giáo viên ở trường tiểu học
Hiệu quả hoạt động BDTX cho GVTH được kiểm tra, đánh giá qua việc theo dõi, giám sát của CBQL GD trong tất cả các chương trình học tập. Kết quả của hoạt động BDTX cho GVTH cũng được sử dụng cho việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp GV, điều đó khẳng định hiệu quả hoạt động BDTX cho GVTH đích thực có giá trị.
Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động BDTX cho GVTH do hiệu trưởng đơn vị trực tiếp quản lý và thực hiện báo cáo cấp trên. Hiệu trưởng thực hiện các hoạt động xuyên suốt trong năm là: Kiểm tra, đánh giá kết quả qua dự giờ, thao giảng, thực hiện chuyên đề; Kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện trong sinh hoạt chuyên môn, tọa đàm, hội thảo của GV; Kiểm tra, đánh giá kết quả các cuộc thi do bộ phận chuyên môn trường tổ chức; Kiểm tra, đánh giá kết quả bài thu hoạch cá nhân, tham gia thảo luận chuyên môn theo từng đợt học tập; Kiểm tra, đánh giá do bộ phận chuyên môn trường BD GD qua các lớp chính trị hằng năm; Đánh giá kết quả BDTX cho GV theo các tiêu chí nhà trường đề ra.
1.4. Quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên ở trường tiểu học
1.4.1. Phân cấp quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên ở trường tiểu học
1/ Cấp Sở GD&ĐT tỉnh, thành
Sở GD&ĐT tỉnh, thành thực hiện chức năng QL hoạt động BDTX cho GV gồm: Xây dựng kế hoạch BDTX cho CBQL GD, GV ngành GD hằng năm; Phê duyệt kế hoạch BDTX hằng năm của các Phòng GD&ĐT và cơ sở GD trực thuộc; Chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra đánh giá hoạt động BDTX của các đơn vị theo kế hoạch hằng năm; Thực hiện báo cáo về hoạt động BDTX cho GV hằng năm với Bộ GD&ĐT và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành theo quy định; Ra quyết định khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc xử lý đối với các đơn vị, cá nhân có vi phạm trong việc thực hiện hoạt động BDTX.
2/ Phòng GD&ĐT quận, huyện
Phòng GD&ĐT quận, huyện thực hiện chức năng QL hoạt động BDTX cho GV gồm: Xây dựng kế hoạch BDTX cho CBQL, GV của các trường học và cơ sở
GD trực thuộc hằng năm; Phê duyệt kế hoạch BDTX hằng năm của các trường học và cơ sở GD trực thuộc; Chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra đánh giá hoạt động BDTX của các đơn vị theo kế hoạch hằng năm; Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác BDTX theo quy định; Cấp giấy chứng nhận hoàn thành BDTX cho CBQL, GV khi hoàn thành chương trình BDTX hằng năm; Thực hiện báo cáo về hoạt động BDTX cho GV hằng năm với Sở GD&ĐT và Ủy ban nhân dân quận, huyện theo quy định; Ra quyết định khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc xử lý đối với các đơn vị, cá nhân có vi phạm trong việc thực hiện hoạt động BDTX.
Phòng GD&ĐT phân công cho trường BD GD trực thuộc trực tiếp QL, giám sát hoạt động BDTX ở các trường và cơ sở GD trong quận, huyện với nhiệm vụ: Hướng dẫn xây dựng kế hoạch BDTX cho CBQL, GV ở các cơ sở GD trực thuộc Phòng GD&ĐT; Thực hiện nhiệm vụ về BDTX cho GV theo hình thức tập trung; Phối hợp với các cơ sở GD (trường sư phạm, trường CBQL GD, trung tâm BD chính trị địa phương) tổ chức các lớp tập huấn, chuyên đề BD cho CBQL, GV học tập, trao đổi, thảo luận và báo cáo viên giải đáp thắc mắc của người học; Báo cáo định kỳ hoạt động BDTX và kết quả kiểm tra, đánh giá, xếp loại CBQL, GV về Phòng GD&ĐT theo quy định; Thực hiện sự phân công của Phòng GD&ĐT trong công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện BDTX cho GV các đơn vị theo kế hoạch; Tổng hợp danh sách đề nghị cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX CBQL, GV hoàn thành BDTX; Đề nghị Phòng GD&ĐT ra quyết định khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc xử lý đối với các đơn vị, cá nhân có vi phạm trong việc thực hiện hoạt động BDTX.
3/ Hiệu trưởng ở trường tiểu học
Hiệu trưởng là chủ thể QL trực tiếp hoạt động BDTX cho GV ở các trường, gồm: Hướng dẫn GV xây dựng kế hoạch BDTX cá nhân và phê duyệt kế hoạch BDTX của các tổ chuyên môn, GV hằng năm; Xây dựng kế hoạch BDTX cho GV của trường trên cơ sở kế hoạch GD của đơn vị hằng năm; Trình Phòng GD&ĐT phê duyệt hằng năm; Tổ chức triển khai kế hoạch BDTX hằng năm đã được duyệt theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao; Hướng dẫn, tổ chức cho GV thực hiện các
loại tài liệu học tập, báo cáo, bài thu hoạch theo yêu cầu, quy định của hoạt động BDTX; Chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động BDTX GV theo kế hoạch đon vị; Đảm bảo các điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất, tài liệu, trang thiết bị phục vụ công tác BDTX ở đơn vị theo quy định; Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với GV tham gia hoạt động BDTX ở đơn vị; Tổng hợp danh sách đánh giá xếp loại GV và báo cáo kết quả về hoạt động BDTX cho GV hằng năm với Phòng GD&ĐT theo quy định; Đề nghị Phòng GD&ĐT hoặc trường ra quyết định khen thưởng đối với các tổ chuyên môn, cá nhân có thành tích xuất sắc hoặc xử lý đối với các tổ chuyên môn, cá nhân có vi phạm trong việc thực hiện hoạt động BDTX ở đơn vị.
4/ Giáo viên ở trường tiểu học
GV là đối tượng trực tiếp thực hiện hoạt động BDTX cho GV ở các trường, gồm: Xây dựng kế hoạch BDTX của cá nhân GV trình hiệu trưởng đơn vị phê duyệt; Thực hiện và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân GV đã được phê duyệt; nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX cho GV về tại liệu học tập, nghiên cứu, báo cáo, bài thu hoạch theo yêu cầu của hiệu trưởng; Báo cáo tổ chuyên môn, hiệu trưởng đơn vị kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ; GV tham gia hoạt động BDTX được cấp giấy chứng nhận hoàn thành kế hoạch BDTX, được khen thưởng nếu có thành tích theo quy định.
1.4.2. Chức năng quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên ở trường tiểu học
1/ Xây dựng kế hoạch hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên ở trường tiểu học
Xây dựng kế hoạch là chức năng bản chất trong các chức năng QL nhằm xác định mục tiêu, nội dung chương trình hành động và các bước thực hiện cụ thể trong thời gian nhất định của hệ thống QL. Kế hoạch là sản phẩm của hoạt động xây dựng kế hoạch, vừa là công cụ vừa là mục tiêu của QL. Chính vì vậy, chủ thể QL phải biết xây dựng kế hoạch một cách hiệu quả và đáp ứng được sự phát triển của tổ
chức.
Xây dựng kế hoạch hoạt động BDTX cho GV là yếu tố đầu tiên và quyết định cho sự thành công cho hoạt động BDTX của trường. Xây dựng kế hoạch phải phù hợp nếu không việc thực hiện hoàn toàn khó khăn, kết quả không đạt như mong muốn, thậm chí không thực hiện được như sự mong đợi của chủ thể QL xây dựng kế hoạch.
Nội dung cơ bản xây dựng kế hoạch hoạt động BDTX cho GV gồm: xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, lực chọn phương thức, thời gian, địa điểm phục vụ hoạt động BDTX cho GV ở trường.
Việc xây dựng kế hoạch hoạt động BDTX cho GV phải đảm bảo theo quy trình nhất định, cụ thể: Khảo sát nhu cầu BDTX cho GV; Xác định mục tiêu BDTX cho GV: nâng cao phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm; Đề xuất nội dung, hình thức BDTX cho GV; Xây dựng tiêu chí kiểm tra, đánh giá BDTX cho GV; Tổng hợp ý kiến tổ chuyên môn, cá nhân đóng góp dự thảo kế hoạch BDTX cho GV; Thống nhất và phổ biến kế hoạch BDTX cho GV; Định hướng tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch BDTX cho tổ chuyên môn; Định hướng cho GV xây dựng kế hoạch BDTX cho cá nhân; Hiệu trưởng duyệt kế hoạch BDTX của tổ chuyên môn và của GV; Công khai kế hoạch BDTX của đơn vị, của tổ chuyên môn và của GV.
2/ Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên ở trường tiểu học
Chức năng tổ chức là một trong những chức năng QL, triển khai kế hoạch hoạt động được tiến hành sau khi xây dựng kế hoạch và có vị trí thứ hai trong chức năng QL hoạt động là quá trình tiếp nhận, phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo cách thức nhất định nhằm đảm bảo tốt nhất mục tiêu đề ra.
Nội dung chức năng tổ chức là thiết kế bộ máy, phân công và giao quyền, hướng đến sự phân chia nhiệm vụ chung thành những nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận với quyền tương ứng trên nguyên tắc thích hợp của từng bộ phận đó.
Nội dung cơ bản của chức năng tổ chức hoạt động BDTX cho GV bao gồm: xác định những nhiệm vụ thực hiện để đạt được mục tiêu chung, nhóm các hoạt
động thành những bộ phận, phân công bộ phận phụ trách, giao quyền tương ứng nhiệm vụ thực hiện, xác lập cơ chế phối hợp trong hoạt động BDTX cho GV ở trường.
Nội dung tổ chức hoạt động BDTX cho GV phải phù hợp với các yêu cầu, nhiệm vụ sau: Phân bổ các nguồn lực phục vụ hoạt động BDTX cho GV; Lựa chọn, phân công GV thực hiện các nội dung BDTX phù hợp; Tạo điều kiện cho GV tham gia tập huấn bồi dưỡng chuyên môn của Phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT và các đơn vị BD GD; Tạo điều kiện để GV thực hiện triển khai lại các chuyên đề chuyên môn trong hoạt động BDTX cho GV; Xây dựng môi trường hợp tác, chia sẻ phục vụ cho hoạt động BDTX cho GV; Tổ chức hội thảo, tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề phục vụ cho hoạt động BDTX cho GV; Phân công trách nhiệm giám sát trong hoạt động BDTX cho GV; Công khai tiến độ thực hiện BDTX cho GV.
3/ Chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên ở trường tiểu học
Chức năng chỉ đạo là một chức năng QL tác động bằng nghệ thuật, khoa học để duy trì kỷ luật, kỷ cương của tổ chức, hướng dẫn đối tượng QL nhằm phát huy cao nhất năng lực của họ hướng tới thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Chỉ đạo có vai trò quan trọng với tổ chức thực hiện mục tiêu, điều hành và hướng dẫn hoạt động diễn ra theo đúng kế hoạch xây dựng nhằm giúp hoạt động đạt chất lượng như mong đợi.
Nội dung cơ bản của chức năng chỉ đạo hoạt động BDTX cho GV bao gồm: thực thi pháp luật, chính sách, quy chế về hoạt động BDTX cho GV do Bộ GD&ĐT quy định; hiệu trưởng hướng dẫn, thực hiện chế độ chính sách và đảm bảo điều kiện thực hiện hoạt động BDTX cho GV tại đơn vị.
Công tác chỉ đạo hoạt động BDTX cho GVTH thể hiện cụ thể ở các công việc sau: Chỉ đạo tổ chuyên môn, GV xây dựng và thực hiện kế hoạch BDTX cho GV; Chỉ đạo cá nhân, đoàn thể tham gia tổ chức thực hiện hoạt động BDTX cho GV; Chỉ đạo các bộ phận có liên quan hỗ trợ, động viên tổ chuyên môn, GV thực hiện hoạt động BDTX cho GV; Chỉ đạo các bộ phận hỗ trợ tích cực cho hoạt động tự BD của GV; Chỉ đạo lồng ghép nội dung BDTX cho GV trong sinh hoạt tổ chuyên
môn; Chỉ đạo nội dung sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm trong sinh hoạt Cụm chuyên môn trong quận, mạng “Trường học kết nối”; Điều chỉnh kịp thời những nội dung BDTX cho GV không phù hợp.
4/ Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên ở trường tiểu học
Kiểm tra, đánh giá là chức năng cuối cùng trong các chức năng QL, thông qua chức năng này mà chủ thể QL nắm bắt và kịp thời các hoạt động để thực hiện tốt các mục tiêu đã xác định.
Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch là quá trình thiết lập mối quan hệ ngược trong QL; có thể nói không kiểm tra, đánh giá là không có QL. Thông qua kiểm tra, đánh giá, CBQL biết được đội ngũ thực hiện ở mức độ nào, biết được các quyết định ban hành có phù hợp thực tế, cũng như đôn đốc tiến độ thực hiện kế hoạch đề ra.
Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động BDTX cho GVTH bao gồm các nhiệm vụ chủ yếu: Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng kế hoạch BDTX của tổ chuyên môn, cá nhân GV đầu năm; Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện BDTX theo kế hoạch của tổ chuyên môn, cá nhân GV trong từng giai đoạn; Đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên tổ chuyên môn, cá nhân GV chưa thực hiện theo đúng tiến độ của kế hoạch; Hỗ trợ tích cực đối với tổ chuyên môn, cá nhân GV có sai sót sau kiểm tra; Phối hợp với các lực lượng liên quan đánh giá hoạt động BDTX cho GV; Đánh giá hoạt động BDTX của tổ chuyên môn, cá nhân GV theo các tiêu chí được công bố; Công khai đánh giá hoạt động BDTX của tổ chuyên môn, cá nhân GV đúng quy định; Khen thưởng và phê bình hoạt động BDTX cho GV của tổ chuyên môn, cá nhân GV đúng quy định; Rút kinh nghiệm sau các đợt kiểm tra, đánh giá hoạt động BDTX cho GV.
1.4.3. Quản lý các điều kiện đảm bảo hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên ở trường tiểu học
Công tác QL các điều kiện đảm bảo hoạt động BDTX cho GV nhằm giúp: Huy động nguồn kinh phí đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động BDTX cho GV; Phân bổ hợp lí kinh phí đầu tư cho hoạt động BDTX cho GV từ nguồn kinh phí phục vụ hoạt động chuyên môn của đơn vị; Cập nhật và phổ biến
các văn bản về BDTX cho GV của Bộ GD&ĐT và các cơ quan chức năng có liên quan; Chỉ đạo xây dựng nguồn học liệu, giáo trình, tài liệu BDTX cho GV của Bộ GD&ĐT ở thư viện, website của đơn vị; Tạo nguồn kinh phí phục vụ cho tổ chức các hội thi: làm đồ dùng dạy học, thiết kế bài giảng điện tử, GV dạy giỏi hằng năm của đơn vị; Tạo nguồn kinh phí phục vụ cho khen thưởng sau các đợt kiểm tra, đánh giá hoạt động BDTX cho GV của đơn vị; Kiểm tra, đánh giá hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động BDTX cho GV của đơn vị.
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên ở trường tiểu học
1.5.1. Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên ở trường tiểu học
Các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến QL hoạt động BDTX cho GVTH là những yếu tố bên trong nhà trường tiểu học, tập trung vào yếu tố năng lực của đội ngũ CBQL, GV trong hoạt động BDTX và các yếu tố khác như tài chính, CSVC... Hai yếu tố trên là nguồn chủ lực cho cấp QL GDTH thúc đẩy việc tổ chức và chỉ đạo thực hiện QL hoạt động BDTX cho GVTH, cụ thể:
1/ Nhận thức và thái độ của cán bộ quản lý, GV về hoạt động BDTX cho GV của trường TH
Nhận thức và thái độ là kim chỉ nam của hành động, hoạt động; nhận thức, thái độ đúng là cơ sở cho hành động, hoạt động đúng. Vì vậy, nhận thức và thái độ của cán bộ quản lý, GV về hoạt động BDTX đúng là cơ sở cho hoạt động BDTX cho GV của đơn vị cũng diễn ra đúng hướng, tạo hiệu quả tích cực cho hoạt động. Nhận thức về tầm quan trọng, tính cấp thiết của hoạt động BDTX và các yếu tố của