Thực trạng các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên ở các trường tiểu học quận 4 (Trang 86 - 89)

Bảng 2.16. Yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến QL hoạt động BDTX cho GV ở các trường TH Quận 4 TT Nội dung CBQL GV Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng Trung bình Độ lệch chuẩn Thứ hạng 1 Nhận thức và thái độ 3,23 0,717 1 2,69 0,874 3 2 Trình độ và năng lực QL 2,74 0,815 3 2,79 0,931 1 3 Trình độ, năng lực của đội ngũ

GV 3,16 0,779 2 2,7 0,884 2

4 Cơ sở vật chất, trang thiết bị 1,81 0,749 5 2,15 0,763 5

5 Kinh phí phục vụ 1,19 0,402 7 2,16 0,77 4

6 Nguồn tài liệu tham khảo 2,48 0,508 4 1,89 0,964 6 7 Quỹ thời gian dành cho hoạt

động 1,48 0,508 6 1,17 0,379 7

Trung bình chung 2,30 2,22

Đánh giá chung Đáp ứng tối thiểu Đáp ứng tối thiểu

Độ tin cậy của thang đo (Cronbach's

Alpha) 0,948 0,959

Điểm trung bình khảo sát yếu tố chủ quan QL hoạt động BDTX ở các trường TH Quận 4 là 2,30 2,22. Điểm số này tương ứng mức đánh giá mức độ thực hiện

đáp ứng tối thiểu. Như vậy, có thể thấy các nội dung khảo sát yếu tố chủ quan QL hoạt động BDTX trong bảng trên chỉ được các nhà QL đáp ứng ở mức tối thiểu. Kiểm nghiệm mối liên hệ giữa kết quả khảo sát giữa hai đối tượng CBQL và GV, tác giả nhận thấy có mối tương quan thuận cao ,711.

Qua khảo sát được trình bày ở bảng 2.16 cho thấy nội dung khảo sát thực trạng yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến QL hoạt động BDTX cho GV thì nội dung nhận thức, thái độ của CBQL và GV là đáp ứng tốt nhất. Điểm trung bình đánh giá của CBQL ở mức 3,23 xếp hạng 1. Điểm trung bình đánh giá của GV ở mức là 2,69 xếp hạng 3. Căn cứ điểm số cho thấy GV đánh giá nội dung trên mức đáp ứng khá.

Đối với GV thì cho rằng trình độ, năng lực QL của CBQL tại các đơn vị mới thực sự ảnh hưởng đến QL hoạt động BDTX cho GV nhưng điểm trung bình đánh giá của GV chỉ đạt là 2,79 xếp hạng 1 ở mức đáp ứng khá. Cùng nội dung này, CBQL cũng có điểm trung bình khá tương đồng, đánh giá là 2,74 xếp hạng 3, cùng ở mức đáp ứng khá.

Nội dung khảo sát CBQL và GV đánh giá về ảnh hưởng trình độ, năng lực của GV trước yêu cầu BDTX của các đơn vị cùng xếp hạng 2, điểm trung bình lần lượt ở mức 3,162,7. Điều này chứng tỏ cả hai đối tượng khảo sát đều nhận xét mức

đáp ứng khá ảnh hưởng trình độ, năng lực của GV trước yêu cầu BDTX của nhà trường.

Nội dung khảo sát nguồn tài liệu tham khảo và cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động BDTX cho GV ở các đơn vị ở mức đáp ứng tốt thiểu, đối với CBQL là 2,481,81, còn GV là 1,892,15.

Ngoài ra, nội dung khảo sát kinh phí phục vụ hoạt động BDTX cho GV ở các đơn vị, đối tượng CBQL đánh giá mức chưa đáp ứng với điểm trung bình đánh giá

1,19 xếp hạng 9 và GV đánh giá mức đáp ứng tối thiểu với điểm trung bình đánh giá 2,16 xếp hạng 4. Đối với nội dung này, tác giả có cùng nhận xét với đối tượng CBQL vì kinh phí phục vụ hoạt động BDTX cho GV ở các trường rất hạn hẹp, hầu như không có.

Nội dung khảo sát về quỹ thời gian dành cho hoạt động BDTX ở các đơn vị rất hạn hẹp, cả hai đối tượng khảo sát đều đánh giá mức chưa đáp ứng, CBQL đánh giá ở mức 1,48 và GV là 1,17. Điều đó cho thấy, hiệu trưởng chưa tạo quỹ thời gian dành cho hoạt động BDTX ở các trường. Tác giả đồng tình với nhận xét trên, nguyên nhân là do GVTH ở Quận 4 đều dạy 2 buổi/ngày và suốt 5 ngày/tuần nên thời gian dôi dư không nhiều trong năm học dành cho hoạt động BDTX. Do đó, thời gian dành cho hoạt động BDTX ở các trường chủ yếu vào việc GV tự học học, tự ngiên cứu; nhà trường cũng chỉ có một số buổi học tập trung cuối hè hằng năm hoặc một vài tiết trong tập huấn, thao giảng trong năm.

Qua bảng 2.16, có thể nhận xét yếu tố chủ quan ảnh hưởng hoạt động BDTX cho GV mà hiệu trưởng ở các trường cần quan tâm thực hiện tốt hơn là xây dựng nguồn tài liệu tham khảo, cung cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và tạo kinh phí phục vụ hoạt động BDTX cho GV tại đơn vị, chú trọng đến quỹ thời gian dành cho hoạt động BDTX phù hợp hơn.

Kết quả kiểm nghiệm chỉ số Cronbach’s Alpha của thang đo trên là 0,948

0,959 chỉ số thống kê này cho biết độ tin cậy của thang đo trên là rất cao và hoàn

toàn có thể tin tưởng.

Trong phỏng vấn, trao đổi về yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến QL hoạt động BDTX cho GV, tất cả CBQL từ 01 đến 07 chia sẻ: đội ngũ CBQL, GV đều có nhận thức và thái độ đúng đắn trong hoạt động BDTX, vì vậy, QL hoạt động ở các trường không gặp khó khăn; trình độ, năng lực của CBQL và cả GV đều có thể đáp ứng yêu cầu thực hiện hoạt động BDTX hiện nay. Riêng CBQL06 chia sẻ thêm: “Hiện nay, các trường đều có khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí phục vụ hoạt động BDTX cho GV.”. Đối tượng GV từ 01 đến 23 được phỏng vấn cũng có chung quan điểm, GV17 nhận xét thêm: “Tại các trường tiểu học hiện nay đều tổ chức dạy học 2 buổi/ngày nên GV dành rất nhiều thời gian cho các hoạt động trên lớp, chưa có thời gian tập trung cho hoạt động BDTX.”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên ở các trường tiểu học quận 4 (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)