Nhóm giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa ở huyện trảng bom (tỉnh đồng nai) (Trang 112 - 131)

3.2.2.1. Giải pháp về tăng quy mô đàn heo và đàn gà

Xây dựng, bổ sung hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất đai, đầu tư nghiên cứu để xác định cụ thể cho được các vùng chuyên canh chăn nuôi để phát huy tối đa các lợi thế về khí hậu, đất đai của từng xã khác nhau. Trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch phát triển trang trại chăn nuôi cũng như hộ chăn nuôi cho từng từng địa phương một cách

cụ thể, khoa học. Bên cạnh đó, khuyến khích chuyển đổi, chuyển nhượng, dồn điền, đổi thửa,... tạo quỹ đất để giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư khả thi đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả sang phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn. Ngoài ra, sự hình thành trang trại chăn nuôi gắn liền với sự tập trung và tích tụ đất đai. Chính sách đất đai phù hợp là khâu cơ bản để tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững và có hiệu quả của trang trại chăn nuôi. Trước hết, huyện cần chú trọng và khẩn trương thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại chăn nuôi có được đầy đủ quyền lợi về kinh tế bảo đảm cho họ yên tâm đầu tư, huy động vốn và tháo gỡ các khó khăn khác, khuyến khích việc khai thác có hiệu quả các vùng gò đồi, hoang hóa, đồng thời phải tính đến hiệu quả xã hội, môi trường sinh thái lâu dài nhằm mục đích mở rộng quy mô chăn nuôi, tăng qui mô đàn gia súc, gia cầm.

Đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận trang trại chăn nuôi. Vì chỉ khi được cấp giấy chứng nhận trang trại sẽ có điều kiện hưởng được những chính sách ưu đãi trong quá trình sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho họ yên tâm tăng quy mô đàn gia súc, gia cầm.

Chính quyền địa phương cần phải có chính sách quản lý chăn nuôi, hạn chế tối đa xảy ra dịch bệnh, có biện pháp phòng chống dịch bệnh. Phải nâng cao nhận thức cho người chăn nuôi thông qua nhiều lớp học hơn nữa về kinh nghiệm bảo vệ an toàn trong chăn nuôi. Nhà nước cần có chính sách bảo hiểm cho trang trại chăn nuôi, hộ chăn nuôi nhằm hạn chế rủi ro cho trang trại và hộ chăn nuôi, lúc đó họ mới mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi.

3.2.2.2. Giải pháp về giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y * Giống vật nuôi

Ngành chăn nuôi nói chung và các trang trại chăn nuôi, hộ chăn nuôi ở huyện Trảng Bom ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật trong công tác giống. Tăng cường phát triển đàn heo, đàn gà giống, nâng cấp cơ sở tạo giống gia súc của huyện để bảo đảm sự chủ động nguồn giống thông qua việc quản lý tốt nguồn giống từ bên ngoài, làm chặt chẽ công tác kiểm dịch gia súc, gia cầm để hạn chế tối đa dịch bệnh từ bên ngoài, bảo đảm chất lượng con giống. Chú ý tới biện pháp lai tạo những giống

con nuôi tốt, phấn đấu chủ động được con giống tại địa phương. Huyện có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư trong huyện xây dựng các trang trại chăn nuôi quy mô lớn chuyên cung cấp heo giống, gà giống có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu con giống của các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, cần có những biện pháp nhằm động viên, thúc đẩy các doanh nghiệp, cơ quan nghiên cứu khoa học nghiên cứu chọn tạo giống và nhập các loại giống tiên tiến trên thế giới về để lai tạo ra bộ giống tốt, tạo điều kiện từng bước giúp sản phẩm chăn nuôi của huyện Trảng Bom có sức cạnh tranh tốt hơn.

* Thức ăn chăn nuôi

Cần đa dạng nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu thông qua việc cho phép các doanh nghiệp nước ngoài nhập khẩu và phân phối trực tiếp tới các doanh nghiệp trong nước, tăng cường năng lực dự trữ các nguyên liệu trong thời gian dài. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng thức ăn chăn nuôi công nghiệp nhằm tăng tỷ lệ sử dụng loại thức ăn này trong chăn nuôi. Ở góc độ vĩ mô, Nhà nước cần có chính sách ổn định nền kinh tế vĩ mô, ổn định chính sách tiền tệ (tỷ giá, lãi suất) và các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu; có chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi như đơn giản hoá các thủ tục nhập khẩu, miễn giảm thuế nhập khẩu,...

Các viện nghiên cứu, các nhà khoa học cần tập trung nghiên cứu các công thức phối trộn thức ăn phù hợp với điều kiện chăn nuôi nước ta, sớm đưa cây trồng biến đổi gen vào sản xuất; khuyến khích chế biến bột cá; khuyến khích nghiên cứu tạo nguyên liệu mới như thức ăn bổ sung, thức ăn phụ gia.

UBND huyện và cơ quan chuyên ngành có chính sách hỗ trợ về vốn giúp cho các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi nội địa nâng cao nguồn lực tài chính, công nghệ, năng lực và kinh nghiệm quản lý cũng như mở rộng quy mô sản xuất và xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, đáp ứng nhu cầu về thức ăn chăn nuôi của các trang trại chăn nuôi, hộ chăn nuôi nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào thức ăn chăn nuôi của các cơ sở chế biến nước ngoài. Bên cạnh đó các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi nội địa cần thay đổi tư duy sản xuất, có chiến lược kinh doanh dài hạn, sáng tạo, tận dụng các lợi thế về hiểu biết thị trường, văn hóa, tâm lý khách hàng và hạn chế sản xuất

gia công cho các doanh nghiệp có vốn FDI để nâng cao năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Thực hiện mô hình ba bên: ngân hàng – cơ sở chăn nuôi – cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi, trong đó ngân hàng hỗ trợ vốn và lãi suất cho các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi và các trang trại chăn nuôi cũng như hộ chăn nuôi, các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi cung cấp thức ăn chăn nuôi cho các trang trại, hộ chăn nuôi với nhiều cơ sở hỗ trợ như hỗ trợ, bao tiêu sản lượng thức ăn chăn nuôi trong suốt chu kỳ chăn nuôi của trang trại chăn nuôi, hộ chăn nuôi, áp dụng giá bán hợp lý, tránh tăng giá đột biến. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng chuyên môn của huyện tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện về chất lượng sản phẩm, giá bán sản phẩm, niêm yết công khai giá bán sản phẩm; xử phạt nghiêm những cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi, đại lý thức ăn chăn nuôi có hành vi đầu cơ trực lợi, tăng giá bán gây lũng đoạn thị trường.

* Thuốc thú y

Cơ quan chức năng tăng cường giám sát thị trường thuốc thú y trên địa bàn huyện về chất lượng thuốc, giá bán thuốc để đảm bảo quyền lợi của các trang trại chăn nuôi và hộ chăn nuôi. Cụ thể là thường xuyên kiểm tra các cửa hàng, đại lý kinh doanh thuốc thú y về việc niêm yết giá bán, kiểm tra chất lượng sản phẩm; các đơn vị vi phạm tùy theo mức độ có mức phạt thích đáng.

Chủ trang trại chăn nuôi, chủ hộ chăn nuôi cần phối hợp với cơ quan thú y của huyện và địa phương trong việc phòng và chống bệnh thông qua việc giám sát và thông tin dịch bệnh kịp thời và chính xác đến cơ quan thú y huyện nhằm có biện pháp xử lý kịp thời. Hệ thống giám sát và thông tin phải được xây dựng từ huyện đến các xã và cần phải được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ.

Huyện tăng cường các hoạt động phòng chống dịch, nâng cao năng lực tổng hợp, phân tích số liệu, dự báo, cảnh báo dịch bệnh, xây dựng kế hoạch, chiến lược, chương trình phòng, khống chế và ngăn chặn dịch bệnh, xây dựng các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh. Nâng cao năng lực chẩn đoán nhằm phát hiện nhanh và chính xác mầm bệnh.

3.2.2.3. Giải pháp về đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến

Tăng cường hoạt động của các trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học của huyện. Tập trung vào việc đầu tư xây dựng, báo cáo, chuyển giao các mô hình ứng dụng công nghệ cao, giúp nông dân học tập các mô hình để ứng dụng vào sản xuất tại hộ chăn nuôi và trang trại chăn nuôi.

Công tác chọn lọc giống vật nuôi phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, có hệ thống và quản lý chặt chẽ theo đúng kế hoạch đã đưa ra về chọn các giống vật nuôi hiệu quả tốt, chú trọng xã hội hóa công tác chọn lọc giống. Tiêu chuẩn giống tốt trước hết phải có năng suất và chất lượng cao, chống chịu được các điều kiện ngoại cảnh ở địa phương, chống chịu bệnh, đạt tiêu chuẩn hàng nông sản xuất khẩu (nông sản sạch).

Phổ biến, chuyển giao những tiến bộ mới về giống vật nuôi. Ưu tiên đưa giống vật nuôi đạt hiệu quả tốt vào trong sản xuất với quy mô đàn lớn của các trang trại chăn nuôi. Bên cạnh đó, cũng cung cấp kiến thức cần thiết về chọn lọc giống vật nuôi cho các hộ chăn nuôi nhằm nâng cao hiệu suất lao động trên toàn huyện.

Trạm khuyến nông của huyện phối hợp với chính quyền các xã, khuyến khích doanh nghiệp, trang trại, hộ chăn nuôi sản xuất giống vật nuôi để thực hiện tốt phương châm xã hội hóa công tác chọn lọc giống vật nuôi.

Hằng năm, giao lực lượng khuyến nông viên tập hợp nhu cầu giống vật nuôi đối với từng khu vực để đăng ký với các cơ quan chuyên môn có kế hoạch cung ứng; đồng thời chỉ dẫn, khuyến cáo và vận động nông dân sử dụng giống vật nuôi tốt, theo đúng quy hoạch.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Nai cần được đầu tư trang thiết bị chuyên ngành và đào tạo nghiệp vụ cán bộ khuyến nông giỏi cho trạm khuyến nông của huyện Trảng Bom; còn huyện tạo điều kiện để cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y hoạt động có hiệu quả, có điều kiện hành nghề một cách đạt hiệu quả tốt nhất.

Tăng cường đào tạo kiến thức chuyên môn cũng như việc ứng dụng công nghệ cao cho mạng lưới khuyến nông viên cơ sở ở huyện có năng lực, giàu nhiệt tình, làm việc có trách nhiệm.

Khuyến khích và tạo điều kiện để các doanh nghiệp, chủ trang trại chăn nuôi hoạt động tư vấn chuyển giao kĩ thuật làm dịch vụ cho hộ chăn nuôi, nhất là trong lĩnh vực chọn lọc giống vật nuôi.

Mở rộng liên kết với các cơ quan khoa học tiến hành các lớp tập huấn, hội thảo về các lĩnh vực phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa chủ lực của huyện.

Xây dựng, báo cáo và chuyển giao các cơ sở phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa hiệu quả, tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm, thúc đẩy quá trình chuyển đối cơ cấu chọn giống vật nuôi theo định hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Lựa chọn, xây dựng các dự án phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với từng vùng sinh thái. Ưu tiên và đầu tư cho hoạt động ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ cho sản xuất. Thực hiện xây dựng các cơ sở sản xuất thử, khảo nghiệm trong chăn nuôi. Triển khai sản xuất đại trà bằng các giống vật nuôi có năng suất, chất lượng cao cùng với quy trình trình đạt tiêu chuẩn VietGAP và các chứng nhận quốc tế đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.2.4. Giải pháp về thị trường tiêu thụ sản phẩm

Xây dựng kênh thông tin nông nghiệp để cung cấp các thông tin về thị trường các yếu tố đầu vào, đầu ra của sản xuất, công nghệ sản xuất, tình hình dịch bệnh, các rào cản kỹ thuật; thông tin về sản phẩm nông nghiệp; về các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các dự báo quan trọng...và thực hiện kết nối mạng lưới với các chợ đầu mối, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, các trung tâm giao dịch chuyên ngành nông nghiệp, nhằm cung cấp và tiếp nhận thông tin phản hồi. Hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của các loại vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông nghiệp.

Xây dựng Website về ngành chăn nuôi của huyện Trảng Bom, trong đó, giới thiệu đầy đủ về tên, địa chỉ, chủng loại sản phẩm và một số hoạt động chính của các tổ chức, cá nhân tham gia xây dựng và phát triển các ngành hàng chăn nuôi đã được định hướng. Phổ biến rộng rãi trên trang Web về những quy trình và quy định của các cấp; về những kết quả đạt được trong thực hành sản xuất chăn nuôi theo định hướng

hàng hóa tốt; về bảo vệ môi trường sinh thái; về chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao và về sản xuất chăn nuôi bền vững; về những chương trình, dự án ưu tiên đầu tư, những chính sách ưu đãi phát triển chăn nuôi của huyện; về những nội dung công bố của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hóa. Xây dựng và củng cố các chuỗi giá trị ngành hàng, xác định và hình thành mối liên kết giữa người cung ứng vật tư, người sản xuất, chế biến, tiêu thụ và quản lý. Sau đó đăng trên trang Website như một cơ sở dữ liệu về thương hiệu của ngành chăn nuôi của huyện.

Ngân sách huyện hỗ trợ kinh phí để các tổ chức, cá nhân tham gia các buổi hội chợ, triển lãm trong huyện nhằm giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm các nhà đầu tư, nhà tiêu thụ. UBND thị trấn và các xã phối hợp với ngành chăn nuôi, tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề giới thiệu, quảng bá nông sản hàng hóa, tạo điều kiện để các doanh nghiệp thu mua tiêu thụ sản phẩm, tiếp cận dễ dàng hơn với các nhà sản xuất tại địa phương. Hỗ trợ các tổ chức sản xuất chăn nuôi (tổ hợp tác, trang trại chăn nuôi, hộ chăn nuôi) liên kết mở cửa hàng giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, UBND huyện cũng tiến hành thảo luận trực tiếp với các doanh nghiệp bán lẻ trên địa bàn để các doanh nghiệp có thể mua được hàng nông sản ngay tại địa bàn cung ứng cho toàn chuỗi hệ thống.

UBND thị trấn Trảng Bom cùng các xã trong huyện nên khuyến cáo các cơ sở chế biến thức ăn công nghiệp, các trường nội trú, khu công nghiệp... ký hợp đồng tiêu thụ thực phẩm an toàn với các tổ chức, cá nhân sản xuất trên địa bàn. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thúc đẩy tổ chức các hội chợ hàng nông sản để thúc đẩy tiêu dùng và thông qua đó khảo sát thị trường, định hướng sản xuất. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc phòng Kinh tế cấp huyện, phối hợp với phòng Văn hóa – thông tin xây dựng kế hoạch mở rộng thị trường, sẵn sàng với vai trò bệ đỡ tác hợp các liên kết trong tiêu thụ hàng hóa nông phẩm giữa tổ hợp tác, các chợ đầu mối, hệ thống bán lẻ trong và ngoài huyện.

3.2.2.5. Giải pháp về đào tạo, sử dụng nguồn lao động hợp lý và có hiệu quả

Huyện Trảng Bom cần phải xây dựng chương trình đào tạo nguồn lao động đáp ứng yêu cầu phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa giai đoạn 2020 - 2030. Đối tượng cần phải đào tạo gồm có

Đào tạo lao động trực tiếp sản xuất tại các hộ chăn nuôi, trang trại chăn nuôi, quản lí các doanh nghiệp kinh doanh về sản phẩm chăn nuôi. Nội dung đào tạo gồm huấn luyện cơ bản về kỹ thuật chăn nuôi đối với vật nuôi chính mà loại hình tổ chức chọn sản xuất, kinh doanh. Việc đào tạo huấn luyện do trạm Khuyến nông đảm nhận theo kế hoạch hằng năm gắn với các mô hình trình diễn hoặc lồng ghép trong các chương trình dự án hỗ trợ nông nghiệp - nông thôn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa ở huyện trảng bom (tỉnh đồng nai) (Trang 112 - 131)