Hiệu quả thẩm định giá tài sản bảo đảm làhàng hóa

Một phần của tài liệu 0930 nâng cao hiệu quả thẩm định giá tài sản bảo đảm trong hoạt động co vay có thế chấp của NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 92)

2.5.3.1 Ve mặt định tính

VPBank quy định rất rõ phương pháp định giá, cách thức nhận và định giá tài sản bảo đảm là hàng hóa. Thực tế, tỷ trọng hàng hóa làm tài sản bảo đảm tại VPBank chiếm tỷ trọng nhỏ. Hàng tháng VPBank tiến hành ban hành bảng khung gía đối với từng loại tài sản được nhận làm TSBĐ. Trên cơ sở yêu cầu của đơn vị kinh doanh gửi yêu cầu thông báo về đơn giá của từng loại hàng hóa mà đơn vị đề xuất hội đồng tín dụng nhận làm tài sản bảo đảm. Đối với từng khách hàng với các loại hàng hóa khác nhau VPBank đều gửi yêu cầu tư vấn giá trước khi trình nhận tài sản bảo đảm. Do vậy giá trị hàng hóa và tỷ lệ hàng hóa được nhận làm tài sản tại VPBank hầu như là 100% đối với các khách hàng được mang về bởi cán bộ tín dụng. Kết quả tư vấn giá sơ bộ được gửi tới ĐVKD và khách hàng trước khi khách hàng chấp thuận đồng ý giao kết hợp đồng tín dụng với VPBank.

Riêng đối với hàng hóa giá trị hàng hóa thường được đi kèm với điều kiện kho bãi, bảo quản, phương thức sắp xếp bố trí kho hàng hợp lý khoa học tiện cho việc bốc xếp và luân chuyển hàng hóa khi xuất khi nhập. Do vậy CBĐG khi tiến hành thẩm định và ban hành kết quả định giá thường tư vấn cho khách hàng cũng như có các kiến nghị phù hợp nhằm hạn chế rủi ro và tổn thất nhỏ nhất cho Ngân hàng. Mức phí quy định đối với hàng hóa do hai bên tự thỏa thuận và thương lượng.

2.5.3.2 về mặt định lượng

Thời gian định giá đối với hàng hóa thường rất nhanh chóng. CBĐG căn cứ trên đơn giá do Ngân hàng ban hành để tiến hành tính toán. Dựa trên số lượng kiểm đếm thực tế đối chiếu với số lượng trên sổ sách của khách hàng cung cấp đánh giá

75

sự phù hợp và tính toán ước lượng hao hụt tự nhiên theo quy định chung của Ngân hàng đối với từng loại hàng hóa để tính toán ra giá trị. Trường hợp hàng hóa không có thông tin tham chiếu tại kho giá của Ngân hàng. CBĐG sẽ sử dụng phương pháp so sánh để tính ra đơn giá bình quân của hàng hóa. Số lượng hàng hóa trong danh mục thống kê của Ngân hàng trong các năm thường không biến động lớn do vậy thời gian định giá vẫn đáp ứng kịp tiến độ và chất lượng định giá đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đơn vị kinh doanh.

Chi phí thẩm định giá hàng hóa làm tài sản thế chấp tại Ngân hàng thông thường có số lượng lớn và giá trị thường rất cao. Chi phí quản lý và định giá thường cao, do vậy mà khoản chi phí này thường do hai bên thỏa thuận và ký kết trên nguyên tắc hợp tác nhằm tối đa hóa lợi ích của cả hai bên. Thêm vào đó việc hỗ trợ Ngân hàng trong việc thu thập thông tin tham chiếu đối với các hàng hóa đặc thù đặc chủng của khách hàng giúp Ngân hàng tiết kiệm thời gian, chi phí. Cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho CBĐG trong quá trình tác nghiệp nâng cao hiệu quả và chất lượng định giá.

Một phần của tài liệu 0930 nâng cao hiệu quả thẩm định giá tài sản bảo đảm trong hoạt động co vay có thế chấp của NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w