Kiến nghị đối với chính phủ và các ban ngành có liên quan

Một phần của tài liệu 1045 phát triển dịch vụ NH hiện đại tại NH đầu tư và phát triển hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 93 - 97)

tế và khu vực, Việt Nam cần nhanh chóng hồn thiện mơi trường cạnh tranh

mà điểm mấu chốt là hoàn thiện luật cạnh tranh Luật Cạnh Tranh Số 27/2004/QH11 Của Quốc Hội Ban hành ngày 3/12/2004 có hiệu lực thi hành

gày 1/7/2005 và các nghị định quy định chi tiết thi hành và xử lý vi phạm trong luật cạnh Tranh. Đây sẽ là một trong những đạo luật có vai trị quan trọng để tạo điều kiện pháp lý cần thiết nhất đảm bảo cho thị trường vận hành

trơi chảy, duy trì một mơi trường kinh doanh lành mạnh và bình đẳng cho

tất cả

các đối tượng tham gia thì trường. Đây là vấn đề phức tạp, hơn nữa trong điều

kiện cơ cấu lại nền kinh tế do chính phủ chủ trì địi hỏi kiện tồn và lành mạnh

hóa hệ thống ngân hàng góp phần làm tăng sức mạnh của nền kinh tế, làn sóng

sáp nhập các ngân hàng yếu kém cịn là vấn đề khá nhạy cảm về lợi ích. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác nhau thì tính chất cạnh tranh cũng rất khác nhau. Kinh doanh ngân hàng là một lĩnh vực có những đặc điểm riêng biệt, nhất là đối với việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới. Để cho các hoạt động này có điều kiện phát triển thuận lợi, việc đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức tín dụng là hết sức quan trọng.

- Hoàn thiện thị trường ngoại hối ở Việt Nam: Cùng với hai bộ phận khác nhau của thị trường tài chính là thị trường vốn và thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối đóng vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Thị trường ngoại hối là cơ chế hữu hiệu nhằm bôi trơn cho các hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động dịch vụ có lien quan đến ngoại tệ. Quan trọng hơn, thị trường ngoại hối là cơng cụ để Ngân hàng nhà nước có thể thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều chỉnh nền kinh tế theo mục tiêu của Chính phủ. Điều cần thiết trong hoạt động ngoại hối là phải nắm được các sự kiện, các nguồn thơng tin đa dạng một cách nhanh chóng, đầy đủ. Phát triển và hồn thiện thị trường ngoại hối sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại và các tổ chức kiinh tế có thể tiếp cận nhanh chóng với các nguồn vốn bằng bất

cứ đồng tiền nào và với quy mô như thế nào đảm bảo tính linh hoạt trong thanh toán giữa các quốc gia.

- Tạo môi trường pháp lý cho việc phát triển dịch vụ

Mọi hoạt động ngân hàng cần được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp xảy ra và nó chỉ phát triển với hiệu quả cao khi nó được tồn tại trong một mơi trường pháp lý hồn thiện. Sự phát triển của công nghệ cho ra đời một số sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới với cách thức và quy trình giao dịch khác với sản phẩm truyền thống. Vì vậy, việc sớm ban hành các văn bản pháp luật phù hợp với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ cho các dịch vụ ngân hàng sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp cũng như ngân hàng có cơ sở để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Cụ thể là:

+ Sửa đổi và hoàn thiện luật các tổ chức tín dụng theo hướng làm rõ và mở rộng phạm vi điều chỉnh của các tổ chức tín dụng, loại bỏ các điều khoản mang tính phân biệt đối xử, mở rộng các loại hình dịch vụ mà tổ chức tín dụng được cung cấp.

+ Sớm sửa đổi pháp lệnh kế toán thống kê, bổ sung những quy định mới về lập chứng từ kế toán phù hợp với những dịch vụ ngân hàng hiện đại thực hiện bằng công nghệ tin học, quy định rõ ràng pháp luật về các chứng từ, hóa đơn thanh tốn dịch vụ ngân hàng hiện đại do Ngân hàng Nhà nước quản lý với biểu mẫu thống nhất.

+ Nghiên cứu mở rộng các quy định về chứng từ điện tử và chữ ký điện tử như quy định về cơ quan chịu trách nhiệm lưu giữ chứng từ điện tử, quy định cơ sở mức độ quy chuẩn pháp lý cho bộ mã hóa sử dụng trong hệ thống ngân hàng.

+ Đối với hoạt động thẻ là hoạt động ngân hàng bùng nổ trong giai đoạn hiện nay, Chính phủ cần có các quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến các hành vi liên quan để làm cơ sở xử lý khi xảy ra các tranh chấp, rủi ro.

Bộ luật hình sự phải có quy định tội danh và khung hình phạt cho tội gian lận, làm và tiêu thụ thẻ giả...

Trong xu thế hội nhập khu vực và thế giới, các ngân hàng rất cần sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc hồn thiện hành lang pháp lý rạch ròi bảo vệ cho hoạt động ngân hàng, giúp ngân hàng có cơ sở pháp lý để giải quyết nếu có xảy ra tranh chấp, kiện tụng. Nhu vậy, mỗi quốc gia cần phải có các quy chế, văn bản huớng dẫn luật điều chỉnh các quan hệ về xuất nhập khẩu. Tuy nhiên hoạt động xuất nhập khẩu thông qua dịch vụ ngoại hối ngân hàng này thuộc lĩnh vực ngân hàng nhung lại liên quan đến nhiều lĩnh vực thuộc bộ ban ngành khác nhau. Chính phủ cần có chỉ đạo với Bộ Cơng Thuơng thúc đẩy thực hiện chính sách thuơng mại phát triển theo huớng khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu thu hút ngoại tệ qua ngân hàng, quản lý chặt chẽ nhập khẩu nhằm cải thiện cán cân thanh tốn quốc tế. Bên cạnh đó, cần có các quy chế, văn bản liên ngành phối hợp hoạt động của ngân hàng với hoạt động của các Bộ ngành liên quan nhu Bộ Công Thuơng, Bộ Tu Pháp, Tổng Cục Hải Quan, Tổng cục Thuế.nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp các bên liên quan, chỉ đạo các ngành hữu quan thống nhất thự hiện các văn bản đã ban hành, tránh mâu thuẫn trong việc thực hiên. Các quy chế này cần phải phù hợp với Pháp luật Việt Nam và phù hợp thông lệ quốc tế.

- Cải thiện môi truờng kinh tế xã hội: ổn định môi truờng kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao đời sống xã hội, làm nền tảng cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ ngân hàng hiện đại nói riêng.

- Phát triển hạ tầng kỹ thuật - công nghệ hiện đại: Mặt bằng công nghệ Việt Nam còn rất thấp so với các nuớc trên thế giới, vì vậy cần chú trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật - công nghệ. Tăng cuờng chuyển giao công nghệ từ các nuớc tiên tiến trên cơ sở tiếp thu và làm chủ đuợc cơng nghệ đó. Bên cạnh đó,

phải có chiến lược đào tạo chuyên gia kỹ thuật giỏi, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Một phần của tài liệu 1045 phát triển dịch vụ NH hiện đại tại NH đầu tư và phát triển hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w