Nguồn lao động trên địa bàn huyện Trảng Bom có quy mô tương đối lớn. Số người trong độ tuổi lao động có 186.055 người vào năm 2012 và có 201.078 người vào năm 2017. Tốc độ tăng nguồn lao động bình quân 1,57%/năm trong giai đoạn 2010 – 2013 và 5,65%/năm trong giai đoạn 2014 – 2017. Trong đó, lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội có 144.256 người vào năm 2012 và có 159.964 người vào năm 2017. Tốc độ tăng lao động trên địa bàn bình quân 2,09%/năm trong giai đoạn 2010 – 2013 và 6,89%/năm trong giai đoạn 2014 – 2017. Cơ cấu sử dụng lao động từng bước đã có sự chuyển dịch theo định hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành phi nông nghiệp, đồng thời giảm tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp. Đến năm 2012, lao động làm việc trong các ngành phi nông nghiệp chiếm 82,3% và lao động nông nghiệp chỉ chiếm 17,7% trong tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội trên địa bàn. Đến năm 2017, lao động làm việc trong các ngành phi nông nghiệp chiếm 84,5% và lao động nông nghiệp chỉ chiếm 15,5% trong tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội trên địa bàn. Trong đó, lao động làm việc trong khu vực sản xuất công nghiệp là chủ yếu, chiếm 56,8% trong tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội vào năm 2012 và 58,1% vào năm 2017.
Mặc dù lao động làm việc trong ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ thấp nhưng lao động phục vụ trong chăn nuôi thì lại có xu hướng tăng giai đoạn 2009 – 2017 như biểu đồ 2.2 được thể hiện bên dưới. Qua biểu đồ này, cũng có thể thấy được tỷ lệ lao động trong chăn nuôi chiếm trong lao động trong ngành nông nghiệp nói chung là khá lớn. Cụ thể; tỷ lệ lao động trong chăn nuôi so với lao động trong ngành nông nghiệp đã tăng từ 59,2% năm 2009 lên 62,3% năm 2011; sau đó tiếp tục tăng từ 63,5% năm 2013 lên 65,7% vào năm 2015 và tiếp tục tăng lên 69,5% vào năm 2017. Chính điều đó đã chứng minh rằng, sự chuyển dịch trong nội bộ ngành nông nghiệp của huyện đã đi đúng hướng khi giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi. Và chính điều đó, trong ngành chăn nuôi ngày càng cần nguồn lao động dồi dào
hơn để có thể tạo điều kiện thuận lợi phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa (nhất là cần nhiều lao động trong các trang trại chăn nuôi).
Nguồn: NGTK huyện Trảng Bom 2010, 2012, 2014, 2016, 2018. và số liệu của Phòng NN huyện Trảng Bom cuối năm 2018.
Biểu đồ 2.2. Lao động trong nông nghiệp và trong chăn nuôi ở huyện Trảng Bom giai đoạn 2009 – 2017
Chất lượng nguồn lao động nhìn chung có sự chuyển biến tích cực. Trình độ tay nghề của lao động từng bước được nâng cao. Đến năm 2012, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn đạt 55,0% (của tỉnh là 53,0%); trong đó, tỷ lệ đào tạo nghề đạt 48,0% (của tỉnh là 42,7%). Đến năm 2017, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn đạt 66,0% (của tỉnh là trên 65%).
Nhìn chung, cơ cấu lao động có sự chuyển dịch phù hợp với cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Lao động di chuyển từ khu vực có năng suất lao động thấp sang khu vực có năng suất cao và nâng cao năng suất lao động của cả nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, do chất lượng nguồn lao động còn hạn chế (thiếu lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chuyên sâu, lao động quản lý, lao động vững tay nghề, lao động có trình độ ngoại ngữ, tin học, tác phong công nghiệp...), chưa gắn chặt với nhu cầu của thị
12.728 14.153 15.028 15.512 15.862 21.947 22.728 23.659 23.610 22.823 0 5000 10000 15000 20000 25000 2009 2011 2013 2015 2017 NGƯỜI NĂM Lao động trong chăn nuôi Lao động trong nông nghiệp
trường và thu hút được lao động có trình độ cao nên chưa thật sự là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.