Cấu trúc chương trình môn Toán hiện hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hình có biểu tượng vào dạy học hình học ở tiểu học (Trang 35 - 36)

Tâm lí lứa tuổi tiểu học là cơ sở quan trọng và tiên quyết để xây dựng các chương trình học cho học sinh, nội dung chương trình toán hiện hành được xây dựng dựa trên quan điểm này. Nội dung đảm bảo tính cơ bản, thiết thực và gần gũi với lứa tuổi tiểu học và trình bày theo hướng không cung cấp kiến thức sẵn tạo điều kiện để học sinh phát hiện vấn đề.

Mục tiêu dạy học môn Toán ở tiểu học được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông - cấp tiểu học (2006) và cũng không thay đổi trong Chương trình phổ thông mới (2018) .Theo đó, mục tiêu dạy học môn Toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh:

- Có những kiến thức cơ bản ban đầu về số học các số tự nhiên, phân số, số thập phân; các đại lượng thông dụng; một số yếu tố hình học và thống kê đơn giản.

- Hình thành các kỹ năng thực hành tính, đo lường, giải bài toán có nhiều ứng dụng thiết thực trong đời sống.

- Góp phần bước đầu phát triển năng lực tư duy, khả năng suy luận hợp lí và diễn đạt chúng (nói và viết) cách phát hiện và cách giải quyết những vấn đề đơn giản, gần gũi trong cuộc sống; kích thích trí tưởng tượng; gây hứng thú học tập toán; góp phần hình thành bước đầu phương pháp tự học và làm việc có kế hoạch khoa học, chủ động, linh hoạt, sáng tạo.

Chương trình toán học được xây dựng theo quan điểm đồng tâm và mở rộng và phát triển dần theo các vòng số. Chính vì thế các yếu tố hình học trong chương trình môn Toán không tách rời số học mà kết hợp chặt chẽ với số học. Học sinh học các yếu tố hình học dựa trên quan sát trực quan, thực hành, bước đầu tiếp xúc với các biểu tượng hình học cơ bản. Chúng ta có thể nhận thấy quan điểm này trong mạch cấu trúc nội dung yếu tố hình học.

Bảng 2.1. Nội dung chương trình dạy học các yếu tố hình học cho học sinh tiểu học

Lớp Nội dung

Lớp 1

Giới thiệu về hình vuông, hình tam giác, hình tròn, điểm (điểm trong, điểm ngoài một hình), đoạn thẳng. Thực hành đo đoạn thẳng, vẽ hình trên giấy kể ô vuông, gấp cắt hình.

Lớp 2

Giới thiệu hình chữ nhật, hình tứ giác, đường thẳng, ba điểm thẳng hàng, đường gấp khúc, độ dài đường gấp khúc, khái niệm ban đầu về chu vi một hình. Tính độ dài đường gấp khúc, tính chu vi tam giác, hình tứ giác. Vẽ hình trên giấy ô vuông, gấp cắt hình.

Lớp 3

Giới thiệu góc không vuông, góc vuông; đỉnh, góc, cạnh của hình đã học; tâm, bán kính, đường kính của hình tròn; diện tích của một hình. Tính chu vi diện tích của hình chữ nhật, hình vuông. Vẽ góc bằng đường thẳng và êke, vẽ đường tròn bằng compa và vẽ trang trí hình tròn.

Lớp 4

Góc nhọn, góc tù, góc bẹt và nhận dạng góc trong các hình đã học. Giới thiệu hai đường thẳng cắt nhau, vuông góc với nhau, song song với nhau. Giới thiệu về hình bình hành và hình thoi;

Tính diện tích hình bình hành, hình thoi;

Thực hành vẽ hình bằng thước thẳng và ê ke; cắt, ghép, gấp hình.

Lớp 5

Giới thiệu hình hộp chữ nhật; hình lập phương; hình trụ; hình cầu;

Tính diện tích hình tam giác và hình thang; tính chu vi và diện tích hình tròn; tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng hình có biểu tượng vào dạy học hình học ở tiểu học (Trang 35 - 36)