Biện pháp 4: Đổi mới tổ chức hoạt động tự bồi dưỡng thường xuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên ở các trường tiểu học quận 4 (Trang 100 - 101)

của giáo viên

1/ Mục tiêu của biện pháp

Hoạt động tự BDTX của GV là hoạt động cốt lõi trong tổ chức hoạt động BDTX cho GV. Thông qua nhu cầu cần BD, GV phải tự nghiên cứu, tìm tòi các kiến thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo nhằm nâng cao trình độ lý luận, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ hoạt động BDTX cho cá nhân.

2/ Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Tự BD hiện nay đang là xu thế của sự hội nhập quốc tế và cũng theo định hướng học tập suốt đời, GV phải là lực lượng tiên phong. Do vậy, tự BD trong GV phải hoạt động tích cực, có quy củ, đi vào nền nếp, nên xây dựng quy chế tự BDTX cho GV là tất yếu nhằm tránh trường hợp chỉ thực hiện tốt ở các đối tượng tích cực. Xây dựng quy chế tự BDTX cho GV tại đơn vị phải trên tinh thần đồng thuận và tích cực thực hiện của tập thể, tránh trường hợp chỉ mang tính hình thức, qua loa. Hiệu trưởng cần quy định rõ thời gian làm việc tại đơn vị ngoài giờ lên lớp phù hợp việc tự BDTX cho GV theo kế hoạch cụ thể, tạo điều kiện cho GV tham gia các buổi tập huấn, toạ đàm, hội thảo, học tập nâng cao trình độ.

Hiệu trưởng định hướng GV xây dựng kế hoạch tự BDTX cá nhân phù hợp với điều kiện của đơn vị, hỗ trợ GV trong hoạt động tự BDTX củng như vạch hướng cần BD cho GV đúng theo yêu cầu của từng giai đoạn phát triển GD. Đồng thời, khuyến khích GV chủ động trong hoạt động tự BDTX nhằm đáp ứng nhu cấu nâng cao năng lực, phẩm chất bản thân.

của chính mình, để được vậy, hiệu trưởng phải quy định các mức đánh giá giúp GV nhận thức được mức độ tự BD của họ theo một chuẩn chung của đơn vị. Ngoài ra, để đạt hiệu quả, hiệu trưởng phải thường xuyên nêu gương, khen thưởng các cá nhân, tập thể điển hình, tích cực trong phong trào tự BDTX của GV.

3.2.5. Biện pháp 5: Xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán theo nhóm năng lực cần bồi dưỡng

1/ Mục tiêu của biện pháp

Mục tiêu của biện pháp này chính là tạo nguồn nhân lực tạo chỗ phục vụ hoạt động BDTX của đơn vị. Xây dựng đội ngũ GV cốt cán theo nhóm năng lực tạo điều kiện cho họ dễ phát huy sở trường, tham gia tốt các khóa tập huấn và đảm bảo sự liên tục trong quá trình BD lại cho GV.

2/ Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Nội dung của biện pháp xây dựng đội ngũ GV cốt cán theo nhóm năng lực cần BD cụ thể như sau:

Nhà trường đảm bảo đủ số lượng GV cốt cán cho hoạt động BDTX của đơn vị bằng cách rà soát, dự giờ, thăm lớp, giao nhiệm vụ chuyên môn cho cá nhân nhằm phát hiện GV có năng lực đáp ứng nhu cầu quản lý chuyên môn của trường. Đồng thời, hiệu trưởng hướng dẫn, BD tích cực các đối tượng này nhằm bổ sung cho lực lượng GV cốt cán của trường.

Tích cực tham mưu, đề cử GV cốt cán tham gia các đợt tập huấn, lớp nâng cao trình độ, nhằm giúp họ đạt đủ trình độ tập huấn lại, hỗ trợ GV tại trường trong hoạt động BDTX.

Hiệu trưởng tạo điều kiện về quỹ thời gian cho đội ngũ GV cốt cán thực hiện hoạt động BDTX cho GV, phân công nhiệm phù hợp năng lực GV cốt cán tương ứng khả năng, năng lực của họ. Hiệu trưởng chú trọng kiểm tra, đánh giá GV cốt cán theo định kỳ trong hoạt động BDTX cho GV tại trường nhằm kịp thời hỗ trợ các khó khăn của đội ngũ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên ở các trường tiểu học quận 4 (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)