Kết quả khảo sát những hạn chế của công tác GDHN tại trường THPT thành phố Vĩnh Long được trình bày qua bảng 2.18
Bảng 2.18. Mức độ hạn chế của các yếu tố ảnh hưởng đến GDHN tại nhà trường theo ý kiến của giáo viên và CBQL
TT Các yếu tố
Mức độ hạn chế (%) (Ý kiến giáo viên)
Mức độ hạn chế (%) (Ý kiến CBQL)
KHC IHC HC RHC TB KHC IHC HC RHC TB
1
Phòng học, máy chiếu, máy vi tính đang thiếu, xuống cấp 20,7 25,3 44,0 10,0 2.43 3,3 70,0 6,7 20,0 2.43 2 Không có Phần mềm tư vấn, test năng lực học sinh 19,3 52,0 19,3 9,3 2.19 21,7 55,0 6,7 16,7 2.18 3
Tài liệu giảng dạy, tư vấn hướng nghiệp, những điều cần biết về tuyển sinh không đầy đủ
29,3 54,0 8,7 8,0 1.95 3,3 68,3 8,3 20,0 2.45
4
Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên còn thiếu, năng lực hạn chế, trình độ thấp 22,0 47,3 22,7 8,0 2.17 13,3 65,0 10,0 11,7 2.20 5 Kinh phí tổ chức hoạt động GDHN còn thiếu 34,0 32,0 30,0 4,0 2.04 8,3 58,3 11,7 21,7 2.47 6 Không có chế độ phụ cấp đặc thù dạy GDHN 12,0 50,0 25,3 12,7 2.39 55,0 20,0 6,7 18,3 1.88 7 Học sinh thiếu có ý thức học tập, không có thái độ tích cực trong học tập GDHN 18,7 48,0 24,7 8,7 2.23 10,0 13,3 53,3 23,3 2.90 8
Cha mẹ học sinh không ủng hộ, chọn ngành nghề theo sắp đặt của cha mẹ 13,3 23,3 37,3 26,0 2.76 21,7 6,7 51,7 20,0 2.70 9 Các trường ĐH,CĐ, cơ sở nghề không đến tư vấn, giới thiệu nghề cho học sinh 34,7 36,7 9,3 19,3 2.13 18,3 53,3 6,7 21,7 2.32
Qua bảng 2.18 cho thấy ý kiến của CBQL và giáo viên có sự khác biệt. Các yếu tố hạn chế được CBQL đánh giá cao hơn giáo viên gồm: tài liệu giảng dạy, tư vấn hướng nghiệp, những điều cần biết về tuyển sinh không đầy đủ; kinh phí tổ chức hoạt động GDHN còn thiếu; học sinh thiếu có ý thức học tập, không có thái độ tích cực trong học tập GDHN và các trường ĐH, CĐ, cơ sở nghề không đến tư vấn, giới thiệu nghề cho học sinh. Bên cạnh đó, các yếu tố được giáo viên cho rằng khó khăn hơn so với ý kiến của CBQL chính là không có chế độ phụ cấp đặc thù dạy GDHN. Ngoài ra, yếu tố cha mẹ học sinh không ủng hộ, chọn ngành nghề theo sắp đặt của cha mẹ thì cả Giáo viên (2.76) và CBQL (2.70) cho rằng còn rất hạn chế. Rõ ràng, cha mẹ học sinh còn áp đặt ngành nghề lên học sinh, hoặc một bộ phận chưa thực sự quan tâm đến năng lực, sở thích, sở trường của con cái mà còn tư tưởng con mình phải vào đại học, muốn con mình “làm thầy hơn làm thợ” nên không muốn con mình vào trường trung cấp, học nghề. Vì vậy, chủ trương phân luồng học sinh sau bậc trung học đi học nghề hoặc vừa học kiến thức vừa học nghề hiện gặp không ít khó khăn.
Tiểu kết chương 2
Công tác GDHN ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long đã được thực hiện theo kế hoạch, nội dung chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã đạt được những mục tiêu cụ thể, nhất định.
Tuy nhiên, hoạt động GDHN chưa đạt hiệu quả thực sự như mong đợi và còn nhiều điểm hạn chế, bất cập so với yêu cầu như: vẫn còn một số ít cán bộ quản lý, giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động GDHN; việc xây dựng và tổ chức hoạt động GDHN ở một số trường, một số nội dung chưa quan tâm đúng mức. Từ cách thức quản lý đến nội dung quản lý hoạt động GDHN thể hiện ở 04 nội dung: xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp; tổ chức, chỉ đạo thực hiện các hoạt động giáo dục hướng nghiệp; kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN và sử dụng phương tiện, cơ sở vật chất, huy động các nguồn lực cho việc tổ chức hoạt động GDHN ở mức độ thực hiện và hiệu quả thực hiện vẫn còn một vài đơn vị thực hiện chưa cao. Qua đó, tác giả đã phân tích các yếu tố được CBQL và giáo viên cho rằng ảnh hưởng trực tiếp, còn ít thuận lợi và khó khăn đến hoạt động GDHN cũng như công tác quản lí GDHN các trường THPT thành phố Vĩnh Long hiện nay.
Với những hạn chế đã được phân tích đánh giá cụ thể từ thực trạng của hoạt động GDHN thành phố Vĩnh Long đã dẫn đến hậu quả GDHN trong thời gian qua ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long chưa đạt được như mong đợi. Muốn giải quyết những bất cập, tồn tại đó phải tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý, thực hiện đồng bộ một số biện pháp để không ngừng nâng cao chất lượng GDHN. Đây cũng là cơ sở để tác giả khảo nghiệm một số biện pháp đẩy mạnh công tác quản lí hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long và dựa trên kết quả đó, tác giả phân tích cụ thể và trình bày ở Chương 3
Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THPT TẠI THÀNH PHỐ VĨNH LONG 3.1. Cơ sở đề xuất biện pháp
3.1.1. Cơ sở pháp lý
Trên cơ sở nội dung của quản lí giáo dục là quản lí các yếu tố cấu thành quá trình giáo dục tổng thể, bao gồm: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, nhà giáo dục, người được giáo dục, kết quả giáo dục, đồng thời quản lí cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, giáo dục, môi trường giáo dục, các lực lượng giáo dục. Các nội dung quản lí hoạt động GD hướng nghiệp cho học sinh theo quy định gồm:
- Quản lí kế hoạch hoạt động GDHN. - Quản lí nội dung, chương trình GDHN.
- Quản lí các phương pháp, hình thức tổ chức GDHN.
- Quản lí hoạt động GDHN của giáo viên và các lực lượng giáo dục khác.
- Quản lí hoạt động hướng nghiệp của học sinh. - Quản lí các điều kiện phục vụ hoạt động GDHN.
Bên cạnh đó, các yếu tố như: thị trường lao động, giáo dục đào tạo, đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên, phụ huynh học sinh và các tổ chức xã hội có ảnh hưởng đến quá trình quản lí GDHN cho học sinh ở trường THPT hiện nay.
3.1.2. Cơ sở thực tiển
Thực tiễn qua khảo sát, nghiên cứu quản lí GDHN ở 05 trường THPT thành phố Vĩnh Long, gồm: Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trường THPT Lưu Văn Liệt, Trường THPT Nguyễn Thông, Trường THPT Vĩnh Long và Trường THCS-THPT Trưng Vương, tác giả đã rút ra kết luận về thực trạng GDHN của thành phố Vĩnh Long như sau:
hiện theo kế hoạch, nội dung chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đã đạt được những mục tiêu cụ thể, nhất định. Tuy nhiên, hoạt động GDHN chưa đạt hiệu quả thực sự như mong đợi và còn nhiều điểm hạn chế, bất cập so với yêu cầu như:
- Về nhận thức: vẫn còn một số ít cán bộ quản lý, giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của hoạt động GDHN
- Về xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động GDHN ở một số trường, một số nội dung chưa được quan tâm đúng mức.
- Hiệu quả công tác tư vấn hướng nghiệp cho học sinh chưa cao.
- Cơ sở vật chất chưa đầy đủ, chưa đảm bảo dạy GDHN và công tác huy động xã hội hóa chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
- Một số Hiệu trưởng quản lí còn lỏng lẽo, chưa hết vai trò quản lý và chưa thực sự quan tâm đúng mức đến GDHN.
Qua phân tích các yếu tố, CBQL và Giáo viên còn một vài yếu tố ít thuận lợi và khó khăn đến hoạt động GDHN cũng như công tác quản lý GDHN các trường THPT thành phố Vĩnh Long hiện nay.
3.2. Nguyên tắc để xây dựng biện pháp
Việc đề xuất các biện pháp quản lý GDHN cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long cần dựa trên các nguyên tắc sau đây:
3.2.1. Đảm bảo tính mục tiêu
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải hướng tới mục tiêu chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ hội nhập. Mục tiêu của GDHN cho học sinh ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long, góp phần thực hiện giáo dục toàn diện cho học sinh, giúp học sinh chọn được ngành, nghề phù hợp với năng lực bản thân và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước nói chung, thành phố Vĩnh Long nói riêng.
3.2.2. Đảm bảo tính thực tiễn
và gắn liền với thực tiễn giáo dục đào tạo nói chung, hoạt động GDHN nói riêng ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long. Các biện pháp đề xuất phải giúp cho học sinh sau khi tốt nghiệp ra trường có thể lựa chọn được nghề nghiệp phù hợp sẵn có ở địa phương hoặc khu vực.
3.2.3. Đảm bảo tính hiệu quả
Nguyên tắc này đòi hỏi các các biện pháp được đề xuất phải mang lại hiệu quả trong thực tiễn, giúp cho các trường THPT thành phố Vĩnh Long thực hiện tốt công tác GDHN cho học sinh. Với những biện pháp đề xuất, ban giám hiệu các trường chỉ cần đầu tư công sức với mức thấp nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất, giúp học sinh có thể nhận biết rõ năng lực bản thân và lựa chọn được nghề làm, ngành học phù hợp. Nó còn tác động giúp cho PHHS, các tổ chức đoàn thể nâng cao nhận thức, tham gia tích cực vào công tác hướng nghiệp.
3.2.4. Đảm bảo tính khả thi
Để đảm bảo tính khả thi của nguyên tắc này đòi hỏi các các biện pháp được đề xuất phải phù hợp đặc điểm, tình hình cụ thể của các trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, phù hợp với truyền thống lịch sử văn hoá của thành phố Vĩnh Long, phù hợp với nguyện vọng của cán bộ, giáo viên, học sinh các trường THPT. Trên cơ sở đó, các biện pháp đề xuất đảm bảo có thể thực hiện được và mang lại hiệu quả.
3.2.5. Đảm bảo tính đồng bộ
Nguyên tắc đồng bộ là một trong những nguyên tắc được áp dụng trong quản lý hoạt động GDHN đối với học sinh cấp THPT. Theo nguyên tắc này, các biện pháp triển khai đều được quan tâm, đầu tư và thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả. Nhưng từng giai đoạn có sự ưu tiên và đầu tư những biện pháp cụ thể, cũng như việc vận hành chúng phải logic, khoa học và đồng bộ trong bộ máy của tổ chức, gồm các biện pháp về cơ chế quản lí, vai trò, chức năng quản lí GDHN.
3.3. Hệ thống các biện pháp đề xuất trong quản lí hoạt động GDHN cho học sinh THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long học sinh THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long
Để công tác quản lí hoạt động GDHN ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long có tính cần thiết, thực hiện đạt được mục tiêu đề ra thì phải thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp. Tác giả xây dựng phiếu khảo sát dựa trên hệ thống các biện pháp đề xuất, khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cụ thể nâng cao chất lượng công tác quản lí hoạt động GDHN ở trường THPT hiện nay.
3.3.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ những người làm công tác hướng nghiệp, quản lí hướng nghiệp, cha mẹ, học sinh và các lực lượng giáo dục nghiệp, quản lí hướng nghiệp, cha mẹ, học sinh và các lực lượng giáo dục khác
* Ý nghĩa, nội dung của biện pháp
Việc nâng cao nhận thức đối với hoạt động hướng nghiệp có vai trò hết sức quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục, nó giúp cho các thành viên trong và ngoài nhà trường tham gia một cách tự giác, tích cực và đạt được hiệu quả cao trong công việc. Do tính chất phức tạp của công tác hướng nghiệp bị chi phối bởi nhiều yếu tố tâm lý cá nhân, gia đình, xã hội, thị trường lao động …Vì vậy cần tập trung làm chuyển biến nhận thức của từng thành viên trong nhà trường và lực lượng xã hội khác. Để cho mọi người hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động GDHN trong trường phổ thông, làm cho hoạt động GDHN ngày càng trở nên phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức và thể hiện tính chuyên nghiệp của nó trong hoạt động. Có như vậy, mới lôi kéo được nhiều em tham gia và giúp các em có đủ tự tin khi chuẩn bị bước vào đời.
* Cách thức thực hiện biện pháp
Nhà trường phải xây dựng kế hoạch cụ thể cùng với những chỉ tiêu nhất định làm tiêu chí phấn đấu đẩy mạnh công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông và cũng đưa ra tiêu chuẩn đánh giá thi đua ở các bộ phận tham
gia công tác hướng nghiệp trong nhà trường. Đội ngũ giáo viên và cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệp là những người trực tiếp thực hiện các nội dung hướng nghiệp, vì vậy cần phải làm cho họ nhận thức rõ bản chất của hoạt động này, các nội dung hướng nghiệp, các yêu cầu cần phải đạt được và cách thức tổ chức các con đường hướng nghiệp. Cha mẹ và bản thân học sinh là những người quyết định cuối cùng trong việc lựa chọn nghề, vì vậy nhận thức của học có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của quá trình hướng nghiệp. Chính quyền địa phương và các lực lượng trong toàn xã hội phải quan tâm đến công tác hướng nghiệp để họ tích cực tham gia giúp đỡ nhà trường trong công tác này. Từ đó, từng bước làm cho cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh dần dần thay đổi nhận thức về môn GDHN, giúp đỡ cho các em rất nhiều sau khi rời ghế nhà trường phổ thông chọn nghề phù hợp với khả năng và năng lực của mình.
3.3.2. Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ những người làm công tác hướng nghiệp trong trường THPT. nghiệp trong trường THPT.
* Ý nghĩa, nội dung của biện pháp
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục là phải xây dựng được một đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục yêu nghề, yêu trường, hết lòng yêu thương, chăm sóc, giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Người luôn đánh giá cao vai trò của các thầy giáo, cô giáo trong xã hội mới, coi họ là lớp người vẻ vang của đất nước, vì nếu không có thầy giáo, cô giáo hết lòng dạy dỗ con em nhân dân thì không thể xây dựng được một xã hội tốt đẹp trong tương lai.
Đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về GDHN trong thời gian tới, chúng ta cần có một đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt,
có trình độ chuyên môn sâu, có năng lực sư phạm về dạy nghề và hướng nghiệp, đặc biệt có tay nghề thực hành giỏi. Đội ngũ giáo viên dạy hướng nghiệp phải đủ các loại hình bao gồm giáo viên dạy kỹ thuật, dạy nghề phổ thông và hướng nghiệp. Hiện nay các trường không có giáo viên hướng nghiệp chuyên trách mà chỉ có giáo viên kiêm nhiệm nhưng để dạy hướng nghiệp học sinh cũng cần có những giáo viên thật sự có năng lực và tâm huyết với nghề.
* Cách thức thực hiện biện pháp
Để nâng cao chất lượng đội ngũ những người làm công tác hướng nghiệp, trong công tác quản lý cần phải chú trọng các nội dung cần phải thực hiện thường xuyên dưới đây:
- Tổ chức tốt công tác tập huấn bồi dưỡng cho các giáo viên tham gia công tác GDHN. Bồi dưỡng cho giáo viên về các nội dung: kiến thức, kỹ năng và thái độ. Bên cạnh, còn phải thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng tư