Những nhận định về thực trạng chăn nuôi theo định hướng sản xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa ở huyện trảng bom (tỉnh đồng nai) (Trang 94)

hóa ở huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai)

Qua những nội dung được phân tích ở trên, tác giả nhận thấy ngành chăn nuôi ở huyện Trảng Bom có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển theo định hướng sản xuất hàng hóa. Song, bên cạnh những điểm mạnh nhất định đó, thì có những yếu tố ảnh hưởng theo chiều hướng hạn chế, tác động đến sự phát triển chăn nuôi theo định hướng hàng hóa khá nhiều. Từ việc phân tích những điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình phát triển, thì tác giả cũng đã đưa ra những cơ hội cũng như thách thức mà huyện Trảng Bom đã, đang tận dụng cũng như ứng phó, để từ đó có những giải pháp cho các thách thức trong thời gian sắp tới, nhằm đạt những kết quả tốt nhất.

* Các điểm mạnh,

Huyện Trảng Bom có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển ngành chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa trên địa bàn huyện. Với vị trí địa lý thuận lợi, là huyện thuộc tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía nam, có vị trí chiến lược và vai trò trọng yếu trong phát triển kinh tế nói chung, là cửa ngõ giao lưu về kinh tế nên có nhiều lợi thế cho việc tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, với điều kiện thuận lợi về khí hậu đã tạo điều kiện để đa dạng hóa vật nuôi, hình thành các tiểu vùng khuyến khích chăn nuôi với quy mô lớn và là điều kiện tốt để nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Như vậy, với ưu thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên đã tạo điều kiện cho hoạt động chăn nuôi của huyện Trảng Bom hơn hẳn các huyện trong tỉnh, giúp

huyện Trảng Bom phát triển một ngành chăn nuôi đa dạng với hình thức tổ chức tiến bộ nhất là các trang trại chăn nuôi tiên tiến. Loại hình này có xu hướng phát triển nhanh tại Trảng Bom trong những năm gần đây, một mặt giúp khai thác tốt những thuận lợi về mặt tự nhiên của huyện, mặt khác giúp giải quyết nhiều vấn đề về mặt xã hội ở địa phương.

Huyện Trảng Bom có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi cho ngành chăn nuôi phát triển. Cụ thể, huyện hiện có nguồn lao động thuộc loại trẻ, số người trong độ tuổi lao động là chiếm khoảng 72% dân số của địa phương. Ngoài ra, tốc độ tăng nguồn lao động khoảng 10,5%/năm nhờ có tiềm năng phát triển to lớn và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế huyện nói chung nên thu hút đông đảo lực lượng lao động từ các địa phương khác. Đây chính là nguồn lao động phong phú phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Lao động trong ngành nông nghiệp chiếm khoảng 35%, cho thấy lực lượng lao động trong ngành nông nghiệp khá cao, lực lượng lao động dồi dào là điều kiện thuận lợi để đa dạng hóa các hình thức tổ chức lãnh thổ trong chăn nuôi. Hệ thống đường giao thông được nâng cấp, mở rộng, tạo thành mạng lưới liên hoàn đến các cơ sở, là điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh hiện đại hóa nông nghiệp nói chung. Hệ thống thông tin liên lạc được đầu tư và có sự phát triển mạnh, 100% địa phương có điện thoại. Ngoài ra, hệ thống mạng internet phát triển mạnh tạo cơ hội cho người chăn nuôi nâng cao trình độ sản xuất, nắm bắt thông tin thị trường và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhiều vấn đề cơ bản trong chăn nuôi đã được giải quyết như hệ thống chuồng trại, nguồn thức ăn chăn nuôi, vấn đề phòng trừ dịch bệnh được triển khai, nhiều giống mới cho năng suất cao, ngành chăn nuôi đang dần được hiện đại hóa, đáp ứng kịp thời cho sự phát triển của một nền chăn nuôi hàng hóa; các chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi được cởi mở và mang tính hội nhập đang thu hút được nhiều tầng lớp dân cư đầu tư vào ngành chăn nuôi hơn nữa.

Huyện Trảng Bom tạo mọi điều kiện và môi trường đầu tư tốt nhất cho các đơn vị, cá nhân, tập thể tham gia đầu tư trên địa bàn huyện vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung và lĩnh vực chăn nuôi nói riêng. Hiện huyện đã triển khai thực hiện các dự án về hỗ trợ phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo định hướng hàng hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của huyện. Huyện cũng đang triển khai đề án phát triển

chăn nuôi bền vững theo định hướng an toàn dịch bệnh, giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh nhằm xây dựng thương hiệu sản phẩm chăn nuôi an toàn của huyện Trảng Bom. Các cơ sở chăn nuôi ở huyện Trảng Bom đều có kinh nghiệm trong việc quản lí chăn nuôi, trong đó nổi bật là các trang trại chăn nuôi. Các trang trại chăn nuôi ở huyện Trảng Bom có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh được thể hiện qua trình độ chuyên môn của các chủ trang trại chăn nuôi và của lao động trong các trang trại chăn nuôi là đã qua đào tạo các lớp chuyên môn ngắn hạn cũng như dài hạn nhằm đáp ứng yêu cầu của quy trình chăn nuôi hiện đại. Điều này cho thấy năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, trình độ khoa học kỹ thuật và khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh ở các trang trại chăn nuôi này rất cao và được áp dụng từ quy trình xây dựng chuồng trại, chăm sóc, lượng thức ăn sử dụng, tiêm chủng phòng bệnh, ứng dụng các cơ sở chăn nuôi mới, có nhiều sáng kiến trong chăn nuôi. Ngoài ra, với lịch sử phát triển của ngành chăn nuôi nói chung ở huyện Trảng Bom đã tạo điều kiện cho các trang trại chăn nuôi có bề dày kinh nghiệm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Nguồn vốn đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở chăn nuôi khá phong phú và đa dạng, ngoài nguồn vốn tự có của chính các cơ sở này cũng như các nguồn vốn góp khác. Nhà nước còn hỗ trợ cho các cơ sở chăn nuôi vay vốn ưu đãi về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, cơ chế mới được xây dựng theo định hướng thúc đẩy tổ chức sản xuất nông nghiệp theo mô hình liên kết, mô hình ứng dụng công nghệ cao thông qua việc quy định các tổ chức đầu mối tham gia mô hình liên kết, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Các nhu cầu vay loại này được tổ chức tín dụng áp dụng cơ chế không có tài sản bảo đảm lên đến 70% - 80% giá trị dự án, phương án sản xuất, kinh doanh và mức cho vay không có tài sản bảo đảm đối với các đối tượng là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, chủ trang trại,...lên gấp 1,5 đến 2 lần so với quy định hiện nay. Trên địa bàn huyện Trảng Bom các trang trại còn được vay vốn ở nhiều hệ thống tổ chức tín dụng như các ngân hàng thương mại của Nhà nước, các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại khác.

* Các điểm yếu,

Các cơ sở chăn nuôi (nhất là các hộ chăn nuôi) phát triển nhìn chung còn manh mún chủ yếu tập trung ở các vùng đông dân cư và gần vùng nguyên liệu; chưa tập trung vào vùng khuyến khích chăn nuôi. Mặc dù huyện Trảng Bom đã thực hiện theo quy hoạch như phần nội dung trên có đề cập, nhưng các trang trại chăn nuôi không mấy quan tâm vì họ thường đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại và e ngại bất tiện khi phải dời khu chăn nuôi, cách xa vùng nguyên liệu, khó khăn thuê mướn lao động, vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm.

Quy mô đàn, năng lực sản xuất kinh doanh của các cơ sở chăn nuôi không đồng đều giữa các nhóm, trong đó các trang trại chăn nuôi của các công ty có vốn đầu tư lớn có quy mô mạnh về vốn, năng lực sản xuất, áp dụng quy trình công nghệ sản xuất hiện đại đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong khi đó, quy mô và năng lực sản xuất kinh doanh của hộ chăn nuôi còn hạn chế, chủ yếu chăn nuôi theo truyền thống và gia công nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Quy mô về vốn, lao động, thu nhập và số lượng đàn của các hộ chăn nuôi là thấp nhất kể cả chỉ tiêu về thu nhập so với các loại hình trang trại chăn nuôi của các đơn vị khác. Các hộ chăn nuôi chủ yếu dựa vào tập quán chăn nuôi lạc hậu, theo kinh nghiệm từ trước tới nay, quy trình chăn nuôi từ con giống, nguồn thức ăn, thuốc thú y chưa được chuẩn bị tốt và hạn chế về nguồn vốn đầu tư cho chăn nuôi. Ngoài ra do có nhiều biến động về thị trường tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm nên quy mô chăn nuôi ít được mở rộng. Từ đó cho thấy trình độ sản xuất kinh doanh của các hộ chăn nuôi này còn thấp so với các trang trại chăn nuôi có vốn đầu tư lớn.

Huyện Trảng Bom hiện chưa có trung tâm quản lý và cải tiến di truyền giống vật nuôi quy chuẩn để hổ trợ cho các cơ sở chăn nuôi. Chất lượng con giống kém đã dẫn đến chi phí sản xuất cao, hiệu quả kinh tế thấp. Ngoài ra, con giống, thuốc thú y và nguyên liệu phục vụ chế biến thức ăn chăn nuôi hầu hết phụ thuộc từ các doanh nghiệp nước ngoài nên làm cho chi phí sản xuất kinh doanh của các cơ sở này tăng cao.

Trình độ chuyên môn của lao động trong các cơ sở chăn nuôi còn thấp cần được bồi dưỡng nâng cao hơn nữa. Với trình độ lao động hạn chế như thế cho thấy việc

vận hành máy móc, thiết bị và công nghệ được ứng dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh là rất thấp kém, lạc hậu, điều này có ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng suất lao động, kết quả và hiệu quả chăn nuôi.

Việc hình thành chuỗi liên kết trong chăn nuôi ở huyện Trảng Bom còn rất khó khăn, nhiều cơ sở chăn nuôi nhất là các hộ chăn nuôi vẫn trong tình trạng tự mua con giống giá rẻ, kém chất lượng, không có xuất xứ từ nhiều thương lái khác nhau, khiến dịch bệnh xuất hiện trên diện rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu thụ, gây thiệt hại cho chủ trại và làm mất uy tín của cả vùng chăn nuôi. Ngoài ra, việc kết nối các doanh nghiệp tham gia bao tiêu sản phẩm cho các cơ sở chăn nuôi gặp nhiều khó khăn do không có kế hoạch ký kết bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp tiêu thụ từ thời điểm bắt đầu nhập giống; sản phẩm vẫn chủ yếu được tiêu thụ theo phương thức bán buôn qua thương lái nên hiệu quả chăn nuôi chưa cao. Bên cạnh đó, chưa xây dựng được nhãn hiệu cho sản phẩm nên chưa tạo được dấu hiệu nhận biết sản phẩm đối với người tiêu dùng dẫn đến sản phẩm chăn nuôi an toàn có nguồn gốc vẫn phải cạnh tranh thiếu lành mạnh với sản phẩm không đảm bảo chất lượng, sản lượng tiêu thụ còn thấp, chưa tác động mạnh đến người chăn nuôi để mở rộng sản xuất.

Huyện Trảng Bom phát triển mạnh ngành chăn nuôi theo định hướng hàng hóa nhưng nhìn chung ngành chăn nuôi của huyện hiện đang thiếu thông tin về thị trường khi chưa có những nghiên cứu chi tiết, chính xác về nhu cầu thị trường của các cơ quan ban ngành. Đây cũng là một trong những nguyên nhân của tình trạng phát triển ồ ạt các cơ sở chăn nuôi dẫn tới tình trạng thua lỗ trong thời gian qua. Hiện huyện cũng chưa có đơn vị nào đưa ra số liệu thống kê chính xác về giá cả thị trường; về số lượng; sản lượng vật nuôi cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện; cũng như nhu cầu xuất khẩu về thịt heo hơi xuất chuồng, thịt gà hơi giết, bán; số lượng trứng gà; các số liệu thống kê mang tính chung chung và thiếu chi tiết nên các nhà sản xuất; các cơ sở chăn nuôi tiếp tục phát triển đàn mà không xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhiều biến động, nhất là đối với các hộ chăn nuôi còn phụ thuộc nhiều vào khâu trung gian. Năng lực tiếp cận thị trường của các cơ sở này còn hạn chế, nhất là các hộ chăn nuôi xuất thân từ sản xuất nhỏ lẻ, trình độ

quản lí còn hạn chế, quen với sản xuất nhỏ, chưa am hiểu nhiều về khoa học kỹ thuật và quản lý sản xuất kinh doanh.

* Cơ hội phát triển,

Các cơ sở chăn nuôi (nhất là trang trại chăn nuôi) có cơ hội tiếp cận được với khoa học công nghệ mới, giống vật nuôi mới, sản phẩm mới, phương thức tổ chức quản lý mới tiên tiến cũng như làn sóng đầu tư mới vào ngành chăn nuôi theo định hướng hàng hóa. Nếu nắm bắt được cơ hội, các trang trại chăn nuôi của huyện Trảng Bom sẽ sớm hội nhập được cùng với các sản phẩm tiên tiến của thế giới.

Các trang trại chăn nuôi ở huyện Trảng Bom có cơ hội mở rộng quy mô chăn nuôi, tăng quy mô đàn, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi vì nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi của người dân ngày càng gia tăng theo sự phát triển của kinh tế.

Hội nhập tạo cơ hội cho các sản phẩm chăn nuôi tiếp cận thị trường, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm có chất lượng cao qua các nước trong khu vực và trên thế giới. Bên cạnh, hội nhập kinh tế cũng tạo áp lực buộc ngành chăn nuôi phải đẩy mạnh tái cơ cấu và thay đổi cách làm để có khả năng tham gia hội nhập và phát triển bền vững. Đây là tác động có lợi và là cơ hội tốt cho các cơ sở chăn nuôi huyện Trảng Bom.

* Những thách thức,

Hiện nay, các cơ sở chăn nuôi của huyện Trảng Bom có sức cạnh tranh còn thấp, đa phần là cơ sở chăn nuôi sản xuất nhỏ lẻ, phụ thuộc vào phần lớn vào việc nhập khẩu giống và thức ăn từ nước ngoài. Bên cạnh đó, tình trạng dịch bệnh truyền nhiễm còn phổ biến, ý thức đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường còn nhiều hạn chế. Điều này sẽ tạo cơ hội ngày càng tăng đối với việc nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi vào huyện Trảng Bom do có lợi thế về giá, về an toàn thực phẩm, trực tiếp cản trở sản xuất chăn nuôi trong huyện, dễ tạo tình trạng cạnh tranh không cân sức và gây áp lực không nhỏ đối với các cơ sở chăn nuôi của huyện. Bên cạnh đó, những thời điểm dịch bệnh chính là cơ hội để cho các đối thủ cạnh tranh mở rộng thị trường ở Việt Nam và từng bước tiếp cận cũng như thay đổi dần thị hiếu của người tiêu dùng đối với các sản phẩm chăn nuôi nói chung.

Tác động của hội nhập có thể thu hút nguồn lực có chất lượng của các trang trại chăn nuôi (người quản lý, kỹ thuật và công nhân có trình độ, kinh nghiệm) sang làm việc tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và làm việc tại các nước đối tác. Đây cũng là một thách thức cho các trang trại chăn nuôi của huyện trong quá trình hội nhập.

Giá cả thức ăn chăn nuôi có xu hướng tăng do nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước chưa chủ động được, chủ yếu nhập khẩu, sự biến động của tỷ giá, các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước khó có khả năng mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ. Hầu hết các giống cao sản ở huyện đều phải nhập từ nước ngoài và trong thời gian gần đây, huyện Trảng Bom phải nhập tới 70% loại nguyên liệu thức ăn giàu đạm; riêng khoáng vi lượng, vitamin nhập 90%. Việc phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu khiến giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở huyện cao hơn 15% so với nhiều địa phương khác trong tỉnh. Từ đó, có thể làm cho chi phí chăn nuôi của các cơ sở chăn nuôi gia tăng, giảm khả năng cạnh tranh sản phẩm với các đơn vị nước ngoài.

Ngành chăn nuôi của huyện Trảng Bom nói chung và các cơ sở chăn nuôi nói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa ở huyện trảng bom (tỉnh đồng nai) (Trang 94)