tiểu học
Để hiểu rõ hơn về kinh nghiệm của giáo viên trong việc sử dụng phương tiện
Hình 2.11. Bài toán nhận diện hình trong sách Mastering Mathematics quyển A (6 -7 tuổi)
93.3 100 100 0 20 40 60 80 100 120 tra nh ả nh mô hình vậ t thậ t mức độ sử dụng hứng thú học sinh
dạy học, chúng tôi tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 30 giáo viên ở các khối lớp khác nhau ở trường Tiểu học Võ Trường Toản (Quận 10, Hồ Chí Minh).
Phiếu nội dung khảo sát bao gồm:
- Sự đáp ứng của các phương tiện dạy học với mục tiêu dạy học hình học. - Khó khăn của học sinh khi học các yếu tố hình học.
- Tích hợp các nội dung ngoài hình học vào giảng dạy nội dung hình học. - Mức độ giáo viên sử dụng biểu tượng trong giảng dạy hình học.
Ở nội dung thứ nhất, chúng tôi tiến hành khảo sát và được kết quả thống kê dưới đây:
Bảng 2.2. Thống kê đánh giá của giáo viên về sự đáp ứng của các phương tiện dạy học hiện nay
Phương tiện dạy
học Tranh ảnh Mô hình Vật thật
Phương tiện khác
Thường sử dụng 28 (93,3%) 15(50%) 18(60%) 1 (3,3%)
Học sinh hứng thú 28(93,3%) 30(100%) 30 (100%) 1 (3,3%)
Biểu đồ 2.1. Các phương tiện dạy học được sử dụng trong trường tiểu học hiện nay
Biểu đồ 2.1 cho thấy phương tiện dạy học chủ đề hình học được sử dụng nhiều nhất hiện nay là tranh ảnh (93,3%); hai phương tiện được sử dụng phổ biến tiếp theo là mô hình và vật thật; cuối cùng phương tiện khác (ứng dụng Microsoft PowerPoint). Cả ba phương tiện: hình ảnh, vật thật, mô hình đều mang lại hứng thú
cao cho học sinh. Từ đó cho thấy, việc tiếp tục minh họa các yếu tố hình học bằng các phương tiện này là cần thiết và sẽ đem lại hiệu quả trong việc hình thành biểu tượng hình học cho học sinh.
Ở nội dung thứ hai, đa số giáo viên đều đồng ý rằng việc sử dụng các phương tiện dạy học này nhằm mục đích giúp học sinh nhận thấy sự liên hệ, kết nối giữa phương tiện dạy học, cụ thể là sự xuất hiện của hình học trong cuộc sống với các hình cần học, giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức, củng cố kiến thức đã học (86,7%). Ngoài ra, tất cả giáo viên được khảo sát thì có đến 90% giáo viên đều đồng tình rằng: mục đích sử dụng các phương tiện dạy học hình học để lồng ghép thêm kiến thức, kĩ năng khác. Đây là một trong những ý kiến quan trọng giúp tôi tin rằng việc sử dụng các phương tiện dạy học ngoài những mục đích toán học còn được sử dụng để tích hợp những kiến thức khoa học, kĩ năng và việc sử dụng đó sẽ mang lại hiệu quả.
Bảng 2.3. Thống kê phương tiện dạy học được sử dụng trong trường tiểu học hiện nay
Quá thiếu Thiếu Phân vân Đáp ứng đủ Phong phú
1 (3,3%) 12 (40%) 2 (6,7%) 11 (36,7%) 4 (13,3%)
Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay, việc tìm kiếm các phương tiện dạy học không còn là vấn đề quá khó đối với giáo viên, chính vì vậy giáo viên (36,7%) nhận định rằng các phương tiên dạy học hiện nay đã đáp ứng đủ cho các tiết học hình học. Bên cạnh đó, trong số 30 giáo viên được khảo sát còn lại thì có đến 13 giáo viên nhận thấy phương tiên dạy học còn thiếu chưa đủ để dạy các tiết học.
Như vậy, việc phương tiện dạy học đã đáp ứng cho dạy các yếu tố hình học nhiều hay ít tùy thuộc vào quan điểm của mỗi giáo viên. Tuy vậy, đó cũng là cơ sở, căn cứ để chúng tôi nhận thấy sự cần thiết và quan trọng để làm phong phú hơn các phương tiện dạy học, đặc biệt giảng dạy yếu tố trừu tượng như hình học là hết sức cần thiết. Từ đó, chúng tôi tiếp tục tìm tòi, lựa chọn những phương tiện dạy học phù hợp, có tính mới vừa đáp ứng yêu cầu của tiết học vừa mở rộng cho học sinh kiến thức liên quan, kết nối toán học với thực tiễn.
Để tìm hiểu kĩ năng nhận dạng, phân loại hình của học sinh khi sử dụng các phương tiện dạy học hiện nay qua tranh ảnh, mô hình, vật thật như thế nào, chúng tôi đã tiến hành hỏi giáo viên để thu thập được số liệu và nhận được kết quả như bên dưới:
Bảng 2.4. Thống kê về mức độ phân loại dạng hình của học sinh khi học hình qua các phương tiện dạy học
Tốt Chưa tốt
Tranh ảnh 27 (90%) 3 (10%)
Mô hình 29 (96,3%) 1 (3,3%)
Vật thật 26 (86,7%) 4 (13,3%)
Theo bảng 2.4 việc sử dụng các phương tiện này mang lại hiệu quả tích cực khi dạy học, 27 giáo viên chiếm tỉ lệ 90% cho rằng sử dụng “hình ảnh” giúp học sinh nhận diện tốt các hình đã học. Đây cũng là một trong những phương tiện dạy học dễ tìm kiếm, thuận tiện cho giáo viên trong việc sử dụng và trình bày. Hai phương tiện dạy học khác là mô hình và vật thật cũng đem lại hiệu quả cao. Đây cũng là cơ sở để chúng tôi tin rằng việc tiếp tục sử dụng các phương tiện dạy hoc nói trên sẽ giúp học sinh học tốt các yếu tố hình học.
Thông qua các phương tiện dạy học trên, trong 30 giáo viên được hỏi “Thầy/ Cô đã lồng ghép kiến thức/kĩ năng nào vào bài dạy?” đã thu được các kết quả sau:
-Một số giáo viên đã lồng ghép thêm những kĩ năng khác như: kĩ năng quan sát, nhận xét, kĩ năng tư duy, kĩ năng thảo luận nhóm; kĩ năng giải quyết vấn đề.
-Bên cạnh đó, một số ít giáo viên khác đã lồng ghép thêm các kiến thức khác như: các kiến thức liên quan đến khoa học, lịch sử, đạo đức và một số kiến thức liên quan đến kĩ năng sống.
Như vậy, việc lồng ghép này đã được giáo viên gián tiếp thực hiện thông qua những phương tiện dạy học một cách tự nhiên, chứng tỏ tích hợp lồng ghép là phù hợp và mang lại hiệu quả tốt và đã được giáo viên áp dụng nhiều vào bài dạy. Việc còn lại chỉ là lựa chọn những phương tiện có chứa kiến thức phù hợp, câu chuyện ý nghĩa để truyền tải đến học sinh, thông qua phương tiện được lựa chọn sẽ giúp giáo
viên có thêm cơ sở, tài liệu để tiếp tục mở rộng kiến thức, tạo sự liên kết, thống nhất giữa các môn học một cách cụ thể và rõ ràng hơn.
Sử dụng biểu tượng trong dạy học hình học là phương pháp giúp giáo viên lồng ghép thêm những kiến thức, kĩ năng khác. Khi được hỏi về việc sử dụng biểu tượng trong dạy học thì gần 40% giáo viên cho rằng chưa bao giờ sử dụng, 50% khác thì đưa ra ý kiến thỉnh thoảng có sử dụng và số còn lại đưa ra ý kiến thường xuyên sử dụng. Trong số các giáo viên đưa ra ý kiến thỉnh thoảng và thường xuyên sử dụng biểu tượng trong dạy học, khi được hỏi sử dụng biểu tượng nào và dạy như thế nào thì hầu hết lại không đưa ra được ý kiến. Một số ít khác (10%) giáo viên đã sử dụng đến biểu tượng lá cờ, biểu tượng giao thông trong giảng dạy nhưng chủ yếu để minh họa và có giải thích thêm về ý nghĩa của các biểu tượng đó. Bên cạnh đó một số giáo viên cung cấp thông tin đã sử dụng chiếc lá, tán cây hay bánh xe trong việc minh họa hình cho học sinh song những phương tiện này không được xem là phương tiện dạy học mang tính biểu tượng.
Qua khảo sát cho thấy đa số giáo viên có sử dụng các vật dụng trong cuộc sống để minh họa hình hình học nhưng đa số chưa chú ý vào việc lựa chọn phương tiện có ý nghĩa để tích hợp thêm những kiến thức khác vào bài học và chưa biết phải dạy như thế nào, nên lồng ghép vào bài học những nội dung gì và lồng ghép như thế nào.
Như vậy, chúng tôi nhận thấy rằng, việc lựa chọn phương tiện dạy học hình ảnh mang tính biểu tượng chưa được giáo viên sử dụng một cách chủ động vào bài dạy. Đây là lí do chúng tôi muốn xây dựng những bài học có sử dụng những biểu tượng với mong muốn giúp học sinh học tốt các yếu tố hình học, mở rộng hiểu biết khoa học, giáo dục, rèn luyện các kĩ năng. Giáo viên có thêm sự lựa chọn mới trong các phương tiện dạy học đảm bảo tính phù hợp, đáp ứng được yêu cầu của bài dạy, đáp ứng được yêu cầu dạy học tích hợp trong chương trình mới. Từ những mong muốn trên chúng tôi tiến hành xây dựng những bài dạy các yếu tố hình học theo hướng sử dụng những hình ảnh có ý nghĩa.
Chương 3. XÂY DỰNG TÀI LIỆU DẠY HỌC HÌNH HỌC CÓ SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG
Dựa vào cơ sở lí luận đã được trình bày ở Chương 1, chúng tôi tiến hành xây dựng tài liệu hỗ trợ dạy học hình học theo hướng tiếp cận hình có tính biểu tượng. Nội dung một tài liệu gồm những nội dung sau:
- Kiến thức toán học.
- Lĩnh vực kiến thức lồng ghép/ nội dung giáo dục.
- Nội dung thực hành (bài tập), hoạt động thiết kế sáng tạo.
Trong phạm vi luận văn này này, kiến thức toán học mà chúng tôi đề cập đến ở đây là những kiến thức liên quan đến nhận diện hình, kĩ năng mô tả hình hình học qua những biểu tượng có chứa dạng hình cần học và dựa vào những số liệu có sẵn trên biểu tượng đó rồi tính chu vi, diện tích các hình tam giác, tứ giác, hình tròn.
Lĩnh vực kiến thức được lồng ghép là những kiến thức khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, được lồng ghép qua những hình thức sau:
-Cung cấp những thông tin về khoa học, đời sống cùng với hệ thống các câu hỏi về toán học, câu hỏi nhằm tạo mối liên hệ với thực tế, mối liên hệ với bản thân học sinh.
-Thiết kế những hoạt động dạy học theo hướng dạy học đặt và giải quyết vấn đề, đọc hiểu thông tin, giao nhiệm vụ, hoạt động trải nghiệm.
-Trò chơi học tập.
Chúng tôi đã tiến hành xây dựng, phân chia các ngữ liệu theo sáu nội dung tích hợp, bao gồm:
-Tích hợp giáo dục kiến thức về lịch sử, văn hóa xã hội thông qua các biểu tượng văn hóa.
-Tích hợp kiến thức về doanh nhân, thương hiệu từ đó khơi dậy niềm đam mê sáng tạo thông qua biểu tượng thương hiệu.
-Tích hợp giáo dục an toàn giao thông thông qua biểu tượng giao thông. -Tích hợp kiến thức khoa học – công nghệ thông qua biểu tượng thuộc về công nghệ.
- Tích hợp kiến thức địa lý thông qua các biểu tượng thuộc về thể thao. - Tích hợp kiến thức về quốc gia thông qua quốc kì.