Áp dụng khoa học và công nghệ vào chăn nuôi ở huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa ở huyện trảng bom (tỉnh đồng nai) (Trang 59 - 63)

Một trong những khâu đột phá trong lĩnh vực chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa của huyện Trảng Bom là đã từng bước ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, như chuyển gen mang những đặc tính tốt vào giống vật nuôi tạo ra những giống mới có năng suất cao, thích nghi về thời gian, điều kiện khí hậu và khả năng kháng bệnh cao; sử dụng phế phẩm chăn nuôi để có thể bón phân cho cây trồng cũng như ứng dụng vào sinh hoạt của người dân trên địa bàn huyện đến nay thu được kết quả tốt.

Chăn nuôi ở huyện Trảng Bom hiện có hai kiểu chuồng trại, đó là kiểu chuồng hở và kiểu chuồng kín. Kiểu chuồng hở là loại hình chăn nuôi thông thường, không hoàn toàn đảm bảo an toàn dịch bệnh, chất lượng sản phẩm thấp không đồng đều, chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và không đủ điều kiện để đưa vào tiêu thụ trong các siêu thị và hướng đến thị trường xuất khẩu, quá trình xử lí chất thải chưa đảm bảo,... Để hạn chế những nhược điểm trên cùng với sự phát triển khoa học công nghệ đã tạo ra kiểu chăn nuôi mới đó là kiểu chuồng kín. Kiểu chuồng này đòi hỏi chi phí vốn lớn và có hệ thống máy lạnh, quạt làm mát và chủ yếu trang trại chăn nuôi của các đơn vị có tiềm lực về vốn mạnh mới có thể thực hiện tốt được.

Đối với chăn nuôi heo ở huyện Trảng Bom có hệ thống chuồng trại được thiết kế khép kín, có hệ thống điều hòa nhiệt độ bằng nước, quạt và đặc biệt có một số trang trại chăn nuôi đã đưa hệ thống thông tin vào quản lý thức ăn, ứng dụng những quy trình vỗ béo đàn heo bằng thức ăn công nghiệp và các phụ phẩm đã qua chế biến. Bên cạnh đó, kiến trúc chuồng cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chăn nuôi, kiến trúc

chuồng heo phải giữ nhiệt cách nhiệt, khô ráo không ẩm ướt, không khí tươi mới, thông gió và ánh sáng. Thiết bị vật chất đều phải phù hợp với yêu cầu sinh lí của heo, không làm cho heo bị kích ứng, ảnh hưởng đến sản xuất và sinh trưởng. Heo sinh trưởng trong môi trường dễ chịu mới có thể phát huy đầy đủ tiềm lực sản xuất của nó, thu được hiệu suất kinh tế lớn nhất.

Ở huyện cũng áp dụng công nghệ quản lí cả quá trình trong chăn nuôi theo kiểu khép lại tại các trang trại; từ chọn lọc giống, thức ăn chăn nuôi, phòng chống dịch bệnh, đầu ra tiêu thụ heo thương phẩm, công nghệ chế biến sản phẩm từ chăn nuôi heo và cuối cùng là sự đón nhận của người tiêu dùng. Các sản phẩm này thường được truy xuất nguồn gốc rõ ràng và có thể được bán tại các chợ của huyện, chợ đầu mối cũng như siêu thị tại các địa phương khác.

Việc quản lí các quá trình heo nái sinh con, chăm sóc heo con, tiếp đến là khâu vỗ béo cho heo đều phải được thực hiện đúng theo phương pháp cũng như phù hợp theo từng giai đoạn phát triển chính xác nhất của heo. Tất cả các kĩ thuật cần thực hiện một cách nghiêm ngặt nhất, ngay cả việc người lao động cần phải mặc quần áo theo đúng quy cách, đảm bảo chuồng trại luôn thoáng và sạch sẽ nhằm phòng chống bệnh truyền nhiễm. Bên cạnh đó, giống heo mới trước khi đưa vào chăn nuôi phổ biến cần phải nuôi thử nghiệm ở chuồng trại riêng, nếu đạt hiệu quả tốt thì mới đưa vào nuôi đại trà. Thức ăn chăn nuôi và vắc xin dùng cho heo đều phải được kiểm tra đúng cách, sử dụng đúng liều lượng cũng như khả năng thích ứng của heo thì mới quyết định tiếp tục sử dụng hay đổi sang một sản phẩm khác thích hợp hơn. Để đảm bảo cho cơ sở chăn nuôi luôn được thoáng, sạch thì tất cả gồm người lao động, xe vận chuyển, xe lấy chất thải,…đều phải được khử trùng đúng cách trước khi tiếp xúc với chuồng trại chăn nuôi heo. Nếu tất cả quy trình đều thực hiện đúng phương pháp và nghiêm ngặt trong từng khâu thì hiệu quả chăn nuôi heo được nâng cao lên hơn nữa.

Còn đối với chăn nuôi gà ở huyện Trảng Bom thì đã, đang ứng dụng công nghệ trong việc quản lí chăn nuôi gà theo hai hướng, đó là chăn nuôi gà siêu thịt và gà siêu trứng. Do theo hai hướng nên đối với từng đối tượng gà mà có các cách ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ cho phù hợp nhằm đạt hiệu quả tốt nhất.

Đối với chăn nuôi gà siêu thịt cần có phương pháp riêng khác với gà siêu trứng, từng khâu chăn nuôi có ứng dụng công nghệ tiên tiến để tăng hiệu quả. Khi nuôi gà thịt cần tách riêng chuồng trại với các giống gà khác để có cách thức chăm sóc phù hợp, từ thức ăn chăn nuôi đến vắc xin phòng bệnh đều phải thử nghiệm trước khi đưa vào sử dụng phổ biến để đạt năng suất cao.

Còn chăn nuôi gà siêu trứng ở huyện Trảng Bom, việc bố trí các khâu trong toàn quá trình chọn trứng giống và việc ứng dụng công nghệ trong dây chuyền sản xuất, cả quá trình đều phải được thực hiện nghiệm ngặt. Cần xác định và nắm rõ đối tượng phục vụ, phạm vi phục vụ, lượng nhu cầu của xã hội, lượng trứng giống cũng như chất lượng trứng giống. Thực hiện nguyên tắc thị trường quyết định đến sản xuất, sản xuất quyết định quy mô, để cuối cùng tiến tới xác định diện tích xí nghiệp ấp trứng. Cần phải xét đến quy mô buồng ấp, kho đặt trứng giống và thiết bị vận chuyển, đặc biệt không thể thiếu kho đặt trứng giống. Ngoài ra, cũng cần quan tâm đến các vấn đề về đường đi bên trong, bãi để xe, diện tích xanh hóa, công tác cấp nước cấp điện, cấp nhiệt độ cho đến việc xử lí dẫn chuyền rác ra ngoài, vấn đề phòng thải và xử lí nước bẩn. Trước tiên phải xác định diện tích đất sử dụng và quy mô của khu sản xuất. Sau đó, dựa theo quy mô sản xuất để xác định xây dựng khu sản xuất, bộ phận cung cấp, tiêu thụ sản phẩm, khu văn phòng và khu sinh hoạt, tiếp đến tiến hành quy hoạch và sắp đặt hợp lí theo yêu cầu thao tác của quy trình sản xuất, cuối cùng xác định quy mô chỉnh thể, diện tích sử dụng đất của toàn bộ xí nghiệp ấp trứng. Khi tiến hành quy hoạch riêng khu ấp trứng, bố cục của xí nghiệp ấp trứng có thể dựa theo sơ đồ công nghệ dưới đây để bố trí tương ứng các khu, kho, văn phòng, khu điều khiển và các thiết bị khác như hệ thống cung cấp điện nước, đướng sá và hệ thống thải nước, thải chất bẩn. Đối với người lao động phải thông thạo và nắm chắc tất cả mọi tính năng của máy ấp. Trước khi trứng được đưa vào ấp, cần kiểm tra toàn bộ xem các bộ phận linh kiện của máy ấp trứng có hoàn chỉnh không, có thiếu sót gì hay không; khi vận hành quạt thông gió, toàn bộ máy ấp có vững chãi không; thiết bị cung cấp nhiệt độ và quạt gió, cho đến các đồng hồ báo hiệu có hoạt động bình thường hay không; ốc vít tại các vị trí có bị lỏng không, có âm thanh bất thường không; đặc biệt là phải kiểm tra hệ thống kiểm soát nhiệt độ và hệ thống cảnh báo có hoạt động nhạy bén

không. Để máy ấp vận hành thử trong một đến hai ngày, không thấy có tình hình bất thường mới đưa trứng vào ấp. Các xí nghiệp ấp trứng ở huyện Trảng Bom thường của các doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn cũng như có dây chuyền sản xuất tiên tiến. Còn ở quy mô hộ chăn nuôi thường chỉ nuôi để lấy trứng để buôn bán nhỏ cho các chợ ở địa phương.

Các giống gà siêu thịt, siêu trứng ở huyện Trảng Bom thường là giống gà ngoại nên cần có quy trình sản xuất có thiết kế theo dạng dây chuyền ứng dụng công nghệ tiên tiến. Do đó, cần phải có vốn đầu tư lớn nên thường chỉ doanh nghiệp mới đủ khả năng để đảm bảo hệ thống sản xuất luôn được vận hành, bảo dưỡng đúng quy trình. Và điều quan trọng là đảm bảo được đầu ra sản phẩm cũng như sản phẩm có khả năng cạnh tranh, và cơ hội để mở rộng thị trường là rất lớn.

Công nghệ cũng cần được áp dụng trong vấn đề môi trường của các cơ sở chăn nuôi ở huyện Trảng Bom. Các cơ sở chăn nuôi ở huyện tạo ra nguồn phân hữu cơ lớn. Tuy nhiên, nguồn phân này được các doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi có hệ thống xử lý và chuyển thành phân hữu cơ tiêu thụ cho các vùng chuyên canh cây trồng. Riêng các cơ sở chăn nuôi của hộ gia đình có sử dụng hệ thống biogas để xử lý và bảo vệ môi trường. Còn lại phần lớn các trại chăn nuôi của hộ gia đình không đầu tư hệ thống biogas cũng như hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường từ chăn nuôi nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái. Do đó, các cơ sở chăn nuôi của hộ gia đình trong quá trình sản xuất chưa gắn với phát triển kinh tế bền vững, môi trường sống, môi trường tự nhiên, cân bằng sinh thái chưa được bảo đảm và cần được cải thiện cùng với tăng trưởng kinh tế ở huyện Trảng Bom.

Như vậy, hiện nay ở huyện Trảng Bom hầu hết các cơ sở chăn nuôi chưa áp dụng công nghệ dây chuyền sản xuất tự động, đồng bộ và tiêu chuẩn hóa. Đây cũng là một trong những điểm hạn chế của các hộ chăn nuôi ở huyện. Do đó, trong thời gian sắp tới các cơ sở chăn nuôi ở huyện cần phải ứng dụng công nghệ xử lí chất thải chăn nuôi để bảo vệ môi trường bền vững cùng với tăng năng suất trong chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa ở huyện trảng bom (tỉnh đồng nai) (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)