Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn của cán bộ thẩm định giá

Một phần của tài liệu 0930 nâng cao hiệu quả thẩm định giá tài sản bảo đảm trong hoạt động co vay có thế chấp của NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 106 - 108)

Con người đóng vai trò quan trọng, mang tính chất quyết định đến chất lượng và hiệu quả thẩm định TSBĐ. Kết quả thẩm định TSBĐ là kết quả của quá trình đánh giá TSBĐ về mặt giá trị theo nhận định chủ quan của con người trên cơ sở các thông tin tham chiếu khách quan về tài sản định giá. Mặc dù về mặt nguyên tắc

90

nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp CBĐG phải khách quan độc lập trong việc đánh giá lựa chọn thông tin tham chiếu cũng như đánh giá trên cơ sở dựa vào căn cứ khách quan khoa học nhưng cũng không tránh khỏi các yếu tố chủ quan áp đặt ý chí và mong muốn của bản thân vào giá trị tài sản. Thẩm định tài sản của Ngân hàng là một công việc phức tạp, tinh vi đòi hỏi CBĐG phải có kiến thức hiểu biết về nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, nhiều loại tài sản khác nhau... Công tác thẩm định giá không chỉ là toán theo theo công thức đã được vạch sẵn mà đòi hỏi CBĐG phải tích luỹ, tổng hợp và vận dụng sáng tạo nhiều kiến thức, kinh nghiệm, năng lực và phẩm chất đạo đức. Ngoài ra CBĐG phải có tính kỷ luật, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có phẩm chất đạo đức, lòng say mê nghề nghiệp và độ nhạy cảm trong phân tích đánh giá công việc. Để chuẩn bị nguồn nhân lực làm công tác thẩm định giá đáp ứng các yêu cầu trên đây Ban lãnh đạo Ngân hàng cần quan tâm giải quyết tốt một số nội dung sau:

- Tạo điều kiện và khuyến khích CBĐG tham gia các khóa đào tạo về nghiệp vụ định giá do Hội thẩm định giá Việt Nam tổ chức, hoặc các cập nhật kiến thức do Cục quản lý giá thuộc Bộ Tài Chính thực hiện và cập nhật các văn bản thông tư hướng dẫn mới nhất quy định về nghiệp vụ thẩm định giá.

- Thường xuyên trao đổi khó khăn cũng như chia sẻ kinh nghiệm giải pháp khắc phục, xử lý các tình huống tác nghiệp trong thực tế để các CBĐG rút ngắn thời gian trao đổi tương tác qua lại giữa CBĐG và cấp lãnh đạo phê duyệt giá và rút ngắn thời gian thẩm định giá. Ngoài ra, qua các buổi trao đổi học tập đó cũng giúp cho việc, mỗi cán bộ rút kinh nghiệm sai sót của mình trong quá trình tác nghiệp để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động thẩm định giá, nâng cao hiệu quả, kết quả công việc.

- Tổ chức các cuộc thi sát hạch chuyên môn định kỳ hàng quý nhằm đánh giá kiến thức trình độ chuyên môn của CBĐG. Theo đó, sẽ vừa tạo áp lực cho CBĐG thấy rõ vai trò của mình đối với việc hoàn thiện kiến thức về thẩm định giá và cập nhật các văn bản hiện hành liên quan đến nghiệp vụ thẩm định giá trong ngân hàng và các văn bản pháp luật hiện hành. Điều kiện hoàn thành bài thi cũng là điều kiện để đánh giá năng lực và xem xét đánh giá nâng bậc, cất nhắc vị trí trong sắp xếp đề

91

bạt nhân sự. Lựa chọn cá nhân xuất sắc đề bổ nhiệm vào các vị trí nhân sự trong tương lai. Khuyến khích các cá nhân tự cố gắng học tập, nâng cao trình độ và hoàn thiện các kỹ năng của bản thân để phát triển sự nghiệp.

- Xây dựng chế độ lương thưởng rõ ràng, quy định quyền lợi cũng như trách nhiệm của mỗi CBĐG trong việc hành nghề. Bên cạnh đó có thể đưa ra một hệ thống tiêu chuẩn đánh giá nhân viên phù hợp tạo động lực cho nhân viên không ngừng nỗ lực phấn đấu.

Một phần của tài liệu 0930 nâng cao hiệu quả thẩm định giá tài sản bảo đảm trong hoạt động co vay có thế chấp của NHTM CP việt nam thịnh vượng luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w