Biểu tượng có chứa dạng hình học ở tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hình có biểu tượng vào dạy học hình học ở tiểu học (Trang 30 - 33)

a)Lựa chọn biểu tượng

Để giảng dạy hình học có sử dụng biểu tượng đạt hiệu quả thì việc lựa chọn biểu tượng phù hợp khá quan trọng. Khi lựa chọn được biểu tượng phù hợp sẽ giúp nâng cao hiệu quả giảng dạy, khơi gợi được hứng thú học tập, sự tò mò của học sinh. Vậy lựa chọn biểu tượng như thế nào thì tốt nhất và đem lại kết quả mong muốn? Qua quá trình tìm hiểu về sự xuất hiện của các biểu tượng trong cuộc sống và các dạng hình được giảng dạy trong chương toán tiểu học, đảm bảo ngữ liệu được chọn đa dạng và phù hợp với học sinh tiểu học chúng tôi đề xuất một số tiêu chí. Biểu tượng cần đảm bảo những yếu tố sau:

-Có chứa dạng hình được học ở tiểu học.

- Biểu tượng cần phải rõ ràng, ý nghĩa phù hợp với mức độ nhận thức của từng đối tượng học sinh.

- Nên chọn những biểu tượng có tính chất giáo dục, chứa đựng kiến thức thuộc về văn hóa, lịch sử, khoa học, kĩ thuật, công nghệ, …

- Biểu tượng được chọn thể hiện càng nhiều chi tiết đặc điểm của dạng hình cần dạy càng tốt.

Ngoài những tiêu chí lựa chọn trên thì khi lựa chọn biểu tượng, người dạy cũng cần tránh sử dụng một lúc quá nhiều biểu tượng làm mờ yếu tố toán học cần dạy, các biểu tượng được chọn nên cùng một lĩnh vực và có sự liên kết với nhau. Bên cạnh đó, việc lựa chọn biểu tượng cũng nên cập nhật những biểu tượng mang tính thời sự, tùy thuộc đặc điểm lớp học cũng như sự ham thích của học sinh sẽ gây ấn tượng và giúp học sinh nhớ lâu hơn kiến thức cần dạy.

Hình 1.1. Lá cờ Nhật Bản

Hình 1.2. Biển báo giao thông

Lá cờ Nhật bản – Biểu tượng Quốc gia

Đây là một biểu tượng quốc gia. Quốc kì Nhật Bản với hai màu trắng đỏ và chứa hai dạng hình: hình chữ nhật và hình tròn. Ở biểu tượng này người dạy có thể khai thác khía cạnh hình tròn để hướng dẫn và tính chu vi hay diện tích hình tròn với số liệu được cung cấp. Ngoài kiến thức toán giáo viên còn có thể tích hợp kiến thức khác như ý nghĩa của vòng tròn đỏ và màu trắng của lá cờ “Vòng tròn màu đỏ tượng trưng cho mặc trời mọc ở phương Đông và vì thế Nhật Bản được gọi là đất nước mặt trời mọc, màu trắng nói lên sự ngay thẳng, chính trực của người Nhật.

Biển báo giao thông Biểu tượng giao thông

Biển báo giao thông có rất nhiều nhóm và chứa nhiều dạng hình học khác nhau. Biển báo cấm có hai màu, giáo viên có thể sử dụng các nhóm biển báo phù hợp với mục đích bài dạy. Biển báo hình tam giác có thể hướng dẫn học sinh bài dạy về chu vi hoặc diện tích hình tam giác. Bên cạnh những kiến thức toán học có thể tích hợp các kiến thức về giao thông. Giáo dục ý thức trách nhiệm khi tham gia

Hình 1.3. Biểu tượng SeaGame 30

Seagame 30 – Biểu tượng thể thao

Đối với biểu tượng này có thể sử dụng cho dạng bài tập đếm hình, còn có thể tích hợp kiến thức về địa lý: 11 vòng tròn tượng trưng cho 11 quốc gia tham dự Seagame: Các nước Đông Nam Á đại lục, còn được gọi là các nước Đông Dương, bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, và (Tây) Malaysia. Các nước Đông Nam Á biển, còn được gọi là các nước Đông Ấn, bao gồm: Indonexia, (Đông) Malaysia, Singapore, Philippines, Đông Timor, Brunei, Đảo Christmas, Quần đảo Andaman và Nicobar, Quần đảo Cocos (Keeling).

Microsoft logo – Biểu tượng thuộc về Công nghệ

Biểu tượng có chứa dạng hình vuông. Giáo viên có thể sử dụng biểu tượng này để dạy bài học về hình vuông và cho học sinh tính toán hoặc hình thành kiến thức mới trên biểu tượng này. Bên cạnh đó 4 hình vuông với 4 màu sắc khác nhau, mỗi màu sắc có một ý nghĩa nhất định người dạy có thể giới thiệu thêm cho học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hình có biểu tượng vào dạy học hình học ở tiểu học (Trang 30 - 33)