dạy học chỉ phát huy được tác dụng, nghĩa là làm cho quá trình giáo dục diễn ra có hiệu quả, nếu như nó thực sự trở thành một nhân tố của quá trình giáo dục. Là một nhân tố của quá trình giáo dục thì cơ sở vật chất – thiết bị dạy học phải phù hợp với các nhân tố khác như: mục đích, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục. Muốn GDHN đạt hiệu quả cao nhà trường vừa kết hợp việc tận dụng nguồn cơ sở vật chất – thiết bị dạy học sẵn có với việc lập kế hoạch trang bị mua sắm thêm cũng như các biện pháp bảo quản các thiết bị để sử dụng có hiệu quả bền vững.

có một tiềm năng nghề nghiệp để khi học xong phổ thông các em có thể sẵn sàng tham gia vào thị trường việc làm, đáp ứng yêu cầu nghề nghiệp trong thời kỳ CNH-HĐH đất nước. Tiềm năng nghề nghiệp là một phức hợp các năng lực, phẩm chất và điều kiện giúp một cá nhân vượt qua những rào cản tiềm ẩn làm hạn chế khả năng được tuyển dụng ngành nghề. Các tiềm năng nghề nghiệp gồm:

Các năng lực cốt yếu (Giao tiếp, tính toán, suy luận logic, giải quyết vấn đề, lập kế hoạch, thích ứng, năng lực ứng phó, tự tin, kỹ luật tự giác, sắp xếp thời gian).

Năng lực thoát khỏi các rào cản (sức khỏe đáp ứng nghề nghiệp, kiềm chế sự lo âu, bực tức) năng lực sử dụng các nguồn lực xã hội (các kĩ năng xã hội, hướng tới người khác, động cơ học tập, động cơ nghề nghiệp, động cơ thành đạt, nhu cầu địa vị).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường trung học phổ thông tại thành phố vĩnh long, tỉnh vĩnh long​ (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)