xuyên cho giáo viên ở các trường tiểu học Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh
1/ Nguyên nhân chủ quan
Từ thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến QL hoạt động BDTX cho GV về nhận thức, trình độ năng lực GV, cũng như cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí, nguồn tài liệu và quỹ thời gian dành cho hoạt động BDTX cho GV của đơn vị
đã nêu, tác giả nhận xét nguyên nhân chủ quan gồm: Kế hoạch BDTX cho GV của hiệu trưởng các trường chưa tính đến đặc điểm, điều kiện, nhu cầu BDTX của cá nhân GV tại đơn vị, chưa lồng ghép, tích hợp nội dung BDTX trong sinh hoạt tổ chuyên môn; Hiệu trưởng chưa quan tâm công tác xây dựng đội ngũ GV cốt cán phục vụ hoạt động BDTX tại trường; Hiệu trưởng chưa chú trọng tăng cường thực hiện môi trường hợp tác chia sẻ, trao đổi chuyên môn thông qua hệ thống “Trường học kết nối” phục vụ hoạt động BDTX tại đơn vị; GV chưa tích cực tự BD trong hoạt động BDTX, học tập và trao đổi chuyên môn thông qua hệ thống “Trường học kết nối” phục vụ hoạt động BDTX của cá nhân.
2/ Nguyên nhân khách quan
Từ thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến QL hoạt động BDTX cho GV về các văn bản hướng dẫn, chế độ chính sách, chương trình, giáo trình, tài liệu, cũng như đội ngũ giảng viên nguồn, báo cáo viên đã nêu, tác giả nhận xét nguyên nhân khách quan tập trung: Trình độ của GV chưa đồng đều tại các đơn vị, tỷ lệ chênh lệch độ tuổi của đội ngũ GV cao dẫn đến thực trạng chung là nhiều GV trẻ thiếu trình độ lý luận, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và GV lớn tuổi ngại áp dụng đổi mới phương pháp, ứng dụng công nghệ thông tin, trao đổi chuyên môn thông qua hệ thống “Trường học kết nối”; Điều kiện đảm bảo hoạt động BDTX cho ở các trường chưa được quan tâm, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động BDTX được cấp rất hạn chế, đặc biệt về kinh phí chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động BDTX tại đơn vị.
Tiểu kết chương 2
Kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, QL hoạt động BDTX cho GV ở các trường TH Quận 4 luôn nhận thức đúng đắn, xác định mục tiêu rõ ràng, định hướng tốt công tác xây dựng kế hoạch, trong hoạt động BDTX cho GV tại đơn vị, công khai tiến độ thực hiện, quan tâm việc phân công giám sát thực hiện các nội dung và có thế mạnh trong công tác kiểm tra đánh giá hoạt động BDTX cho cho GV tại đơn vị. Tuy nhiên, các trường chưa thực hiện tốt việc khảo sát nhu cầu BDTX, phân tích thực trạng chất lượng GV trước khi BD; hình thức tự BD và khuyến khích học tập thông qua hệ thống “Trường học kết nối” cho GV chưa quan tâm đúng mức chưa tạo điều kiện cho GV tham gia tập huấn BD, xây dựng môi trường hợp tác chia sẻ, cũng như chú trọng công tác chỉ đạo lồng ghép nội dung BDTX trong nội dung sinh hoạt chuyên môn; cuối cùng, hiệu trưởng chưa quan tâm đến việc huy động kinh phí đầu tư, phân bổ kinh phí và kiểm tra đánh giá hiệu quả sử dụng phục vụ hoạt động BDTX tại đơn vị.
Do vậy, việc cần nghiên cứu là tìm ra những biện pháp cần thiết và khả thi cho công tác QL hoạt động BDTX cho GV phù hợp với thực trạng ở các trường TH Quận 4 là hết sức quan trọng và ý nghĩa đến chiến lược phát triển GD lâu dài nhằm góp phần nâng cao trình độ lý luận, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho GVTH tại địa phương. Đây cũng là cơ sở để chúng tôi đề xuất những biện pháp QL hoạt động BDTX cho GV ở các trường TH Quận 4 và được cụ thể trong Chương 3.
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN CHO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẬN 4, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH