Sự phát triển ngành chế biến thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa ở huyện trảng bom (tỉnh đồng nai) (Trang 53 - 55)

Ngành chế biến thực phẩm ở huyện Trảng Bom có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển như là nguồn nguyên liệu dồi dào, số cơ sở sản xuất áp dụng thiết bị tiên tiến nhiều, số lao động tăng qua mỗi năm,… Do vậy, giá trị sản xuất của ngành chế biến thực phẩm liên tục tăng qua các năm.

Sự phát triển của ngành chế biến thực phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với ngành chăn nuôi sản xuất theo định hướng hàng hóa. Vì chỉ khi công nghệ chế biến thực phẩm tiên tiến được áp dụng phổ biến tại các cơ sở chế biến; thì khi đó, sản phẩm chăn nuôi mới được nâng cao về chất lượng, chủng loại đa dạng và có khả năng cạnh tranh để có thể xuất khẩu ra nước ngoài. Các sản phẩm chế biến ở huyện Trảng Bom gồm có: giò chả, chà bông, xúc xích,…huyện cũng đang cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như đa dạng hóa sản phẩm chế biến hơn nữa.

Bên cạnh đó, ở huyện cũng đã phát triển các cơ sở giết mổ tập trung tại các xã Sông Thao, Sông Trầu, Trung Hoà và Hố Nai 3). Việc phát triển đi đôi giữa giết mổ tập trung và chế biến tạo điều kiện thuận lợi cho nguồn tiêu thụ đầu ra cho các cơ sở chăn nuôi cũng như chất lượng sản phẩm chăn nuôi được đảm bảo về mặt vệ sinh an

toàn thực phẩm hơn nữa. Heo, gà xuất chuồng giết mổ rồi sơ chế, chế biến ngay sẽ giảm công vận chuyển và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Do vậy, nhiều doanh nghiệp lớn đã chọn đặt nhà máy sơ chế, chế biến thực phẩm lớn tại Trảng Bom do huyện có đàn heo, gà lớn. Hầu hết các doanh nghiệp, đều có cơ sở chế biến thực phẩm đều thực hiện theo quy trình khép kín từ con giống đến chăn nuôi, giết mổ và bảo quản để chế biến.

Nguồn: NGTK huyện Trảng Bom 2012, 2014, 2016, 2018.

Biểu đồ 2.3. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến thực phẩm ở huyện Trảng Bom giai đoạn 2011 – 2017 (theo giá so sánh 2010)

Qua biểu đồ 2.3, thấy được giá trị sản xuất ngành chế biến thực phẩm ở huyện Trảng Bom giai đoạn 2011 – 2017 (theo giá so sánh 2010) tăng liên tục từ 697,3 tỷ đồng năm 2011 lên 1.725,8 tỷ đồng vào năm 2017. Điều đó cũng chứng minh rằng ngành chế biến thực phẩm của huyện đang trên đà phát triển khá mạnh mẽ; với đa dạng các loại sản phẩm chăn nuôi với chất lượng luôn được nâng cao cũng như tăng khả năng cạnh tranh để sản phẩm đủ điều kiện xuất khẩu ra nước ngoài.

Để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi cũng như việc đảm bảo đầu ra cho người chăn nuôi thì việc liên kết “bốn nhà" (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông) trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên, mối quan hệ này vẫn còn nhiều điều bất cập, như quan hệ hợp đồng đầu tư hoặc hợp

697,3 903,6 1.327,9 1.725,8 0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000 2011 2013 2015 2017 Tỷ đồng Năm GTSX ngành chế biến thực phẩm

đồng thu mua sản phẩm giữa người chăn nuôi với cơ sở chế biến trên thực tế rất ít được thực hiện, nên khi giá bán sản phẩm trên thị trường biến động theo định hướng giảm thì phần thiệt hại luôn thuộc về người chăn nuôi sản xuất nguyên liệu. Đây được xem là tồn tại cần khắc phục, nhất là khi nhà nhập khẩu hoặc nhà phân phối yêu cầu truy xuất nguồn gốc hàng hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa ở huyện trảng bom (tỉnh đồng nai) (Trang 53 - 55)