Biện pháp 2: Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên ở các trường tiểu học quận 4 (Trang 98 - 99)

qua sinh hoạt tổ chuyên môn

1/ Mục tiêu của biện pháp

Sinh hoạt tổ chuyên môn là hoạt động thường xuyên, theo định kỳ trong nhà trường, tạo điều kiện cho GV trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Vì vậy, tổ chức BDTX cho GV thông qua sinh hoạt tổ chuyên môn nhằm giúp GV không những nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn mà còn được BD trình độ lý luận, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ thường xuyên hơn; đội ngũ GV dễ dàng trao đổi, hợp tác và hỗ trợ nhau trong hoạt động BDTX.

2/ Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn với nội dung lồng ghép tổ chức BDTX cho GV thông qua các nội dung sau:

Tổ chuyên môn là đơn vị quản lý GV nhỏ nhất tại cơ sở, trực tiếp thực hiện các chỉ đạo và giám sát GV, do đó, để tổ chuyên môn hoạt động tốt thì điều đầu tiên các tổ chuyên môn phải xây dựng quy chế sinh hoạt. Ở đây cũng đề cập đến nội dung có phần hoạt động BDTX cho GV của tổ chuyên môn.

Hơn nữa, nhà trường cũng khuyến khích các tổ chuyên môn xây dựng tổ của mình thành một tổ học tập, hỗ trợ nhau tích cực trong BD năng lực, phẩm chất, cùng nhau tiến bộ. Tăng cường làm việc nhóm trong tổ chuyên môn, thành lập các nhóm chuyên môn kiến thức chính trị, Toán, Tiếng Việt, Khoa-Sử-Địa, Văn-Thể- Mỹ... nhằm hỗ trợ nhau lĩnh hội kiến thức, thực hành kỹ năng, nâng cao tay nghề trong tổ.

Để đạt được như vậy thì năng lực quản lý của tổ trưởng chuyên môn phải luôn được quan tâm. Nhà trường lựa chọn nhân lực phải có tâm, có tầm khi giao nhiệm vụ tổ trưởng chuyên môn, đồng thời, luôn thường xuyên BD năng lực hướng dẫn, quản lý và chuyên môn cho họ nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu phát triển

của đơn vị. Tổ trưởng tổ chuyên môn phải là lực lượng đi đầu trong học tập và đổi mới chuyên môn của nhà trường.

Ngoài ra, nhà trường cần quy định quỹ thời gian sinh hoạt tổ chuyên môn dành cho hoạt động BDTX cho GV, chỉ đạo phân phối nội dung sinh hoạt hoạt động BDTX theo định kì (tuần, tháng, học kì), hơn nữa, nhà trường lồng ghép sinh hoạt tổ chuyên môn theo chuyên đề BD cụ thể, sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học phục vụ cho công tác đứng lớp của GV nhằm tạo điều kiện cho GV tiếp nhận tốt nhất.

Thường xuyên tổ chức đánh giá chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn định kỳ, hiệu trưởng thường xuyên tham dự các buổi sinh hoạt, kịp thời nắm bắt và trao đổi ý kiến của các thành viên, đồng thời hỗ trợ, giải quyết các khó khăn trong hoạt động BDTX của GV một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên ở các trường tiểu học quận 4 (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)