1/ Hoạt động
Khái niệm hoạt động là vấn đề được nhiều khoa học khác nhau quan tâm. Theo Từ điển Tiếng Việt, thuật ngữ “hoạt động” là tiến hành những việc có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội (Hoàng Phê, 1998) Nhóm tác giả Huỳnh Văn Sơn, Lê Thị Hân, Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Thị Uyên Thy phân tích về hoạt động dưới góc nhìn tâm lý học đưa ra khái niệm sau: “Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người (chủ thể).” (Huỳnh Văn Sơn, 2016)
Từ đó có thể hiểu hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa chủ thể và đối tượng nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội.
2/ Bồi dưỡng trong lĩnh vực giáo dục
Theo Từ điển Tiếng Việt, “bồi dưỡng” là làm cho tăng thêm năng lực hoặc phẩm chất (Hoàng Phê, 1998). BD có thể coi là quá trình cập nhật, tiếp thêm các kiến thức, kỹ năng cho đối tượng nào đó nhằm giúp đối tượng đó tăng thêm kiến thức, kỹ năng vận dụng với nhu cầu phát triển.
BD trong lĩnh vực GD có thể coi là quá trình nhà GD cập nhật, tiếp thêm các kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực GD cho đối tượng GD nhằm giúp đối tượng GD tăng thêm kiến thức, kỹ năng vận dụng trong lĩnh vực GD với nhu cầu phát triển của GD.
Những yếu tố cơ bản cho hoạt động BD trong lĩnh vực GD: BD trong lĩnh vực GD nhằm bổ sung kiến thức, kỹ năng ứng dụng, phương pháp học tập giúp đối tượng GD nâng cao trình độ trong lĩnh vực GD qua hình thức đào tạo nhất định; BD trong lĩnh vực GD phải có mục đích, mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, phương thức và phương tiện thực hiện cụ thể; BD trong lĩnh vực GD cần xét đối tượng GD được BD phải có một trình độ nhất định và có nhu cầu cần được BD, họ hiểu rõ mình cần BD những gì (đang thiếu, cần bổ sung nhiều hơn hay cần học hỏi kinh nghiệm); BD trong lĩnh vực GD luôn xác định mục đích BD là nhằm nâng
cao hơn phẩm chất, kiến thức, năng lực chuyên môn, kỹ năng ứng dụng cho đối tượng GD, giúp họ đạt hiệu quả công việc hơn trước.
Tóm lại, có thể khái quát khái niệm BD trong lĩnh vực GD là hoạt động GD nhằm bổ sung, bồi đắp và nâng cao trình độ lý luận, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đối tượng GD, giúp họ đạt hiệu quả công việc hơn trước.
3/ Hoạt động bồi dưỡng thường xuyên
Thuật ngữ “thường xuyên” theo Từ điển Tiếng Việt diễn giải là đều đặn, không gián đoạn (Hoàng Phê, 1998). BDTX được hiểu là một bộ phận của bồi dưỡng GD.
BDTX là hoạt động bổ sung, bồi đắp những thiếu hụt, đồng thời, cập nhật cái mới trên cơ sở cái đã có mang tính hệ thống nhằm nâng cao trình độ lý luận, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đối tượng GD diễn ra đều đặn, liên tục, không gián đoạn, giúp họ đạt hiệu quả công việc hơn trước. Hoạt động BDTX là hoạt động nhằm bổ sung, bồi đắp và nâng cao trình độ lý luận, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đối tượng GD diễn ra đều đặn, liên tục, không gián đoạn, giúp họ đạt hiệu quả công việc hơn trước.
Hoạt động BDTX cho GV là hoạt động nhằm bổ sung, bồi đắp và nâng cao trình độ lý luận, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho GV trực tiếp giảng dạy ở các cơ sở GD mầm non, GD phổ thông và GD thường xuyên diễn ra đều đặn, liên tục, không gián đoạn, giúp họ đạt hiệu quả hoạt động dạy học hơn trước.
1.2.2. Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên
1/ Quản lý
Theo Từ điển Tiếng Việt, “quản lý” là tổ chức, điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định (Hoàng Phê, 1998). Theo các tác giả Vũ Dũng, Phùng Đình Mẫn thì: “Quản lý là tác động có phương hướng, có mục đích rõ ràng của chủ thể quản lý; quản lý là hoạt động trí tuệ mang tính sáng tạo cao. Quản lý là một khoa học và là một nghệ thuật.” (Vũ Dũng, 2007)
Các tác giả Bùi Minh Hiền, Vũ Ngọc Hải, Đặng Quốc Bảo thì cho rằng: theo nghĩa rộng, quản lý là hoạt động có mục đích của con người, cho đến nay nhiều người cho rằng: Quản lý chính là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối
hành động của những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn. Từ những ý chung của các định nghĩa và xét quản lý với tư cách là một hành động, có thể định nghĩa: Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra.” (Bùi Minh Hiền, 2016)
Tác giả Trần Kiểm và Nguyễn Xuân Thức nhận định: “Quản lý là hoạt động có ý thức của con người nhằm định hướng, tổ chức, sử dụng các nguồn lực và phối hợp hành động của một nhóm người hay một cộng đồng người để đạt được mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất trong bối cảnh và các điều kiện nhất định.” (Trần Kiểm, 2012)
Có thể khái quát: QL là những tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL đến đối tượng QL (hay khách thể QL) trong một tổ chức, bằng việc sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng, các cơ hội thông qua công cụ QL nhằm làm cho tổ chức đó vận hành và đạt được mục tiêu đặt ra.
Xác định
Thực hiện
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ trong hoạt động QL
2/ Quản lý trường học
Theo tác giả Trần Kiểm, khái niệm QLGD đối với cấp vĩ mô: “Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắc xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến tất cả các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xă hội đã đặt ra cho ngành giáo dục.” và khái niệm QLGD đối với cấp vi mô: “Quản lý giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã
Mục tiêu QL Chủ thể QL
Đối tượng QL Công cụ QL
hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường.” (Trần Kiểm, 2004)
Nhóm tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Trí, Nguyễn Sỹ Thư cho rằng: “Quản lý giáo dục là quá trình thực hiện có định hướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra. Hoặc quản lý giáo dục là quá trình đạt tới mục tiêu trên cơ sở thực hiện có ý thức và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra.” (Nguyễn Thị Mỹ Lộc, 2012)
Tác giả Phạm Minh Hạc nhìn nhận: “Quản lý giáo dục là quản lý trường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và từng học sinh.” (Phạm Minh Hạc, 2001)
Trường học là cơ sở GD thuộc hệ thống GD, QL trường học cũng được tiếp cận theo quan điểm QLGD ở cấp độ vi mô và vĩ mô.
Từ những điểm chung của các quan niệm trên, QL trường học là những tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể QL đến đối tượng QL (hay khách thể QL) trong các cơ sở GD, bằng việc sử dụng có hiệu quả nhất tiềm năng, cơ hội thông qua công cụ QL nhằm làm cho các cơ sở GD đó vận hành và đạt được mục tiêu GD đề ra.
3/ Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên
Tác giả Nguyễn Văn Tiếp cho rằng: “Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên là hệ thống tác động có chủ định, phù hợp quy luật khách quan của chủ thể cơ quan quản lý giáo dục đến đối tượng quản lý nhằm khai thác và vận dụng tốt nhất những tiềm năng và cơ hội của đối tượng quản lý để đạt được mục tiêu quản lý trong một môi trường luôn biến động.”; “Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên chủ yếu là quản lý việc bồi dưỡng, cập nhật, bổ sung những kiến thức và kỹ năng còn thiếu hụt cho giáo viên để người giáo viên có thể dạy được chương trình giảng dạy mà họ đảm nhiệm ở trường phổ thông.” (Nguyễn Văn Tiếp, 2019)
Tác giả luận văn cũng khái quát QL hoạt động BDTX cho GV là sự tác động liên tục, có hệ thống, định hướng của CBQL trường học (chủ thể QL) đến hoạt động BDTX cho GV (đối tượng quản lý) nhằm bổ sung, cập nhật liên tục nhằm nâng cao trình độ lý luận, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng chuẩn nghề nghiệp và nhu cầu đổi mới, phát triển GD.