3.1.1. Logo Mercedes
Bài dạy: Hình tròn
Đối tượng: học sinh lớp 3 Mục tiêu:
- Nhận biết được các đặc điểm của hình tròn: tâm, đường kính, bán kính qua tìm hiểu về logo Mercedes.
- Biết ý nghĩa, quá trình ra đời và hình thành logo của biểu tượng thương hiệu Mercedes.
- Khơi dậy niệm đam mê sáng tạo, thiết kế logo riêng.
- Phát triển kĩ năng làm việc nhóm.
Gợi ý các hoạt động và bài tập:
Đặt vấn đề: trải nghệm qua hoạt động thiết kế bánh xe thủ công; giới thiệu một số thương hiệu xe nổi tiếng thế giới, nhấn mạnh Mercedes, lồng ghép câu chuyện hành trình hình thành dòng xe nổi tiếng thế giới. Từ biểu tượng này xác định tâm, bán kính, đường kính.
Mercedes là tên của con gái của người sáng lập Daimler Emil Jellinek (1853- 1918). Benz là họ của Karl Benz (1844-1929), người chế tạo chiếc ôtô thực sự đầu tiên. Khi hai công ty này sáp nhập năm 1926, Mercedes-Benz ra đời. Logo hãng này có nguồn gốc từ một tấm bưu thiếp được Gottlieb Daimler gửi cho vợ trong những năm 1870, trên bưu thiếp ông đánh dấu nơi ông đang sống bằng một ngôi sao ba
Hình 3.3. Logo Starbuck
cánh và viết: “Một ngày ngôi sao này sẽ tỏa sáng trên khắp các nhà máy thắng lợi vẻ vang của chúng ta”. Ngôi sao ba cánh được sử dụng lần đầu tiên trên ôtô vào năm 1910 và ba cánh của ngôi sao tượng trưng cho đất liền, biển cả và bầu trời.
Giải quyết vấn đề: nhận biết được tâm là điểm chính giữa hình tròn, bán kính dài ngắn quyết định độ lớn của hình tròn.
Gợi ý câu hỏi và bài tập:
- Thiết kế logo có hình tròn cho chiếc xe handmade mà các nhóm đã làm có bán kính là 2cm, giải thích vì sao sử dụng biểu tượng trên và nêu ý nghĩa của nó?
- Xác định đường kính của vành xe trong hình bên.
3.1.2. Logo Starbuck
Bài dạy: Luyện tập (diện tích hình tròn) Đối tượng : học sinh lớp 4
Mục tiêu:
-Học sinh vận dụng quy tắc tính diện tích tính một số hình tròn đơn giản
Hình 3.2. Bánh xe
-Học sinh vận dụng được quy tắc tính diện tích hình tròn để giải quyết các vấn đề toán học trong thực tiễn qua các bài tập về logo.
-Học sinh học tập được sự siêng năng, chăm chỉ, không ngừng nỗ lực của doanh nhân thương hiệu Starbuck.
-Kích thích sự ham thích sáng tạo, tìm hiểu kiến thức khoa học của học sinh.
Gợi ý các hoạt động và câu hỏi:
Đọc và lọc thông tin: Howard Schultz sinh ngày 19/7/1953 trong một gia đình nghèo khó ở thị trấn Brooklyn, thành phố Seattle, Mỹ. Do người cha chẳng may gặp nạn nên ngay từ bé, Schultz đã phải ra sức làm việc, kiếm tiền để phụ giúp gia đình. Ý thức rằng chỉ có con đường tri thức mới giúp mình thoát khỏi công việc chân tay nặng nhọc, Schultz quyết tâm học. Ban ngày làm việc kiếm tiền, ban đêm ông miệt mài học và những nổ lực của ông đã được đền đáp - ông thi đỗ vào trường kỹ thuật của Đại học Michigan. Kể từ đó, cuộc đời của ông đã bước sang trang mới - bắt đầu hành trình tri thức. Mùa hè năm 1983, Schultz có chuyến đi nghỉ tại Ý. Ở đây, lần đầu tiên ông được thưởng thức những ly cà phê Espresso thơm đặc và Capuchino sóng sánh bọt sữa. Một ý tưởng đã lóe lên trong Schultz - Schultz đã lập kế hoạch mở rộng kinh doanh với một chuỗi quán cà phê Starbucks ở thành phố Seattle. Ông quyết định tự mình mở chuỗi quán cà phê với cái tên II Giornale. Và chính công việc này đã giúp ông gom đủ tiền để cùng một số nhà đầu tư khác mua lại Starbucks vào năm 1987 với giá 4 triệu đô la.
Thời điểm đó, Starbucks mới chỉ có 11 quán cà phê. 7 năm sau, con số này là 425, và đến nay thì Starbucks đã có hơn 21.000 cửa hàng đặt tại 65 quốc gia và vùng lãnh thổ.(Văn Lộc, Danh nhân Sài Gòn).
Gợi ý câu hỏi và bài tập:
- Howard Schultz là ai?
- Em học được gì từ Howard Schultz ?
- Với khổ giấy hình chữ nhật (chiều dài, chiều rộng)cho trước thì cần bao nhiêu khổ giấy như vậy để in được 5000 Logo? Khi biết diện tích cho trước của logo.
Hình 3.4. Mảnh giấy in
Hình 3.5. Biển báo giao thông
-Thiết kế một logo hình tròn về sản phẩm mà em muốn bán và trình bày về logo em vừa thiết kế.
3.2. Tích hợp giáo dục an toàn giao thông thông qua biểu tượng giao thông
Biển báo giao thông
Bài dạy : Hình tam giác, hình tròn Đối tượng: học sinh lớp 1
Mục tiêu:
-Học sinh nhận dạng được hình tròn, tìm được các vật có dạng hình tròn trong cuộc sống.
ý thức chấp hành luật giao thông.
-Học sáng tạo, thiết kế một số biển báo để tạo quy ước lớp.
Gợi ý hoạt động và bài tập:
Trò chơi: tìm hình tương ứng
Cột A: các biển báo có dạng hình tam giác, tròn Cột B: các hình tương ứng
Học sinh kéo thả các vật dụng có dạng hình từ cột A vào các hình phù hợp ở cột B. Từ hoạt động trên: giới thiệu tên gọi của các hình, cho học sinh tìm hiểu về 2 loại biển báo có dạng hình tròn: biển báo nguy cấm, biển báo hiệu lệnh (màu sắc, hình dáng).
Cột A Cột B
Gợi ý câu hỏi và bài tập:
- Em đã nhìn thấy những biển báo này bao giờ chưa?
- Khi thấy những biển báo đó em và người thân di chuyển xe như thế nào?
- Biển tam giác có màu gì? Ý nghĩa của màu sắc đó là gì?
- Biển hình tròn có màu gì? Ý nghĩa của màu sắc đó là gì?
Hình 3.7. Hình tam giác
Hình 3.6. Nhóm biển báo giao thông
Hình 3.9. Ứng dụng điện thoại
- Học sinh thiết kế biển báo về nội quy cho lớp theo hai nội dung: cấm và cho phép.
- Giải thích về các nội dung thiết kế đó.