Chùa Một Cột

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hình có biểu tượng vào dạy học hình học ở tiểu học (Trang 63 - 65)

Đối tượng: Học sinh lớp 5

Bài dạy: Luyện tập bài hình lập phương, hình trụ Mục tiêu:

- Nhận dạng các hình đã học (hình trụ, hình lâp phương) thông qua chùa Một Cột.

- Tính đúng diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương.

- Đọc và xác định thông tin nhanh, chính xác.

- Hiểu thêm về lịch sử hình thành ngôi chùa Một Cột và vị trí địa lý ngôi chùa này.

Gợi ý các hoạt động và câu hỏi:

Xem và lọc thông tin: Chùa Một Cột còn có tên là Diên Hựu hay Liên hoa đài, nằm trong tổng thể khu di tích Quốc Gia đặc biệt Phủ Chủ tịch và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xưa kia, Chùa nằm trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thǎng Long thời Lý, nay thuộc phố Chùa Một Cột, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.(Di tích lịch sử - Văn hóa Hà Nội, 2018). Kế tiếp triều đại nhà Lý là nhà Trần ngôi chùa vẫn mang tên Diên Hựu và chùa cũng đã qua nhiều đợt tu sửa, đợt sửa chữa lớn vào năm Thiền Ứng Chính Bình 18 (1249) gần như phải làm lại toàn bộ. Thời Lê, triều đình nhiều lần cho tu sửa, thu nhỏ kích thước đài sen và cột đá. Năm 1802, bố chính Tôn Thất Giao xin đúc chuông mới. Năm 1864, Tổng đốc Tôn Thất Hàm hưng công trùng tu làm sàn gỗ hình bát giác để đỡ toà sen, chạm trổ thêm công phu tráng lệ. Năm 1954, trước khi rút khỏi Hà Nội, quân Pháp đã đặt mìn phá đổ chùa. Sau ngày tiếp quản Thủ đô, Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cho tu sửa chùa Một Cột (chùa Diên Hựu) theo đúng kiểu mẫu thời cũ để lại từ thời Nguyễn. So với quy mô và hình thức thời Lý – Trần chùa Một Cột hiện nay đã thay đổi khá nhiều, tuy nhiên, lối kiến trúc nhất trụ vẫn là kiến trúc cơ bản. Chùa có kết cấu hình vuông mỗi chiều 3m, làm bằng gỗ, mặt tiền để ngỏ, 3 phía còn lại làm bằng ván gỗ bưng kín, phía trên có mái gói, bốn góc uốn cong tạc hình lưỡng long chầu nguyệt. Toàn bộ kiến trúc chùa được xây dựng trên một cột đá hình trụ có đường kính 1,2m cao 4m chưa kể phần chìm dưới nước. Trụ đá gồm 2 khối gắn liền với nhau, thoạt nhìn tưởng như là một khối. Phần trên thân trụ mang 8 cánh gỗ trông tựa bông sen nở. Các cột này đỡ lấy các đòn ngang của mái chùa. Nóc chùa có mặt nguyệt bốc lửa, 2 đầu rồng chầu về mặt nguyệt. Trên chùa có độc nhất một lối nhỏ dẫn vào chính điện bằng 1 cầu thang 10 bậc, nát gạch chỉ, hai bên có thành tường xây gạch. Trong quan niệm người Việt, rồng luôn là con vật linh thiêng, biểu tượng cho quyền uy, sức mạnh. Và hình ảnh "Lưỡng long chầu nguyệt" trên các mái đình đền, chùa chiền không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa.Chùa Một Cột là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam cũng như trong giới nghiên cứu trong

và ngoài nước. Ngày 28/4/1962, chùa Một Cột được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đợt đầu tiên. Ngày 4/5/2006, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập chùa là “Kỷ lục Việt Nam” và đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á. Sau thời gian thẩm định để xác lập, ngày 10/10/2012, tại Faridabad (Ấn Độ), Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục châu Á: “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất”. (Di tích lịch sử - Văn hóa Hà Nội, 2018).

Gợi ý câu hỏi và bài tập:

-Em hãy cho biết hiện nay Chùa Một Cột thuộc tỉnh nào?

-Ngôi chùa được công nhận là ngôi Chùa có kiến trúc đọc đáo nhất vào năm nào?

-Quan sát hình ảnh và cho biết em tìm thấy những dạng hình nào đã học?

-Em hãy tính diện tính xung quanh, diện tích toàn phần của Chùa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hình có biểu tượng vào dạy học hình học ở tiểu học (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)