Thiết kế chuồng trại chăn nuôi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa ở huyện trảng bom (tỉnh đồng nai) (Trang 52 - 53)

Thiết kế chuồng trại có thể nói là ảnh hưởng khá nhiều đến hiệu quả của các cơ sở chăn nuôi ở huyện Trảng Bom. Khi các cơ sở chăn nuôi tiên tiến chưa hình thành thì ở huyện chủ yếu chỉ phát triển chăn nuôi dựa vào hình thức hộ chăn nuôi. Song, các hộ chăn nuôi lại có tập quán chăn nuôi còn lạc hậu và cách thiết kế chuồng trại còn chưa đáp ứng đủ điều kiện để nâng cao hiệu quả chăn nuôi.

Từ khi trang trại chăn nuôi và tổ hợp tác chăn nuôi phát triển, thì việc quan tâm đến hiệu quả đã được đưa lên làm mục tiêu trọng yếu của ngành chăn nuôi. Do vậy, cần thắt chặt các khâu trong toàn quá trình từ chăn nuôi đến chế biến thực phẩm và đưa ra thị trường tiêu thụ. Cho nên, cách thiết kế chuồng trại đã được chú trọng hơn bằng việc làm sao để thuận tiện với việc áp dụng những kĩ thuật hiện đại.

Ở huyện Trảng Bom, từ năm 2014 đến năm 2016 số trang trại chăn nuôi đã từ 384 trang trại lên 510 trang trại, còn số tổ hợp tác đã tăng từ 18 tổ hợp tác lên 25 tổ hợp tác. Sau đó, số lượng tiếp tục tăng từ 510 trang trại vào năm 2016 lên 665 trang trại vào năm 2018, còn số tổ hợp tác cũng đã tăng từ 25 tổ hợp tác lên 33 tổ hợp tác vào cùng thời gian. Hầu hết chuồng trại của các cơ sở chăn nuôi này đều được đầu tư theo kiểu hiện đại, với việc thực hiện hạn chế để người chăn nuôi tiếp xúc trực tiếp với vật nuôi. Các đối tượng đều phải khử trùng trước khi bước vào khu vực chăn nuôi, các khâu đều thực hiện nghiêm ngặt từ việc đưa con giống mới được chọn vào nuôi (nuôi thử trước khi đưa vào nuôi đại trà), cho đến việc cung cấp thức ăn chăn nuôi

cũng như việc tiêm thuốc phòng dịch bệnh. Và để nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm chăn nuôi thì các cơ sở này đã thực hiện chú trọng đến việc tăng trọng cho từng loại vật nuôi sao cho phù hợp với từng giai đoạn tuổi, chứ không dùng hóa chất gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Bên cạnh đó, các cơ sở này cũng đã quan tâm đến việc bảo vệ mội trường bằng các giải pháp như sử dụng hầm biogas, phương pháp ủ phân cung cấp cho trồng trọt,…và dĩ nhiên các chuồng trại đều được đặt xa khu dân cư, tránh đầu nguồn nước để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của dân cư, cũng như việc thiết kế chuồng trại phù hợp với các hướng gió ở địa phương để tránh việc gây nên mùi khó chịu cho dân cư.

Như vậy, để phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa thì việc thiết kế chuồng trại sao cho phù hợp với dễ dàng tiếp cận với việc áp dụng kĩ thuật hiện đại. Và việc phát triển đó cũng phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương. Từ đó, ngành chăn nuôi sẽ tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Trảng Bom nói chung trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa ở huyện trảng bom (tỉnh đồng nai) (Trang 52 - 53)