Lựa chọn biểu tượng tích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hình có biểu tượng vào dạy học hình học ở tiểu học (Trang 69 - 71)

Việc lựa chọn biểu tượng để dạy học hoàn toàn dựa vào nội dung bài cần dạy. Trong chương trình phổ thông, nội dung hình học được đưa ra phù hợp với mức độ nhận thức của các lớp. Dựa vào nội dung và mục tiêu bài học mà lựa chọn biểu tượng cho phù hợp. Bên cạnh đó cũng cần chú ý lượng kiến thức tích hợp thông qua biểu tượng có phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh hay không, tránh quá khó. Ngoài ra, việc lựa chọn biểu tượng nên ưu tiên những biểu tượng nói lên nhiều đặc điểm của dạng hình cần dạy càng tốt, chú trọng những biểu tượng tôn vinh nét đẹp văn hóa dân tộc. Ví dụ: khi dạy bài hình tròn, chúng ta lựa chọn logo Mercedes vì logo này thể hiện rõ yếu tố: tâm, đường kính và bán kính, bên cạnh đó còn tích hợp kiến thức về hãng xe nổi tiếng vươn tầm thế giới cho học sinh, hơn thế nữa học sinh còn được tham gia thiết kế một biểu tượng cho dòng xe của riêng mình mà các bạn yêu thích, không những khơi dậy niềm đam mê sáng tạo mà còn giúp các em khắc sâu những đặc điểm của dạng hình các em được học.

Để tìm biểu tượng cho bài dạy, vận dụng quan điểm tích hợp đa môn theo chủ đề, giáo viên có thể vẽ một bản đồ tư duy để tìm ra hình và biểu tượng phù hợp để xây dựng bài dạy.

Sơ đồ này bắt đầu từ một từ khóa gốc và phát triển ra các nhánh. Từ khóa gốc là toán, cụ thể hơn là hình cần dạy (hình tròn, tam giác, vuống,..). Tiếp đến là các nhánh chính, ở đây đề cập đến lĩnh vực tích hợp (giao thông, thể thao, thương hiệu, y học, văn hóa xã hội,…). Từ nhánh chính vẽ tiếp các nhánh là những nội dung cụ thể, có thể phân cấp theo phạm trù thời gian (xưa, nay), hoặc phạm trù về không gian (quốc tế, địa phương). Tiếp theo nhánh nhỏ hơn là những biểu tượng cụ thể và các đặc điểm đi kèm (câu chuyện, đặc điểm, thông tin, số liệu, kích thước, công dụng,...) về biểu tượng đó. Chẳng hạn như, dạy bài học liên quan đến hình tròn, sau khi xác định bài cần dạy giáo viên sẽ tìm những dạng hình đó trong các lĩnh vực rồi vẽ một sơ đồ tưu duy để tìm biểu tượng phù hợp nhất với mục tiêu của bài và trình độ nhận thức của học sinh:

Từ những nội dung tìm được xoay quanh biểu tượng được chọn lựa, giáo viên lựa chọn, thiết kế lại các nội dung sao cho phù hợp với nhận thức của học sinh. Thiết kế những bài tập, tổ chức những hoạt động xoay quanh biểu tượng được chọn. Ngoài ra giáo viên cũng cần chú ý đến việc tích hợp các kĩ năng khác; giáo dục phẩm chất cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hình có biểu tượng vào dạy học hình học ở tiểu học (Trang 69 - 71)