Một số cách tiếp cận trong dạy học hình học ở tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hình có biểu tượng vào dạy học hình học ở tiểu học (Trang 27 - 30)

Để tiếp cận các yếu tố hình học trong chương trình giáo dục, xuất phát từ nội dung hình học mà giáo viên lựa chọn cách thức hướng dẫn phù hợp: Có các cách tiếp cận yếu tố hình học dưới đây:

Dạy học hình học thông qua việc giao nhiệm vụ có hướng dẫn, cung cấp hệ thống bài tập dẫn dắt người học giải quyết các dạng bài tập từ dễ đến khó người học dần phát hiện ra kiến thức cần học. Việc dạy học theo cách tiếp cận này giúp học

sinh tự chủ, tự nghiên cứu nội dung, kích thích sự tò mò của học sinh. Bên cạnh đó, việc giao nhiệm vụ học cũng cần xem xét đến trình độ của người học mà có hướng dẫn, chỉ dẫn khác nhau. Ví dụ: khi dạy bài diện tích hình thang, người dạy có thể hướng làm một bảng hướng dẫn học sinh cách cắt ghép từ hai hình vuông và đánh dấu chiều dài các cạnh quan trọng để phát hiện ra cách tính diện tích hình thang từ hình vuông.

Một trong những cách tiếp cận bài học theo hướng tích cực là đặt vấn đề. Cách tiếp cận này kích thích sự tò mò, hứng thú tìm câu trả lời ở người học. Trong quá trình tìm đáp án, người học huy động các kinh nghiệm và kiến thức đã được học cùng sự hiểu biết của bản thân, tìm phương án trả lời từ đó tìm thấy kiến thức mới. Chẳng hạn trước khi học sinh học và biết công thức tính chu vi hình chữ nhật, giáo viên nêu vấn đề “làm cách nào để tính độ dài của thửa ruộng hình chữ nhật có chiều dài là 40m, chiều rộng là 20m mà không dùng thước đo. Để tìm được câu trả lời học sinh sẽ huy động kiến thức cũ “độ dài đường gấp khúc” để tính độ dài của thửa ruộng hình chữ nhật từ đó dưới gợi ý của giáo viên, người học tìm ra tìm ra công thức tính chu vi.

Một cách tiếp cận khác được đã được sử dụng trong giảng dạy và đem lại hiệu quả đó là giáo viên có thể giao nhiệm vụ tìm hiểu bài mới cho học sinh qua hệ thống bài giảng được soạn sẵn và học sinh đến lớp cùng nhau giải đáp những thắc mắc cho bài học đó. Đó là hình thức dạy học theo mô hình “Flipped classroom” (lớp học đảo ngược). Mô hình này dựa trên sự phát triển mạnh của công nghệ hiện đại, giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin như E-learning, Powerpoint, Activeinspire,.. trong soạn giảng và học sinh xem trước bài giảng. Trước, trong hoặc sau khi dạy bài giáo viên có thể yêu cầu học sinh tìm hiểu về nội dung kiến thức liên quan đến bài học, yêu cầu học sinh đọc đoạn thông tin nào đó, tìm hiểu sự xuất hiện của kiến thức cần dạy trong thực tế, ... các nhiệm vụ bài học đó có thể là tìm hiểu thông tin, đọc thông tin hoặc là một hoạt động học tập. Mô hình học tập này giúp người học không mất thời gian tìm hiểu bài mới ở lớp mà còn giúp giáo viên có thời gian để quan tâm hơn đến dạy học cá thể hóa.

của học sinh, thông qua quá trình hoạt động, thực hành người học lĩnh hội và phát hiện tri thức mới. Chẳng hạn như khi được học về các góc “góc nhọn, góc tù, góc bẹt” với hai que diêm người dạy yêu cầu học sinh xếp thành các góc có độ lớn khác nhau từ đó hướng dẫn tên gọi của các góc.

Ngoài những cách tiếp cận trên, xuất phát từ mong muốn tích hợp các lĩnh vực kiến thức khác nhau cho học sinh, chúng tôi cố gắng làm tốt hơn phương pháp minh họa trong dạy hình học đó là giảng dạy các yếu tố hình học từ những hình ảnh thực tế có ý nghĩa – biểu tượng. Thay vì minh họa bằng chính các mô hình hình học thì minh họa bằng các biểu tượng có chứa đựng các yếu tố hình học và lồng ghép các kiến thức khoa học khác theo quan điểm tích hợp. Hơn nữa, người dạy ngoài việc sử dụng biểu tượng để phát hiện các kiến thức hình học cũng có thể sử dụng nó như là một học liệu để làm cơ sở vận dụng các cách tiếp cận nói trên. Sử dụng biểu tượng giúp học sinh học tập với nhiều hình thức đa dạng hơn, kích thích sự tò mò, phát huy tính tích cực, tự chủ trong các hoạt động học tập của mình. Giảng dạy sử dụng biểu tượng giúp học sinh mở rộng kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Thông qua những biểu tượng làm phong phú ngữ liệu dạy học, tổ chức được nhiều hoạt động thú vị dưới nhiều hình thức đa dạng phù hợp như: cung cấp bài tập bằng qua những câu chuyện ẩn sau biểu tượng, tổ chức các hoạt động tìm hiểu về một biểu tượng văn hóa, đặt vấn đề thông qua những biểu tượng, hoặc giao nhiệm vụ thiết kế có hướng dẫn, …giảng dạy theo hướng này không những giúp giáo viên đa dạng hóa các ngữ liệu mà còn dễ dàng khiến học sinh bị lôi cuốn vào bài học, có nhu cầu tìm hiểu kiến thức cuộc sống. Hướng dạy học này còn giúp học sinh liên hệ được thực tiễn, xâu chuỗi được kiến thức một cách hệ thống, không rời rạc, không chỉ đơn thuần là học toán mà nhận thấy được toán học trong thực tiễn. Ví dụ: khi ôn tập kiến thức bài hình hộp hình trụ giáo viên có thể cung cấp bài tập dưới dạng câu chuyện về chùa Một Cột – biểu tượng văn hóa và yêu cầu học sinh tìm hiểu trả lời câu hỏi về biểu tượng này, bên cạnh đó tính toán diện tích xung quanh của Liên hoa đài. Tuy nhiên, biểu tượng được lựa chọn phải là những biểu tượng có chứa các dạng hình học cơ bản ở tiểu học. Chẳng hạn như khi dạy bài hình tròn thì biểu tượng được chọn phải có dạng hình tròn, nếu làm bật được những đặc điểm của hình càng

tốt, ví dụ “Logo Mercedes” – có dạng hình tròn, có bán kính và tâm của hình tròn. Các cách tiếp cận này không nhất thiết phải sử dụng đơn lẻ mà có thể bổ trợ cho nhau, trong một bài dạy có thể sử dụng cùng lúc để giúp học sinh tìm hiểu, mở rộng hoặc củng cố kiến thức hình học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hình có biểu tượng vào dạy học hình học ở tiểu học (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)