Tích hợp kiến thức các nước thông qua biểu tượng quốc kì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hình có biểu tượng vào dạy học hình học ở tiểu học (Trang 58)

3.5.1. Cờ Nhật Bản

Bài dạy: diện tích hình tròn Đối tượng: học sinh lớp 5 Mục tiêu:

-Học sinh tính vận dụng được quy tắc tính chu vi hình tròn và tình được chu vi của một số dạng hình tròn có trong thực tiễn.

-Học sinh hiểu thêm về ý nghĩa của cờ Nhật Bản, biết thêm về đất nước Nhật và về tinh thần người Nhật.

-Học sinh học tập tính nguyên tắc và trung thực của người Nhật.

Gợi ý các hoạt động và bài tập:

Đọc thông tin: Thủ đô của nước Nhật là Tokyo được ví là 1 trong 3 trung tâm chỉ huy nền kinh tế thế giới, bên cạnh Luân Đôn và New York, là quốc gia hải đảo đặc biệt có hình vòng cung, có 4 mùa Xuân – Hạ - Thu – Đông rõ rệt. Đây là một quốc gia thuộc Châu Á, đứng hàng đầu thế giới về khoa học và Công nghệ. Đất nước này có 4 đảo lớn và hàng ngàn đảo nhỏ. Cờ Nhật Bản có hai màu: vòng tròn

Hình 3.15. Lá cờ Việt Nam

Hình 3.14. Kích thước chuẩn của Lá cờ Nhật Bản

đỏ là biểu tượng của mặt trời mọc, màu đỏ tượng trung cho sự chân thành và nhiệt tình và nền cờ trắng tượng trưng cho sự thuần khiết và chính trực.

Gợi ý câu hỏi và bài tập:

-Nhật Bản thuộc châu nào?

-Thủ đô của Nhật Bản tên gì?

-Nhật Bản có mấy mùa?

-Lá cờ Nhật Bản có hình gì?

-Bố cục lá cờ Nhật Bản được quy định như trên, đường kính hình tròn bằng

chiều rộng. Để thiết kế được 200 lá cờ, thì cần tối đa bao nhiêu mét vải với diện tích chữ nhật là 113,04cm2 ?

3.5.2. Cờ Việt Nam

Bài dạy: Luyện tập bài dạy về diện tích Đối tượng: học sinh lớp 3

Hình 3.16. Trại hè

-Học sinh ôn tập công thức tính diện tích về hình chữ nhật.

-Học sinh tính được diện tích hình chữ nhật và các hình có trong thực tiễn có dạng hình chữ nhật (bảng con, lá cờ, diện tích mặt bàn, diện tích bảng lớp,…).

-Học sinh biết thêm về kiến thức về đất nước Việt Nam.

-Học sinh có ý thức tôn trọng quốc kỳ Việt Nam.

-Học sinh thiết kế được lá cờ, biết được tùy vào công dụng mà mỗi loại cờ có kích thước khác nhau.

Gợi ý hoạt động và bài tập

Giáo viên dẫn dắt học sinh ôn tập kiến thức thông qua câu chuyện:

Ba bạn An, Sơn và Thanh cùng tham gia trại hè. Và được chia cùng một nhóm phụ trách mua và thiết kế các lá cờ có trên cổng gồm 1 lá cờ chính có kích thước: 60 x 90 cm và 6 lá cờ phướn có kích thước 40 x 60 cm. Ba bạn thảo luận với nhau và phân công như sau:

90 cm

60c m

Hình 3.17. Cờ chính

Để tiết kiệm chi phí ba bạn thống nhất những lá cờ phụ sẽ mua một tấm vài và cắt thành 6 lá cờ.

Em hãy giúp Sơn tính diện tích cần mua của lá cờ chính.

Theo em hai bạn còn lại sẽ mua tấm vải có diện tích bao nhiêu là vừa đủ cắt thành 6 lá cờ phướn?

Học sinh áp dụng công thức tính diện tích tìm ra diện tích lá cờ hình chữ nhật.

Học sinh tìm diện tích của một lá cờ phướn rồi nhân lên 6 lần sẽ tìm được diện tích của mảnh vải cần mua. Sau khi hoàn thành nhiệm tốt, ba bạn lại nghĩ ra một sáng kiến là thiết kế hai bên cổng trại hai hàng cờ reo.

Để tiết kiệm chi phí ba bạn quyết định cắt thành từng hình chữ nhật rồi chia đôi như bên dưới sẽ được hai chiếc cờ reo :

Hình 3.18. Vải để làm cờ Phướn

60cm

15 cm

10 cm

Hình 3.19. Tấm vải làm cờ reo

Hình 3.20. Cờ reo

-An, Sơn và Thanh cần một khổ giấy có diện tích nhỏ nhất là bao nhiêu để cắt được 20 lá cờ reo?

Cuối cùng cũng trang trí xong chiếc cổng. Phần thi tiếp theo là thi thuyết trình về đất nước mình cho bạn bè trên thế giới biết với các nội dung sau:

-Vị trí địa lí

-Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? -Trang phục truyền thống là gì? -Những món ăn nổi tiếng là gì?

Ba bạn An, Sơn, Thanh suy nghĩ rất lâu và quyết định cùng nhau lên internet tìm hiểu và quyết định trình bày thông qua một đoạn clip. Trong ba bạn thì Sơn ăn nói lưu loát và tự tin trước đám đông nên Sơn sẽ trình bày. Trong khi đó An lại giỏi về tin học nên bạn An sẽ trang trí và trình chiếu. Còn lại là Thanh sẽ sắp xếp và đưa ra các câu hỏi để hỏi các bạn trong trại khác vì khả năng tóm tắt nội dung của bạn rất tốt.

Cuối buổi thuyết trình các bạn còn đưa ra một lời nhắc nhở: chúng ta cần tôn trọng quốc kỳ, tôn trọng biểu tượng của quốc gia”. Bài thuyết trình nhận được rất nhiều lời khen ngợi.

Hình 3.21. Chùa Một Cột

- Theo em, tại sao các bạn lại có một buổi trình bày thành công như vậy?

- Khi làm việc nhóm quan trọng nhất là điều gì?

- Dựa vào đâu để phân chia công việc?

- Hãy tìm hiểu thêm các lá cờ của quốc gia khác có dạng hình chữ nhật tính diện tích và tìm ra ý nghĩa của nó (nếu có).

3.6. Tích hợp giáo dục kiến thức lịch sử, văn hóa xã hội, công trình kiến trúc thông qua biểu tượng văn hóa trúc thông qua biểu tượng văn hóa

3.6.1. Chùa Một Cột Đối tượng: Học sinh lớp 5 Đối tượng: Học sinh lớp 5

Bài dạy: Luyện tập bài hình lập phương, hình trụ Mục tiêu:

- Nhận dạng các hình đã học (hình trụ, hình lâp phương) thông qua chùa Một Cột.

- Tính đúng diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình lập phương.

- Đọc và xác định thông tin nhanh, chính xác.

- Hiểu thêm về lịch sử hình thành ngôi chùa Một Cột và vị trí địa lý ngôi chùa này.

Gợi ý các hoạt động và câu hỏi:

Xem và lọc thông tin: Chùa Một Cột còn có tên là Diên Hựu hay Liên hoa đài, nằm trong tổng thể khu di tích Quốc Gia đặc biệt Phủ Chủ tịch và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Xưa kia, Chùa nằm trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thǎng Long thời Lý, nay thuộc phố Chùa Một Cột, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.(Di tích lịch sử - Văn hóa Hà Nội, 2018). Kế tiếp triều đại nhà Lý là nhà Trần ngôi chùa vẫn mang tên Diên Hựu và chùa cũng đã qua nhiều đợt tu sửa, đợt sửa chữa lớn vào năm Thiền Ứng Chính Bình 18 (1249) gần như phải làm lại toàn bộ. Thời Lê, triều đình nhiều lần cho tu sửa, thu nhỏ kích thước đài sen và cột đá. Năm 1802, bố chính Tôn Thất Giao xin đúc chuông mới. Năm 1864, Tổng đốc Tôn Thất Hàm hưng công trùng tu làm sàn gỗ hình bát giác để đỡ toà sen, chạm trổ thêm công phu tráng lệ. Năm 1954, trước khi rút khỏi Hà Nội, quân Pháp đã đặt mìn phá đổ chùa. Sau ngày tiếp quản Thủ đô, Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã cho tu sửa chùa Một Cột (chùa Diên Hựu) theo đúng kiểu mẫu thời cũ để lại từ thời Nguyễn. So với quy mô và hình thức thời Lý – Trần chùa Một Cột hiện nay đã thay đổi khá nhiều, tuy nhiên, lối kiến trúc nhất trụ vẫn là kiến trúc cơ bản. Chùa có kết cấu hình vuông mỗi chiều 3m, làm bằng gỗ, mặt tiền để ngỏ, 3 phía còn lại làm bằng ván gỗ bưng kín, phía trên có mái gói, bốn góc uốn cong tạc hình lưỡng long chầu nguyệt. Toàn bộ kiến trúc chùa được xây dựng trên một cột đá hình trụ có đường kính 1,2m cao 4m chưa kể phần chìm dưới nước. Trụ đá gồm 2 khối gắn liền với nhau, thoạt nhìn tưởng như là một khối. Phần trên thân trụ mang 8 cánh gỗ trông tựa bông sen nở. Các cột này đỡ lấy các đòn ngang của mái chùa. Nóc chùa có mặt nguyệt bốc lửa, 2 đầu rồng chầu về mặt nguyệt. Trên chùa có độc nhất một lối nhỏ dẫn vào chính điện bằng 1 cầu thang 10 bậc, nát gạch chỉ, hai bên có thành tường xây gạch. Trong quan niệm người Việt, rồng luôn là con vật linh thiêng, biểu tượng cho quyền uy, sức mạnh. Và hình ảnh "Lưỡng long chầu nguyệt" trên các mái đình đền, chùa chiền không chỉ biểu tượng cho sức mạnh thần thánh mà còn ẩn trong đó những giá trị nhân văn, phản chiếu trí tuệ, ước vọng của con người và nền văn minh cổ xưa.Chùa Một Cột là một trong những ngôi chùa nổi tiếng và được nhắc đến nhiều nhất trong lịch sử Việt Nam cũng như trong giới nghiên cứu trong

và ngoài nước. Ngày 28/4/1962, chùa Một Cột được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia đợt đầu tiên. Ngày 4/5/2006, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam đã xác lập chùa là “Kỷ lục Việt Nam” và đề cử đến Tổ chức Kỷ lục châu Á. Sau thời gian thẩm định để xác lập, ngày 10/10/2012, tại Faridabad (Ấn Độ), Tổ chức Kỷ lục châu Á đã xác lập kỷ lục châu Á: “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất”. (Di tích lịch sử - Văn hóa Hà Nội, 2018).

Gợi ý câu hỏi và bài tập:

-Em hãy cho biết hiện nay Chùa Một Cột thuộc tỉnh nào?

-Ngôi chùa được công nhận là ngôi Chùa có kiến trúc đọc đáo nhất vào năm nào?

-Quan sát hình ảnh và cho biết em tìm thấy những dạng hình nào đã học?

-Em hãy tính diện tính xung quanh, diện tích toàn phần của Chùa.

3.6.2. Nón Quai Thao Bài dạy: Chu vi hình tròn Bài dạy: Chu vi hình tròn Đối tượng: lớp 5

Mục tiêu:

-Học sinh tính được chu vi hình tròn, vận dụng quy tắc tính chu vi hình tròn tính một số dạng hình tròn đơn giản.

-Học sinh biết thêm một biểu tượng văn hóa của người dân Bắc bộ

Gợi ý các hoạt động và bài tập:

Xem và tìm hiểu thông tin: Giáo viên cho học sinh xem một điệu múa chiếc nón quai thao và dừng lại ở chi tiết chiếc nón và chú thích thêm: “Chiếc nón Quai Thao thường có kích thước khá lớn, đường kính mặt nón ước chừng 70-80cm, che rợp cả khuôn mặt người đội, tạo nên một không gian rộng, thoáng và mát. Mặt phẳng trên nón lợp lá gồi hoặc lá cọ, sát phía dưới là thành nón cao độ 10-12cm. Giữa nón gắn một vành tròn như nắp tráp vừa đầu đội cao khoảng 8cm, gọi là cái “khua”. Khua cần phải cứng để chịu đựng được nón nặng. Khua nón làm công phu lắm: Nó là những sợi tre nhỏ chuốt bóng khâu lại với nhau bằng chỉ tơ nhiều màu sắc. Những sợi chỉ đan chéo nhau thành hình hoa lá, chim muông thật đẹp mắt. Du

Hình 3.22. Nón Quai Thao

1 2

3 4 5

khách quốc tế chỉ còn biết đến trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam thời trước, biết đến nón quai thao trên các sàn diễn sân khấu, nhất là trên sàn diễn dân ca quan họ Bắc Ninh” (Phụ nữ Việt Nam, 2017).

Đặt vấn đề: làm cách nào tính được độ dài vành nón?

Giải quyết vấn đề: thực hành đo và phát hiện ra hằng số pi, rút ra quy tắc Đo chiều dài và đường kính (theo thứ tự từ nhỏ đến lớn) của các vòng nón bằng dụng cụ có sẵn hoặc chuẩn bị: dây, thước. Điền thông tin vào bảng:

Bảng 3.1. Số liệu của nón Quai Thao

Vòng nón Số đo 1 2 3 4 5 Độ dài đường tròn Đường kính Độ dài đường tròn/đường kính

Gợi ý câu hỏi và bài tập:

Hình 3.23. Logo Tỉnh Thừa Thiên Huế

-Nón quai thao được xem là trang phục truyền thống và xuất hiện ở đâu?

-Bài tập thiết kế: làm chiếc nón bằng giấy đã qua sử dụng, trình bày số liệu về đường kính và chu vi.

3.6.3. Logo Tỉnh Thừa Thiên Huế

Đối tượng: Học sinh lớp 3 Bài dạy: Hình vuông Mục tiêu:

- Nhận biết được hình vuông và các đặc điểm của hình vuông: + Hình vuông có bốn góc vuông.

+ Hình vuông có bốn cạnh bằng nhau.

- Phân biệt được hình vuông với hình chữ nhật. - Liên hệ và tìm được hình vuông trong thực tế. - vẽ được hình vuông trên giấy ô li.

Gợi ý hoạt động và câu hỏi

Tổ chức hoạt động tìm hiểu về hình vuông: giới thiệu cho học sinh một số logo của các tỉnh thành, yêu cầu học sinh tìm ra logo có dạng hình vuông (logo Tỉnh Thừa Thiên Huế) Học sinh tiến hành tìm hiểu hoạt động nhận biết đặc điểm dạng hình và gấp xếp, đo đạc để phát hiện ra hình vuông có các cạnh bằng nhau thông qua logo này.

Giới thiệu ý nghĩa logo của thành phố Huế: cung cấp thông tin cho học sinh đọc và yêu cầu học sinh trình bày, giải thích những hình ảnh chứa trong logo.

Bài tập gợi ý:

- Xác định vị trí địa lí của Huế

- Biểu trưng cho Tỉnh Thừa Thiên Huế là gì?

- Thiết kế logo để nói về thành phố nơi em sinh sống có dạng hình vuông và trình bày về logo đó.

Chương 4. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH MỘT BÀI DẠY HÌNH HỌC CÓ SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG

4.1. Xác định mục tiêu dạy học

Trước khi lựa chọn biểu tượng phù hợp với nội dung bài dạy thì cần xác định mục tiêu của bài. Theo Trần Thị Hương (2012), mục tiêu học tập bài học là kết quả dự kiến người học đạt được sau khi kết thúc bài học, thể hiện mức độ nắm kĩ năng, tri thức (biết, hiểu), vận dụng tri thức (kỹ năng, kĩ xảo) và hình thành thái độ đúng đắn của người học. Mục tiêu học tập có tác dụng định hướng cho toàn bộ hoạt động dạy học từ nội dung dạy học, lựa chọn phương pháp, phương tiện đến cả nội dung kiểm tra, đánh giá. Khi xác định được mục tiêu bài dạy chúng tôi mới tiến hành lựa chọn biểu tượng phù hợp.

4.2. Lựa chọn biểu tượng tích hợp

Việc lựa chọn biểu tượng để dạy học hoàn toàn dựa vào nội dung bài cần dạy. Trong chương trình phổ thông, nội dung hình học được đưa ra phù hợp với mức độ nhận thức của các lớp. Dựa vào nội dung và mục tiêu bài học mà lựa chọn biểu tượng cho phù hợp. Bên cạnh đó cũng cần chú ý lượng kiến thức tích hợp thông qua biểu tượng có phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh hay không, tránh quá khó. Ngoài ra, việc lựa chọn biểu tượng nên ưu tiên những biểu tượng nói lên nhiều đặc điểm của dạng hình cần dạy càng tốt, chú trọng những biểu tượng tôn vinh nét đẹp văn hóa dân tộc. Ví dụ: khi dạy bài hình tròn, chúng ta lựa chọn logo Mercedes vì logo này thể hiện rõ yếu tố: tâm, đường kính và bán kính, bên cạnh đó còn tích hợp kiến thức về hãng xe nổi tiếng vươn tầm thế giới cho học sinh, hơn thế nữa học sinh còn được tham gia thiết kế một biểu tượng cho dòng xe của riêng mình mà các bạn yêu thích, không những khơi dậy niềm đam mê sáng tạo mà còn giúp các em khắc sâu những đặc điểm của dạng hình các em được học.

Để tìm biểu tượng cho bài dạy, vận dụng quan điểm tích hợp đa môn theo chủ đề, giáo viên có thể vẽ một bản đồ tư duy để tìm ra hình và biểu tượng phù hợp để xây dựng bài dạy.

Sơ đồ này bắt đầu từ một từ khóa gốc và phát triển ra các nhánh. Từ khóa gốc là toán, cụ thể hơn là hình cần dạy (hình tròn, tam giác, vuống,..). Tiếp đến là các nhánh chính, ở đây đề cập đến lĩnh vực tích hợp (giao thông, thể thao, thương hiệu, y học, văn hóa xã hội,…). Từ nhánh chính vẽ tiếp các nhánh là những nội dung cụ thể, có thể phân cấp theo phạm trù thời gian (xưa, nay), hoặc phạm trù về không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hình có biểu tượng vào dạy học hình học ở tiểu học (Trang 58)