hàng hóa ở huyện Trảng Bom
3.1.1.1. Dựa vào chính sách phát triển chăn nuôi
Để ngành chăn nuôi ở huyện Trảng Bom có thể khai thác các lợi thế so sánh, kéo theo phát triển đi đúng hướng trong các năm qua cũng như các giai đoạn sắp tới. Đó là vai trò quan trọng của các chính sách phát triển chăn nuôi nói riêng và phát triển tổng thể kinh tế - xã hội nói chung. Để có thể xây dựng định hướng phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Trảng Bom, tác giả đã căn cứ vào các chính sách sau
Quyết định số 3533/QĐ-UBND ngày 23/12/2010 của UBND huyện Trảng Bom về việc phê duyệt quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi, cơ sở giết mổ tập trung giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020. Quyết định tập trung về mục tiêu, phương hướng phát triển, quy hoạch các vùng khuyết khích phát triển chăn nuôi, hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường và đưa ra các nhóm giải pháp thực hiện.
Quyết định số 2419/QĐ-UBND ngày 26/09/2011 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc ban hành chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp giai đoạn 2011 – 2015. Quyết định tập trung vào việc quy hoạch phát triển các loại cây trồng, giống vật nuôi phù hợp với điều kiện của tình để từ đó tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.
Quyết định số 734/QĐ-TTg ngày 27/05/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025. Trong quyết định này vạch ra hướng phát triển
cụ thể cho từng nhóm ngành kinh tế cụ thể của tỉnh Đồng Nai, từ đó nâng cao thu nhập cho dân cư theo hướng bền vững.
Quyết định số 4227/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Đồng Nai đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong quyết định này vạch ra hướng phát triển cụ thể cho sản xuất nông nghiệp (trong đó có ngành chăn nuôi), cũng như đưa ra nhóm giải pháp thực hiện quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển, tổ chức triển khai các dự án theo thứ tự ưu tiên đầu tư.
3.1.1.2. Dựa vào phân tích ma trận SWOT
Căn cứ vào nội dung phân tích về nhận định thực trạng chăn nuôi ở huyện Trảng Bom, tác giả lập ma trận phân tích SWOT với mục tiêu là tìm cách kết hợp giữa các điểm mạnh và thách thức (S – T), giữa các điểm yếu và cơ hội (W – O) nhằm phát huy tốt nhất các điểm mạnh, khai thác các cơ hội, khắc phục các điểm yếu và ứng phó tốt nhất với các thách thức trong phát triển chăn nuôi ở huyện Trảng Bom. Kết quả phân tích SWOT và phương án kết hợp các yếu tố S – T và W – O được thể hiện qua bảng phân tích sau
Bảng 3.1. Phân tích SWOT của chăn nuôi huyện Trảng Bom Các điểm mạnh (S)
S1: Có vị trí địa lí thuận lợi, là cửa ngõ giao lưu về kinh tế với các địa phương khác.
S2: Điều kiện phát triển đa dạng hóa vật nuôi, nâng cao chất lượng chăn nuôi S3: Nguồn lao động dồi dào, tốc độ tăng nguồn lao động khoảng 10,5%/năm. S4: Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật được cải tiến theo hướng hiện đại.
Các điểm yếu (W)
W1: Khả năng mở rộng quy mô chăn nuôi, năng lực quản lí chăn nuôi không đều giữa các cơ sở chăn nuôi.
W2: Do còn phụ thuộc vào thương lái nên đầu ra sản phẩm chưa ổn định về giá cả.
W3: Chất lượng con giống, thuốc thú y và thức ăn chăn nuôi còn hạn chế dẫn đến hiệu quả đạt được chưa cao.
W4: Do trình độ người lao động chưa cao nên năng suất lao động còn thấp.
S5: Các cơ sở chăn nuôi có kinh nghiệm quản lí trong chăn nuôi, nhất là trang trại chăn nuôi.
S6: Chính quyền thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm gắn với chuỗi giá trị.
S7: Các cơ sở chăn nuôi được hỗ trợ vay vốn ưu đãi để phát triển chăn nuôi.
W5: Việc liên kết trong chăn nuôi giữa các cơ sở chăn nuôi còn hạn chế, do đó chất lượng sản phẩm chưa cao.
Các cơ hội (O)
O1: Các trang trại chăn nuôi có khả năng tiếp cận với công nghệ tiên tiến để nâng cao hiệu quả chăn nuôi.
O2: Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi luôn tăng cao, là động lực cho các cơ sở chăn nuôi mở rộng quy mô ngày càng lớn.
O3: Có khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ hơn nữa trong bối cảnh hội nhập kinh tế nói chung
Các thách thức (T)
T1: Phần lớn các cơ sở chăn nuôi vẫn theo tập quán lạc hậu, nên khả năng tiếp cận thị trường tiêu thụ còn hạn chế. T2: Người lao động có trình độ cao tập trung làm việc tại các doanh nghiệp chăn nuôi có vốn đầu tư lớn.
T3: Việc phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu khiến giá thành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở huyện cao hơn 15% so với nhiều địa phương khác trong tỉnh. T4: Do trình độ phát triển chăn nuôi còn hạn chế, nên hiện nay phần lớn các cơ sở chăn nuôi đang có hướng chuyển qua gia công cho các doanh nghiệp lớn (chiếm khoảng trên 60%).
Nguồn: Tác giả nghiên cứu và xây dựng
Bảng phân tích SWOT cho thấy những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của ngành chăn nuôi ở huyện Trảng Bom. Thông qua ma trận SWOT là cơ sở để đưa ra các định hướng phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa đến năm 2030.
Bảng 3.2. Các kết hợp của S-W-O-T Liên kết SO: Phát triển, đầu tư
S1, S2 + O2 Nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ.
S3, S5 + O1 Tăng cường khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến trong chăn nuôi, đạt năng suất lao động tốt nhất. S4, S6, S7 + O3 Thúc đẩy tính cạnh tranh cho sản phẩm chăn nuôi, ngày càng hướng vào người tiêu dùng.
Liên kết WO: Tận dụng, khắc phục
W1, W2, W3 + O1 Nâng cao năng lực chăn nuôi giữa các cơ sở chăn nuôi hướng đến phát triển đồng đều hơn nữa. W4, W5 + O2, O3 Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường cho sản phẩm chăn nuôi.
Liên kết ST: Duy trì, khống chế
S1, S2, S3 + T2 Đẩy mạnh hoạt động tập huấn, phổ biến kiến thức, nhân rộng phương pháp chăn nuôi hiệu quả, cung cấp và định hướng giống vật nuôi có lợi thế.
S4, S5 + T1 Tăng cường năng lực cạnh tranh cho các cơ sở chăn nuôi, hạn chế rủi ro có thể xảy ra trong chăn nuôi. S6, S7 + T3, T4 Tăng cường khả năng vay vốn ưu đãi để phát triển chăn nuôi, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm chăn nuôi.
Liên kết WT: Khắc phục, né tránh
W1, W5 + T1, T4 Tranh thủ tiến bộ của khoa học công nghệ thúc đẩy phát triển sản xuất trong chăn nuôi.
W2, W3, W4 + T2, T3 Thường xuyên mở các lớp tập huấn khuyến nông nhằm chuyển giao công nghệ và kỹ thuật. Nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong định hướng sản xuất, tạo lập môi trường liên kết, hợp tác, hình thành chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả đầu tư.
Nguồn: Tác giả nghiên cứu và xây dựng