Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1456 ứng dụng marketing hỗn hợp trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại sở giao dịch III NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 98 - 101)

NHNN cần sớm hoàn thiện cơ sở pháp lý và các văn bản hướng dẫn cho các ngân hàng trong hệ thống; đề ra các biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm quy chế hoạt động, cạnh tranh không lành mạnh. Ngoài ra, NHNN cần làm tốt vai trò chủ quản trong hoạt động ngân hàng, phối hợp với các tổ chức thẻ quốc tế và các NHTM Việt Nam trong việc hoạch định chiến lược khai thác thị trường, thúc đẩy hoạt động kinh doanh thẻ, phục vụ đắc lực cho đề án thúc đẩy hoạt động TTKDTM; đóng vai trò vừa là tổ chức định hướng, vừa là sợi dây kết nối giữa các ngân hàng trong nước.

Thứ nhất, trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước cùng Bộ Tài chính cần nghiên cứu, tham mưu xem xét giảm thuế cho các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa dịch vụ qua thẻ, tính theo doanh số thanh toán qua POS. Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp bán hàng sẵn sàng quẹt thẻ cho khách.

Thứ hai, NHNN xem xét đề xuất với các cơ quan liên quan có hình thức hỗ trợ đơn giản thủ tục thanh toán hóa đơn thuế đối với các trường hợp chấp

nhận thanh toán qua thẻ. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, có thể sử dụng hóa đơn thanh toán thẻ và bổ sung thêm một số thông tin phù hợp, điều này sẽ khuyến khích người có thẻ tăng cường sử dụng thẻ để thanh toán, nâng cao tỷ lệ hoạt động thẻ, giảm dần tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt của người dân. Bên cạnh đó, nhiều đơn vị kinh doanh không muốn chấp nhận thẻ do phải trả phí cho ngân hàng, việc thanh toán thẻ sẽ phải công khai doanh thu nên có một số đơn vị kinh doanh chưa muốn sự minh bạch hoặc tránh thuế. Do vậy, nếu áp dụng một chính sách khuyến khích phù hợp như áp dụng thuế GTGT khi thanh toán qua ngân hàng thấp hơn khi thanh toán bằng tiền mặt sẽ động viên và khuyến khích các đơn vị kinh doanh tích cực hơn trong việc làm nghĩa vụ thuế. Tỷ lệ thu có thể giảm nhưng tổng mức thu thông thường sẽ tăng lên do có nhiều người nộp thuế hơn.

Thứ ba, cần sớm chuẩn hóa hoạt động thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng và giữa ngân hàng với ngân hàng. Đây là giải pháp nhằm tạo nền tảng cho việc ứng dụng cơ chế xử lý tự động các giao dịch thanh toán, tăng tốc độ xử lý giao dịch và qua đó giảm chi phí. Việc chuẩn hóa này cần được thực hiện từ khâu mẫu biểu, quy trình, cơ chế xử lý giữa các ngân hàng song song với việc ban hành tiêu chuẩn về các trang thiết bị (ATM, POS...), tiêu chuẩn phần mềm, các thiết bị hỗ trợ theo tiêu chuẩn quốc gia.

Thứ tư, quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam điều chỉnh các quy định về phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân được ban hành đến nay đã giúp ích cho thị trương thẻ có sự phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, quy định này hiện đã có nhiều điều cần sửa đổi và thay thế để phù hợp hơn với tình hình mới, nhất là các quy định sẽ điều chỉnh chính sách phát triển bền vững, xử lý chuyển mạch quốc gia tập trung, tiêu chuẩn hệ thống thẻ, hoạt động trích lập dự phòng rủi ro hoạt động thanh toán thẻ...

Thứ năm, NHNN cần có cơ chế đồng thuận và khuyến khích việc các ngân hàng phát hành thẻ quốc tế thực hiện hoạt động thanh toán bù các giao dịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam xử lý qua các công ty chuyển mạch của Việt Nam (Banknet hoặc Smartlink) nhằm giảm chi phí giao dịch phải trả cho các tổ chức thẻ quốc tế, tăng nguồn thu cho các ngân hàng nội địa và đảm bảo lợi ích quốc gia. Ngoài ra, với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước, NHNN cần tác động yêu cầu các tổ chức thẻ quốc tế giảm các mức phí áp dụng tại thị trường Việt Nam cũng như áp dụng các lộ trình đảm bảo tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện Việt Nam. NHNN nên xem xét đẩy nhanh tiến trình xây dựng Trung tâm chuyển mạch quốc gia thống nhất và hệ thống bù trừ tự động quốc gia ACH để hỗ trợ cho việc chuyển mạch và kết nối liên thông qua mạng lưới các đơn vị chấp nhận thẻ, ATM, dịch vụ thanh toán điện tử, thanh toán thẻ nội địa được thuận lợi hơn và tránh phụ thuộc và các tổ chức thẻ quốc tế.

Thứ sáu, NHNN cần ban hành các quy định, tăng cường biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật, phát hiện, đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương thức thanh toán sử dụng công nghệ cao. Nghiên cứu, định hướng xây dựng tiêu chuẩn thẻ cho thị trường thẻ nội địa Việt Nam và lộ trình chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip nhằm đảm bảo an ninh, an toàn, bảo mật thông tin, ngăn chặn các hành vi gian lận trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ; mở ra cơ hội phát triển mới cho thẻ thanh toán, mở rộng các dịch vụ thanh toán thẻ; đảm bảo khả năng tích hợp giữa các hệ thống thanh toán thẻ.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2011-2015, NHNN cần phải tập trung đầu tư, phát triển hạ tầng công nghệ phục vụ TTKDTM. Cụ thể hơn, cần nghiên cứu phát triển mới, nâng cấp, cải tiến, hoàn thiện các hệ thống thanh toán cốt lõi, quan trọng do Ngân hàng Nhà nước vận hành. Trên cơ sở đó, hợp nhất, kết nối các hệ thống thanh toán khác như các hệ thống thanh toán bán lẻ, hệ

thống thanh toán của các tổ chức tín dụng, hệ thống thanh toán chứng khoán, hệ thống thanh toán ngoại tệ liên ngân hàng với các hệ thống cốt lõi nhằm thống nhất một hệ thống thanh toán chung, đảm bảo vận hành thông suốt, mở rộng địa bàn, phạm vi, đối tượng, tạo cơ sở cho việc cung ứng các phương thức TTKDTM.

Một phần của tài liệu 1456 ứng dụng marketing hỗn hợp trong hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại sở giao dịch III NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w