Thực trạng chăn nuôi heo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa ở huyện trảng bom (tỉnh đồng nai) (Trang 64)

2.3.1.1. Quy mô đàn heo theo hình thức tổ chức sản xuất lãnh thổ

Quy mô đàn heo ở huyện Trảng Bom đứng thứ ba trong tỉnh Đồng Nai, huyện có nhiều điều kiện để tăng quy mô đàn heo nhưng trong thời gian gần đây lại có xu hướng giảm. Một trong những nguyên nhân quan trọng đó là do dịch bệnh kéo dài khó phòng dịch, vắc xin thú y còn hạn chế hoặc chưa có khả năng mua vắc xin để phòng dịch bệnh. Bên cạnh đó, giá thị trường cũng ảnh hưởng nhiều đến kế hoạch chăn nuôi heo của các cơ sở chăn nuôi, cũng như vấn đề tăng đàn – mất giá và giảm đàn – được giá đã tác động không nhỏ đến tâm lí người chăn nuôi. Vì vậy, những năm gần đây quy mô đàn, số cơ sở chăn nuôi heo đều có sự thay đổi không đồng đều giữa các năm.

Nguồn: NGTK huyện Trảng Bom 2010, 2012, 2014, 2017 và số liệu của Phòng NN huyện Trảng Bom cuối năm 2018.

Biểu đồ 2.4. Số lượng heo ở huyện Trảng Bom giai đoạn 2008 – 2018

Qua biểu đồ 2.4; thấy được số lượng heo có chiều hướng tăng từ 163,1 nghìn con năm 2008 lên 281,3 nghìn con năm 2016. Trong giai đoạn 2008 – 2016, số lượng heo ở huyện Trảng Bom đều đứng thứ ba trong tỉnh Đồng Nai (sau các huyện Xuân Lộc và Thống Nhất). Song; trong giai đoạn 2016 – 2018 số lượng heo đã giảm từ 281,3 nghìn con xuống còn 261,8 nghìn con (tức là giảm 19,5 nghìn con). Trong năm 2018, số lượng heo cao hơn năm 2008 (cao hơn 98,7 nghìn con), do trong những năm gần đây đã có chính sách phát triển hơn so với các năm từ 2008 trở về trước đó. Mặc dù, số lượng heo của huyện tăng nhưng không nhanh so với các năm trước, nguyên nhân có thể đến từ hiệu quả trong chăn nuôi ảnh hưởng bởi dịch bệnh, giá cả biến động, lợi nhuận trong sản xuất,…Vì thế, trong những năm gần đây rất nhiều chuồng trại bị bỏ trống, nhất là ở các hộ chăn nuôi; còn đối với các trang trại của các doanh nghiệp thì ảnh hưởng này không quá lớn vẫn có giải pháp cải thiện. Qua đó, có thể thấy sự liên kết trong chăn nuôi ở huyện Trảng Bom cần phải được bền vững và thắt chặt hơn trong từng khâu chăn nuôi, để mang lại hiệu quả cao cũng như đồng bộ hơn nữa. 163,1 179,4 203,2 240,7 281,3 261,8 0 50 100 150 200 250 300 2008 2010 2012 2014 2016 2018 Nghìn con Năm Số lượng heo

Cũng qua đây thể hiện được rằng, tốc độ tăng quy mô đàn heo của huyện Trảng Bom có sự thay đổi trong giai đoạn 2008 – 2018. Cụ thể, từ năm 2008 đến năm 2010 quy mô đàn heo đã tăng thêm 10%, tiếp đến đã tăng thêm 23% vào năm 2012. Sau đó, tăng thêm 24% vào năm 2014, vào năm 2016 quy mô đàn heo tăng thêm 23% và vào năm 2018 lại có xu hướng giảm nhẹ (giảm 11%). Trong khoảng thời gian trên, tốc độ tăng trưởng đàn nhìn chung tăng điều này cũng thể hiện được việc phát triển của các trang trại chăn nuôi và tổ hợp tác chăn nuôi đã đạt hiệu quả tốt.

Nguồn: NGTK huyện Trảng Bom 2015, 2016, 2017, 2018 và số liệu của Phòng NN huyện Trảng Bom cuối năm 2018.

Biểu đồ 2.5. Số trang trại chăn nuôi heo ở huyện Trảng Bom giai đoạn 2014 – 2018

Qua biểu đồ 2.5, thấy được rằng trang trại chăn nuôi heo trong giai đoạn 2014 – 2018 có xu hướng tăng (cụ thể tăng 161 trang trại). Từ năm 2014, ở huyện Trảng Bom bắt đầu quan tâm hơn đến việc hiệu quả cao trong chăn nuôi heo, nhằm tăng tính cạnh tranh sản phẩm chăn nuôi cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ. Việc hợp tác các khâu trong chăn nuôi là rất cần thiết và cần sự thực hiện nghiêm ngặt trong từng bước, để đạt hiệu quả cũng như hướng đến chuyên môn hóa chặt chẽ hơn trong chăn nuôi. Từ năm 2014 đến năm 2015, số trang trại chăn nuôi heo đã tăng 32 trang

202 234 275 318 363 0 50 100 150 200 250 300 350 400 2014 2015 2016 2017 2018 Trang trại Năm Trang trại chăn nuôi heo

trại. Sau đó, từ năm 2015 đến năm 2016, số trang trại chăn nuôi heo đã tăng nhiều hơn (tăng 41 trang trại). Qua đó, thấy được rằng hiệu quả mà trang trại chăn nuôi mang lại là khá lớn, tăng tính cạnh tranh hơn cho sản phẩm và khả năng áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại hiệu quả hơn. Do vậy, từ năm 2016 đến năm 2017, số trang trại chăn nuôi heo tiếp tục tăng thêm 43 trang trại. Và từ năm 2017 đến năm 2018, số trang trại chăn nuôi heo tăng thêm 45 trang trại, đây là khoảng thời gian mà số lượng trang trại chăn nuôi heo tăng nhiều nhất kể từ năm 2014. Từ đó, cũng thấy được hiệu quả mà trang trại chăn nuôi mang lại ngày càng nhiều, cả về số lượng cũng như chất lượng. Các trang trại chăn nuôi heo đã góp phần vào việc mở rộng quy mô đàn, chọn lọc con giống một lúc hiệu quả hơn và điều quan trọng là thay đổi từ tập quán chăn nuôi lạc hậu sang chăn nuôi hiện đại hơn trong quá trình hội nhập kinh tế.

Để phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa thì việc thành lập các tổ hợp tác ba thành viên chăn nuôi (sau đây gọi chung là tổ hợp tác chăn nuôi heo) ở huyện Trảng Bom là rất cần thiết. Các tổ hợp tác hỗ trợ lẫn nhau về kinh nghiệm sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, tạo nguồn vốn, tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho các thành viên, giúp cho các thành viên phát triển kinh tế và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời qua đó thể hiện vai trò của tổ hợp tác trong quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập cho dân cư ở vùng nông thôn.

Mặc dù là huyện có ngành chăn nuôi phát triển mạnh, nhưng việc hình thành chuỗi liên kết trong các tổ hợp tác chăn nuôi ở huyện còn khá khó khăn. Nhiều cơ sở chăn nuôi (nhất là các hộ chăn nuôi) vẫn trong tình trạng tự mua giống vật nuôi giá rẻ, kém chất lượng, có xuất xứ từ nhiều thương lái khác nhau, khiến dịch bệnh xuất hiện trên diện rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, gây thiệt hại cho chủ cơ sở chăn nuôi và làm mất uy tín của cả vùng chăn nuôi.

Nguồn: NGTK huyện Trảng Bom 2015, 2016, 2017, 2018 và số liệu của Phòng NN huyện Trảng Bom cuối năm 2018.

Biểu đồ 2.6. Số tổ hợp tác ba thành viên chăn nuôi heo ở huyện Trảng Bom giai đoạn 2014 – 2018

Qua biểu đồ 2.6, thấy được rằng trong giai đoạn 2014 – 2018, số tổ hợp tác ba thành viên chăn nuôi heo ở huyện Trảng Bom có xu hướng tăng nhưng còn khá chậm (tăng 9 tổ hợp tác). Tuy rằng huyện có nhiều lợi thế để phát triển chăn nuôi heo theo định hướng hàng hóa, nhưng do tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ chưa đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề liên quan đến như là dịch bệnh truyền nhiễm dễ phát tán, khó khắc phục nên thiệt hại khá lớn, chưa kể việc liên kết trong việc lựa chọn con giống, thức ăn chăn nuôi, cơ sở giết mổ cũng như cơ sở chế biến, các mối quan hệ này cần được liên kết chặt chẽ hơn nữa nhằm đạt hiệu quả tốt nhất. Do vậy, cần đạt hiệu quả tốt trong chăn nuôi, một hình thức đã hình thành đó là tổ hợp tác chăn nuôi. Đối với khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2018, số tổ hợp tác chăn nuôi tăng nhanh nhất so với các khoảng thời gian trước (tăng 6 tổ hợp tác). Khoảng thời gian này, trang trại chăn nuôi đã phát triển rất nhiều nên sự hợp tác cần phải được triệt để hơn nữa trong các khâu chăn nuôi, từ chọn lọc giống đến thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, giết mổ tập trung và cuối cùng là chế biến thực phẩm từ chăn nuôi. Tổ hợp tác

8 11 13 14 17 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 2014 2015 2016 2017 2018 Tổ hợp tác Năm Tổ hợp tác ba thành viên chăn nuôi heo

8.586 7.812 4.870 3.362 2.389 964 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 9000 10000 2008 2010 2012 2014 2016 2018 Hộ Năm Hộ chăn nuôi heo

chăn nuôi heo hình thành và phát triển có ý nghĩa lớn đối với người chăn nuôi trong việc bảo đảm đầu ra sản phẩm, cũng như cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ là rất lớn. Đưa đến người tiêu dùng sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chuẩn của những thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm từ chăn nuôi của huyện Trảng Bom hiện nay cũng như trong thời gian sắp tới; đồng thời, giảm số hộ chăn nuôi heo không đạt kết quả tốt trong những năm gần đây.

Nguồn: NGTK huyện Trảng Bom 2009, 2011, 2013, 2015, 2017 và số liệu của Phòng NN huyện Trảng Bom cuối năm 2018.

Biểu đồ 2.7. Số hộ chăn nuôi heo ở huyện Trảng Bom giai đoạn 2008 – 2018

Qua biểu đồ 2.7, thấy rằng số hộ chăn nuôi heo ở huyện Trảng Bom có xu hướng giảm khá nhanh trong giai đoạn 2008 – 2018. Cụ thể, từ năm 2008 đến năm 2012 số hộ chăn nuôi heo đã giảm 3.716 hộ, vào khoảng thời gian này số hộ giảm có thể xuất phát từ những nguyên nhân như là hiệu quả chăn nuôi ngày càng thấp do khả năng phòng dịch bệnh lây nhiễm còn hạn chế, giá cả biến động dẫn đến lợi nhuận thấp. Song, cũng trong thời gian này huyện đã chuyển hướng hình thành và phát triển trang trại chăn nuôi heo nhằm tăng hiệu quả tốt hơn so với các hộ chăn nuôi heo. Trong khoảng thời từ năm 2014 đến năm 2018, số hộ chăn nuôi heo tiếp tục giảm 2.398 hộ. Do trong khoảng thời gian này sự phát triển của các trang trại chăn nuôi heo đã khá

lớn cùng với việc áp dụng dây chuyền tiên tiến trong chăn nuôi, đã tăng hiệu quả chăn nuôi lên nhiều lần. Có thể nói, số hộ chăn nuôi heo ở huyện Trảng Bom đã tăng nhanh chóng vào các năm trước năm 2008, cũng là theo đi theo xu hướng chung chứ các hộ này chưa trang bị đầy đủ các điều kiện thiết yếu để phát triển chăn nuôi heo. Vì thế, sau năm 2008, thì số hộ chăn nuôi heo đã giảm một cách nhanh chóng do mức độ hiệu quả đạt được quá thấp, thay vào đó là sự hình thành và phát triển các trang trại chăn nuôi heo, đã cải tiến hiệu quả chăn nuôi vượt bậc, điều đó thể hiện qua các kết quả mà huyện đã đạt được trong thời gian qua. Để tiếp tục đạt được những kết quả tốt hơn nữa, thì huyện sẽ tiếp tục đưa ra những giải pháp để thu hút đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa trong thời gian sắp tới.

Quy mô đàn heo của huyện đã tăng khá nhanh trong thời gian qua cũng đã góp phần nâng cao tỷ trọng đàn heo trong đàn đàn gia súc. Qua đó, cũng đã thể hiện được hiệu quả mà chăn nuôi heo mang lại ngày càng cao và tiếp tục tăng bền vững trong thời gian sắp đến.

Bảng 2.3. Tỷ trọng đàn heo so với đàn gia súc ở huyện Trảng Bom giai đoạn 2010 – 2018 (Đơn vị: %) Năm Tỷ trọng Tổng cộng Đàn heo Đàn gia súc khác 2010 97,5 2,5 100 2011 97,9 2,1 100 2012 98,2 1,8 100 2013 97,3 2,7 100 2014 96,5 3,5 100 2015 97,1 2,9 100 2016 98,2 1,8 100 2017 96,7 3,3 100 2018 95,2 4,8 100

Nguồn: Tác giả xử lý số liệu từ NGTK huyện Trảng Bom 2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 và số liệu của Phòng NN huyện Trảng Bom cuối năm 2018.

Qua bảng 2.3, có thể thấy được rằng tỷ trọng đàn heo so với đàn gia súc luôn chiếm cao hơn 95% trong giai đoạn 2010 – 2018. Từ đó, cũng thể hiện được việc chăn nuôi heo của huyện Trảng Bom luôn đóng góp vào sự phát triển của ngành chăn nuôi nói chung là khá lớn. Tỷ trọng đàn heo cao nhất vào các năm 2012 và 2016 đạt 98,2%; thấp nhất là vào năm 2018 chỉ dạt 95,2%. Vào những năm gần đây; tỷ trọng đàn heo có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân; như là dịch bệnh nguy hiểm diễn biến phức tạp, cơ sở chăn nuôi heo có xu hướng giảm (nhất là các hộ chăn nuôi), giá cả thị trường biến động theo chiều hướng bất lợi cho người chăn nuôi. Qua đây, cũng thể hiện được một việc đó là tăng quy mô đàn heo luôn gắn với nâng cao chất lượng sản phẩm theo hướng bền vững, nhằm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm chăn nuôi của huyện hơn nữa trong những năm sắp tới.

2.3.1.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi heo

Ở huyện Trảng Bom luôn đẩy mạnh việc thực hiện chăn nuôi đạt hiệu quả tốt, nhằm nâng cao việc sản xuất theo chuỗi giá trị (chọn lọc giống cho đến chăn nuôi, chế biến và cho đến việc tiêu thụ). Xu hướng chăn nuôi heo đạt chất lượng ở huyện đó là nuôi heo hướng nạc (đưa khả năng cho nạc trong thịt heo hơi chiếm tỷ lệ khoảng 75%). Khi áp dụng chăn nuôi heo hướng nạc, huyện Trảng Bom đã đạt được những kết quả nhất định thể hiện qua sản lượng thit heo hơi xuất chuồng qua các năm.

Nguồn: NGTK huyện Trảng Bom 2012, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 và số liệu của Phòng NN huyện Trảng Bom cuối năm 2018.

Biểu đồ 2.8. Sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng ở huyện Trảng Bom giai đoạn 2011 – 2018

Qua biểu đồ 2.8; thấy được rằng sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng đã liên tục tăng trong giai đoạn 2011 – 2018. Cụ thể, trong giai đoạn 2011 – 2014, cùng với sự gia tăng các cơ sở chăn nuôi (nhất là trang trại chăn nuôi), do vậy, việc áp dụng nuôi các giống chất lượng tốt đã tăng lên đáng kể cùng với khả năng cho thịt nạc nhiều (trong khoảng thời gian này sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng đã tăng 2,7 nghìn tấn). Còn đối với giai đoạn 2015 – 2018, sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng có xu hướng tiếp tục tăng 7,2 nghìn tấn. Sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng giai đoạn 2011 – 2018 tăng 12,0 nghìn tấn, đây cũng có thể xem là một trong những kết quả đáng kể trong quá trình phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa ở huyện Trảng Bom, cũng như việc thực hiện chăn nuôi heo hướng nạc. Trong thời gian sắp tới, huyện sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng và sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng để nâng khả năng cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi trên thị trường.

Góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi ở huyện Trảng Bom, cần kể đến trình độ lao động tại các cơ sở chăn nuôi. Vì chỉ khi người

30,4 31,8 32,4 33,1 35,2 36,5 38,8 42,4 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Nghìn tấn Năm Sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng

lao động có tay nghề cao, thì khi đó mới có khả năng vận hành thiết bị công nghệ tiên tiến trong dây chuyền sản xuất. Qua việc khảo sát thực tế; tác giả đã tiến hành đánh giá về tỷ lệ trình độ chuyên môn của chủ và lực lượng lao động của các cơ sở chăn nuôi heo tại xã Sông Trầu, xã Cây Gáo, xã Thanh Bình, xã Bắc Sơn, xã Bình Minh trong 6 tháng đầu năm 2019. Tham gia vào hoạt động sản xuất của các cơ sở chăn nuôi, chủ cơ sở và người lao động có cơ hội nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu của công việc.

Bảng 2.4. Tỷ lệ trình độ chuyên môn của chủ và lao động ở các cơ sở chăn nuôi heo tại xã Sông Trầu, xã Cây Gáo, xã Thanh Bình, xã Bắc Sơn, xã Bình Minh trong 6 tháng đầu năm 2019

(Đơn vị: %)

Chỉ tiêu

Chủ cơ sở chăn nuôi heo Lao động tại các cơ sở

chăn nuôi heo

Hộ chăn nuôi heo

Trang trại chăn nuôi heo

Hộ chăn nuôi heo

Trang trại chăn nuôi heo

1. Chưa qua đào tạo 71,5 0 89,6 0

2. Trình độ phổ thông 28,5 28,1 10,4 32,5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển chăn nuôi theo định hướng sản xuất hàng hóa ở huyện trảng bom (tỉnh đồng nai) (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)