Định hướng phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa ở huyện trảng bom (tỉnh đồng nai) (Trang 106 - 109)

Trảng Bom

3.1.2.1. Định hướng chung

Huyện Trảng Bom có vị trí địa lí thuận lợi, từ đó tạo ra nhiều cơ hội cho việc mở rộng thị trường tiêu thụ của sản phẩm chăn nuôi. Lao động trong chăn nuôi đều

tăng qua mỗi năm, nhất là lao động trong các trang trại chăn nuôi và tổ hợp tác chăn nuôi. Bên cạnh đó; mạng lưới đường giao thông, thông tin liên lạc ở huyện đã được nâng cấp để có thể kết nối thông tin một cách thuận tiện nhất với các địa phương khác, nhất là trong việc vận chuyển hàng hóa đến thị trường tiêu thụ.

Các cơ sở chăn nuôi ở huyện Trảng Bom có khả năng tăng quy mô đàn, nhất là các trang trại chăn nuôi, cũng như việc áp dụng các giống vật nuôi chất lượng tốt để cho ra sản phẩm đạt giá trị cao. Đây cũng là động lực thúc đẩy cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm từ chăn nuôi phát triển, đưa ra thị trường tiêu thụ đa dạng các sản phẩm hướng đến sức khỏe người tiêu dùng. Từ đó, tạo khả năng thu hút các nguồn vốn đầu tư theo chuỗi giá trị sản phẩm từ các cơ sở chăn nuôi đến giết, mổ tập trung đến cơ sở chế biến thực phẩm để đưa ra thị trường.

Huyện Trảng Bom luôn có kế hoạch thu hút đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, nhất là phát triển mạnh mẽ các mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả cao. Tập trung đầu tư phát triển theo dây chuyền sản xuất có sử dụng công nghệ tiên tiến, thực hiện quy trình khép kín với các khâu nghiêm ngặt. Lấy sức khỏe người tiêu dùng làm mục tiêu phát triển chính để nâng cao tính cạnh tranh và tạo thương hiệu cho sản phẩm chăn nuôi ở huyện.

Trên đây, là các nội dung tác giả đã tổng hợp lại một cách ngắn gọn và khái quát nhất để làm cơ sở xây dựng định hướng phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Trảng Bom.

3.1.2.2. Định hướng cụ thể

Dựa vào cơ sở xây dựng định hướng đã nêu trên đây, tác giả đã nêu lên một vài định hướng cho phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Trảng Bom gồm những nội dung sau

Phát triển các cơ sở chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa, áp dụng quy trình chăn nuôi hiện đại theo định hướng sản xuất công nghiệp, sản xuất sản phẩm đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài huyện, hướng đến xuất khẩu ra nước ngoài. Để phát triển chăn nuôi quy mô lớn theo định hướng hàng hóa, huyện có chính sách quy hoạch đất đai, định hướng lâu dài, ổn định các vùng chăn nuôi công nghiệp. Phòng Nông nghiệp huyện và các ngành chức năng có liên quan đẩy nhanh việc xây dựng

cơ sở hạ tầng đến các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi nằm ở các khu vực trọng điểm nhằm tạo tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện việc di dời các trang trại chăn nuôi vào các vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi. Nhưng cần rà soát lại các trang trại chăn nuôi được tổ chức theo định hướng gắn sản xuất với thị trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện an sinh xã hội, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phát triển chăn nuôi ở huyện Trảng Bom theo định hướng bền vững, an toàn sinh học. Để các cơ sở chăn nuôi của huyện phát triển bền vững, Phòng Nông nghiệp huyện tiếp tục triển khai và duy trì đề án “Phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản theo định hướng hàng hóa gắn với sự bền vững đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Mục tiêu của đề án là phấn đấu năm 2030 nâng tổng đàn lợn trên địa bàn huyện lên trên 700 nghìn con, sản lượng thịt đạt 450.000 tấn/năm, tổng đàn gà tăng lên khoảng 3,2 triệu con, sản lượng thịt đạt khoảng 350.000 tấn/năm cũng như số lượng trứng tăng lên khoảng 2,1 triệu quả trứng một năm; chăn nuôi trang trại chiếm trên 85%. Đồng thời, huyện hỗ trợ xây dựng các chuỗi sản phẩm thịt lợn, gà, trứng gà an toàn, huyện sẽ hỗ trợ con giống nhằm tạo ra nguồn giống tốt đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các địa phương có lợi thế phát triển ngành chăn nuôi cần huy động các nguồn lực đầu tư tại địa bàn như là các dự án nước ngoài, chính sách đầu tư của huyện, nguồn lực địa phương hỗ trợ ngành chăn nuôi phát triển. Cần chú trọng đầu tư phát triển các sản phẩm mà địa phương có lợi thế, từng bước xây dựng chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu, tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm chăn nuôi. Phát triển các trang trại chăn nuôi theo định hướng mở rộng quy mô, phát triển tổng đàn gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm. Trước tiên, phải quy hoạch vùng chăn nuôi, xác định chăn nuôi để làm tăng giá trị nông sản, xác định được quy mô phát triển của từng địa phương và của từng trang trại chăn nuôi. Bên cạnh, cần chú trọng công tác tuyển chọn giống tốt, có chất lượng vì giống là một yếu tố quan trọng, một khâu quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, cần phải xây dựng những cơ chế, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi, trước hết là các địa phương và kêu gọi các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các dự án nước ngoài… chính sách hỗ

trợ người chăn nuôi trong việc làm chuồng, kỹ thuật chăn nuôi, giống, cơ sở hạ tầng, xử lý chất thải... Đối với các cơ sở chăn nuôi trang trại cần áp dụng công nghệ tự động hoá từng khâu và toàn bộ quá trình sản xuất; các cơ sở chăn nuôi phải có sổ sách theo dõi quản lý, lưu giữ số liệu về giống, thuốc thú y và dịch bệnh. Bên cạnh đó, để nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi, phát triển theo định hướng hàng hóa, cần phải hình thành chuỗi giá trị, từ việc cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Đặc biệt đẩy mạnh mối liên kết “bốn nhà” theo định hướng doanh nghiệp, trang trại đầu tư vào chăn nuôi cần phải lập dự án cụ thể, phát triển chăn nuôi theo quy hoạch và chăn nuôi quy mô lớn ứng dụng công nghệ cao, đầu tư đồng bộ về công nghệ, thiết bị, giống, thức ăn... để nâng cao năng suất, chất lượng vật nuôi; sản xuất chăn nuôi gắn với thị trường tiêu thụ ổn định, tổ chức liên kết (hợp đồng) chặt chẽ giữa người chăn nuôi với đơn vị tiêu thụ sản phẩm. Chăn nuôi đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm môi trường, an toàn vệ sinh thú y, an toàn vệ sinh thực phẩm xác nhận được nguồn gốc sản phẩm chăn nuôi khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

Trong xu hướng hội nhập sâu rộng hiện nay, các cơ sở chăn nuôi của huyện sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn và mức độ cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu ngày càng khốc liệt hơn nên yêu cầu đặt ra cho ngành chăn nuôi hiện nay là phải đẩy mạnh tái cơ cấu để nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng sức cạnh tranh. Trong đó, việc tạo lợi thế cạnh tranh chính là con đường duy nhất để tồn tại trong xu thế hiện nay thông qua việc ứng dụng đồng bộ về giống vật nuôi,thức ăn chăn nuôi, thuốc thú ý, chuồng trại hiện đại,... để nâng sức cạnh tranh được với sản phẩm của các nước trong khu vực và thế giới khi hội nhập ngày càng sâu rộng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa ở huyện trảng bom (tỉnh đồng nai) (Trang 106 - 109)