Vị trí địa lí huyện Trảng Bom

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa ở huyện trảng bom (tỉnh đồng nai) (Trang 46 - 47)

Huyện Trảng Bom nằm ở phía Tây của tỉnh Đồng Nai, có địa giới hành chính phía Bắc giáp các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán; phía Nam giáp huyện Long Thành; phía Tây giáp thành phố Biên Hòa và phía Đông giáp huyện Thống Nhất. Trung tâm huyện lỵ Trảng Bom cách thành phố Biên Hòa khoảng 15 kilômét; cách thành phố Hồ Chí Minh 40 kilômét. Với vị trí địa lí này đã xác định cho Trảng Bom phát triển trở thành đô thị vệ tinh trong vùng Đông Nam bộ.

Trên địa bàn huyện Trảng Bom có các tuyến đường bộ và đường sắt cấp quốc gia đi qua nên tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc giao lưu giữa địa phương với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh Đồng Nai. Hiện tại thì có tuyến quốc lộ 1A, tuyến quốc lộ 1A đoạn tránh thành phố Biên Hòa và đường sắt Bắc - Nam. Trong thời gian sắp tới, thì có các tuyến đường vành đai IV của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam được xây dựng kết nối vào cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường Trảng Bom - Xuân Lộc, đường vành đai thành phố Biên Hòa và tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu. Tuyến đường cao tốc đã giúp cho việc lưu thông hàng hóa thuận tiện hơn khi đưa sản phẩm đến các thị trường tiêu thụ như Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng như các địa phương khác.

Như vậy, với vị trí nằm gần các đô thị lớn và có các tuyến đường giao thông quốc gia đi qua tạo điều kiện cho huyện Trảng Bom có vị trí địa lí hết sức thuận lợi trong hiện tại và tương lai để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, đặc biệt là thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ hiện đại, du lịch sinh thái và nông nghiệp công nghệ cao (trong đó có chăn nuôi phát triển theo định hướng sản xuất hàng hóa).

Với vị trí địa lí như phân tích trên, huyện có lợi thế để phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, do nằm trong vùng giàu nguyên liệu lại có khả năng tiếp cận với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, cũng như có khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ. Vì thế, huyện đã và đang khai thác lợi thế này nhằm phát triển ngành chăn nuôi theo

chiều rộng lẫn chiều sâu, nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm chăn nuôi của huyện trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa ở huyện trảng bom (tỉnh đồng nai) (Trang 46 - 47)