Công tác thẩm định giá chua đuợc ngân hàng chú trọng và quan tâm đầu tu phù hợp. Ngân hàng mới chỉ dừng lại ở việc ban hành các văn bản làm cơ sở cho công tác thẩm định giá TSBĐ. Những quy định của Ngân hàng còn thiếu chặt chẽ nhu quy định rõ phạm vi trách nhiệm quyền hạn của CBĐG trong hoạt động thẩm
82
định giá của Ngân Hàng. Các trường hợp CBĐG phát sinh sai sót hoặc gian lận trong quá trình tác nghiệp, CBĐG chịu trách nhiệm như thế nào, cấp phê duyệt lãnh đạo ra sao chưa được nêu rõ cụ thể trong các hướng dẫn quy trình quy định của Ngân hàng. Điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả chất lượng thẩm định giá của Ngân hàng.
Ngân hàng chưa có quy định về độ khó, phức tạp của tài sản định giá, đối với Ngân hàng tài sản nhận thế chấp rất đa dạng và phong phú chủng loại số lượng, chất lượng. Ngân hàng chưa phân loại và quy định độ phức tạp của TSBĐ. Tài sản định giá này có thể là khó với CBĐG này nhưng lại là không khó và phức tạp đối với CBĐG khác khi họ đã có kinh nghiệm và chuyên môn sâu về tài sản lĩnh vực yêu cầu định giá.
Thêm nữa trong quá trình thẩm định thực địa tài sản đa phần các cán bộ tín dụng thường không đi cùng CBĐG tiến hành khảo sát đánh giá hiện trạng tài sản cũng như tham chiếu đơn giá, mức giá tham chiếu tài sản tại địa bàn thị trường nơi có tài sản định giá. Chính vì vậy khi kết quả định giá được phát hành đơn vị kinh doanh không hài lòng, kháng nghị khi nhu cầu của khách hàng không được đảm bảo hoặc khách hàng có nguy cơ chạy sang ngân hàng khác khi nhu cầu vốn không được đáp ứng cũng là một trong các nguyên nhân làm chất lượng định giá và hiệu quả định giá không đạt được như mong muốn.
Quy định về cách tiếp cận định giá, phương pháp định giá, cơ sở định giá đối với các tài sản còn nhiều bất cập. Đối với BĐS khi định giá tài sản có CTXD trên đất mà chưa được cấp phép xây dựng thì chỉ ghi nhận giá trị có 80% chi phí đầu tư thực tế đối với định giá của Ngân hàng, đối với công ty thẩm định giá độc lập ghi nhận theo chi phí thực tế đầu tư hình thành lên tài sản điều này đã làm hạn chế chất lượng kết quả định giá. Đối với các động sản thì việc xác định giá trị còn lại theo quy định của Ngân hàng theo thông tư số 45/2013 BTC ngày 25/04/2013 quy định về tính và trích khấu hao. Trong khi đó quy định về thẩm định giá khi xác định giá trị còn lại theo tiêu chuẩn thẩm định giá. Sự khác nhau này làm cho kết quả thẩm định giá giữa việc thực hiện hai phương pháp cũng khác nhau cũng ảnh hưởng tới kết quả thẩm định giá.
83
Thêm vào đó sự hạn chế về các thông tin các loại tài sản, kho giá về các loại tài sản đã giao dịch thành công và đang chào bán tại ngân hàng, chưa được quan tâm xem xét lưu trữ và quản lý sử dụng một cách bài bản khoa học. Chính vì vậy, khi cần tham chiếu hoặc so sánh đối chiếu đối với các tài sản tương tự tại Ngân hàng khi khách hàng gửi định giá hoặc thế chấp, CBĐG lại phải dò xét, đánh giá, thu thập từ đầu gây lãng phí mất thời gian, làm chậm quá trình ban hành kết quả định giá dẫn tới việc cấp phê duyệt tín dụng đối với khách hàng chậm, giảm vị thế cạnh tranh và chất lượng của Ngân hàng so với các đối thủ.
Trình độ của CBĐG, cán bộ phê duyệt cũng là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả thẩm định giá. CBĐG có chuyên môn tốt có kinh nghiệm lâu năm trong nghề, hiểu biết nhiều lĩnh vực, có khả năng đánh giá nhìn nhận tốt thì kết quả định giá có độ tin cậy cao được khách hàng và đơn vị kinh doanh đánh giá cao. Ngược lại CBĐG non yếu kinh nghiệm thiếu, sự hiểu biết hạn chế, năng lực chuyên môn không cao, khả năng đánh giá kém, kết quả định giá ban hành không có độ tin cậy cao thì kết quả định giáh ban hành không được đánh giá cao ảnh hưởng tới vị thế cạnh tranh và uy tín của ngân hàng. Trong những năm gần đây khi lĩnh vực thẩm định giá được coi là một nghề thì các trường đại học mới mở thêm chuyên ngành đào tạo. Trước đây chủ yếu là các cử nhân kinh tế được đào tạo ngắn hạn về nghề thẩm định giá từ 3-6 tháng. Chính vì vậy mà chuyên môn không cao cộng thêm khả năng tự học hỏi trau dồi hạn chế cũng là một trong các yếu tố làm chất lượng đội ngũ CBĐG tại Ngân hàng chưa cao qua đó phần nào ảnh hưởng tới chất lượng và hiệu quả định giá tại Ngân hàng.
Một yếu tố quan trọng nữa trong việc nâng cao hiệu quả thẩm định giá tại Ngân hàng cụ thể là phòng định giá chưa xây dựng các kênh thu thập dữ liệu về thông tin các loại tài sản với các bên như: cục hải quan, các cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, đấu giá, các văn phòng công chứng, trung tâm đăng kí giao dịch đảm bảo là những nơi có nguồn dữ liệu về giá chuẩn với các thông tin đa chiều về nhiều loại tài sản nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế là cơ sở căn cứ tham chiếu trong việc thẩm định giá TSBĐ.
84
Việc áp dụng các ứng dụng của công nghệ thông tin vào hoạt động thẩm định giá nói riêng của Ngân hàng chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức như: ngân hàng chưa có phần mềm định giá chuyên biệt, liên kết với các phần mềm ứng dụng quản lý hệ thống T24 của Ngân hàng theo dõi tình hình biến động giá trị tài sản và dư nợ của khách hàng trên tài sản bảo đảm. Cách mạng 4.0 đang len lỏi vào tất cả các ngành các lĩnh vực của nền kinh tế và lĩnh vực thẩm định giá nói riêng cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Các báo cáo định giá được tự động hóa kết quả định giá bằng việc CBĐG nhập liệu các thông tin đầu vào và phần mềm định giá sẽ trả kết quả đầu ra là các báo cáo định giá đã được lập trình bằng các thuật toán logic. Từ đó giúp Ngân hàng tiết kiệm thời gian và chi phí giấy tờ in ấn trong hoạt động định giá. Công tác lưu trữ hồ sơ định giá, kết quả định giá cũng như dữ liệu liên quan được mã hóa, số hóa giúp cấp quản lý cũng như Ngân hàng truy xuất, trao đổi, tương tác trên nền tảng công nghệ được nhanh chóng thuận tiện và dễ dàng.
85
KẾ T LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả luận văn đã trình bày về thực trạng hoạt động thẩm định giá tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank, trong đó chú trọng hoạt động thẩm định giá bất động sản và động sản, hàng hóa và giấy tờ có giá trong hoạt động cho vay có thể chấp tại Ngân hàng VPBank. Qua đó tác giả cũng đã nêu rõ được các kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế trong hoạt động thẩm định gía TSBĐ của Ngân hàng trong thời gian vừa qua. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng cho việc đề xuất các giải pháp để hoàn thiện hơn nữa hiệu quả thẩm định giá TSBĐ tại Ngân hàng trong thời gian tới.
86
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THẨM ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN BẢO ĐẢM TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CÓ THÉ CHẤP