Tiếp tục hoàn thiện cơ sơ pháp lý cho hoạt động ngân hàng. Rà soát nhằm phát hiện, kịp thời xử lý, kiến nghị Chính phủ xử lý các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội chung và hoạt động của ngành ngân hàng nói riêng phù hợp Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các Tổ chức tín dụng năm 2011 được ban hành; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật và phù hợp với tình hình phát triển của ngân hàng hiện đại. Tạo tiền đề cho việc các ngân hàng có được hệ thống hóa các văn bản được xác định còn hiệu lực, giúp công tác xây dựng, áp dụng, hoạt động hiệu quả, thuận tiện, tăng cường tính công khai, minh bạch của hoạt động ngân hàng. Đồng thời góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, từng bước bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, phù hợp và có định hướng dài hạn của hệ thống pháp luật ngành Ngân hàng.
Kiến nghị Ngân hàng Nhà nước trình Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ ban hành đầy đủ các văn bản QPPL hướng dẫn các quy định của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng năm 2011, Luật Bảo hiểm tiền gửi, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2013, Luật Các công cụ chuyển nhượng, Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối; rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho điều hành chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng an toàn và hiệu quả.
Hoàn thiện chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2020 và kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm
2020; thực hiện đồng bộ các giải pháp để động viên, thu hút, tập hợp sử dụng hiệu quả nguồn lực khoa học trong và ngoài ngành ngân hàng nhằm nâng cao chất luợng, hiệu quả và tính ứng dụng của hoạt động nghiên cứu khoa học ngành ngân hàng, đáp ứng yêu cầu đổi mới về khoa học và công nghệ.
Tiếp tục triển khai quyết liệt, có hiệu quả Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 đuợc Thủ tuớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số2453/QĐ-TTg ngày 27/12/2011, trong đó tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phát triển thanh toán thẻ qua POS; tiếp tục triển khai việc sáp nhập Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink vào công ty chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam; chỉ đạo việc lựa chọn mô hình thực hiện thí điểm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở một số khu vực nông thôn; triển khai phuơng án xây dựng chuẩn thẻ chíp nội địa. Theo dõi, giám sát tình hình hoạt động của các hệ thống thanh toán do Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam vận hành và tình hình hoạt động của mạng luới ATM của các tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ thanh toán.
Vận hành tốt hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Tăng cuờng hiệu quả quản lý nhà nuớc chuyên ngành công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng. Đổi mới công nghệ, hạ tầng công nghệ thông tin của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam theo định huớng tập trung. Triển khai chế độ thông tin báo cáo mới làm cơ sở cho việc xây dựng kho dữ liệu thống nhất phục vụ cho điều hành chính sách tiền tệ thanh tra giám sát từ xa của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam. Triển khai Dự án Hệ thống thông tin quản lý và hiện đại hóa ngân hàng hiệu quả, đúng mục tiêu, tiến độ của Dự án và cam kết với nhà tài trợ.
Hoàn thiện chức năng điều tiết của NHNN, tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng có hiệu quả, tác động chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo huớng uu tiên tập trung vốn cho vay đối với lĩnh vực uu tiên nhu nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ,
doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao; kiểm soát chặt chẽ hoạt động cho vay bằng ngoại tệ phù hợp với chủ trương của Chính phủ về hạn chế đô la hóa trong nền kinh tế, góp phần ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối.
Thực hiện các giải pháp quản lý ngoại hối nhằm quản lý hiệu quả thị trường ngoại hối, ổn định tỷ giá, chuyển dần quan hệ huy động - cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua - bán ngoại tệ, khắc phục tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, tạo điều kiện tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Tăng cường công tác thanh tra, giám sát thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng, kiểm soát chặt chẽchất lượng hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; phát hiện và xử lý nghiêm, kịp thời những sai phạm và rủi ro gây mất ổn định để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.
Tiếp tục thực hiện tốt vai trò đại diện của Chính phủ Việt Nam tại các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế, đẩy mạnh các hoạt động hợp tác với ngân hàng trung ương/cơ quan quản lý tiền tệ các nước, các tổ chức quốc tế và tìm kiếm khả năng mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác song phương trong lĩnh vực ngân hàng.
Tăng cường trao đổi thông tin với tổ chức quốc tế, các đối tác đa phương và ngân hàng/cơ quan quản lý tiền tệ các nước để làm cơ sở cho quá trình hoạch định chính sách. Tích cực phối hợp với các Bộ, ngành trong việc đàm phán, ký kết và hoàn tất các thủ tục giải ngân các chương trình, dự án vay vốn của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á và các nhà tài trợ khác. Nghiên cứu và sử dụng có hiệu quả kết quả, kiến nghị trong Báo cáo của Chương trình Đánh giá Khu vực Tài chính tại Việt Nam, xây dựng và triển khai kế hoạch hành động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để thực
hiện các khuyến nghị phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.
Hỗ trợ và khuyến khích các ngân hàng thuơng mại quốc doanh nâng cao trình độ quản lý, cải tiến công nghệ, phát triển các dịch vụ phù hợp với chức năng và xu huớng chung trên thị truờng tài chính quốc tế.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại BIDV Hà Nội trong thời gian vừa qua, bám sát với định huớng Chiến luợc phát triển chung của toàn Ngân hàng và riêng đối với dịch vụ ngân hàng hiện đại, đồng thời dựa trên các đánh giá về điều kiện phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại BIDV Hà Nội, Luận văn đã đề xuất 12 giải pháp chính để phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại tại Ngân hàng Đầu tu và Phát triển Hà Nội. Để các giải pháp có tính khả thi cao hơn, luận văn cũng đã đề xuất một số kiến nghị với Ngân hàng Đầu tu và Phát triển Việt Nam, Chính Phủ và các bộ ngành liên quan, Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam nhằm tạo khung pháp lý và môi truờng kinh doanh thông thoáng, là cơ sở để hoạt động dịch vụ của các NHTM phát triển ổn định, bền vững.
KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu ứng dụng phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại tại BIDV Hà Nội là một vấn đề phức tạp, có phạm vi rộng lớn và là một đề tài mới mẻ cả về lý luận cũng như thực tiễn. Tuy vậy, trong quá trình nghiên cứu, với mục đích đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại tại BIDV Hà Nội, luận văn tập trung nghiên cứu và hoàn thành một số nhiệm vụ sau:
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại.
Phân tích thực trạng việc phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại trong ngân hàng BIDV Hà Nội. Qua đó rút ra những mặt tích cực và hạn chế ảnh hưởng tới quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng hiện đại trong ngân hàng BIDV Hà Nội nói riêng và hệ thống BIDV.
Luận văn đưa ra các giải pháp có tính khả thi nhằm không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có của ngân hàng đồng thời phát triển dịch vụ mới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, phù hợp với tiến trình phát triển chung của nền kinh tế.
Những ý kiến đề xuất trong luận văn chỉ là một đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển sản phẩm ngân hàng hiện đại tại ngân hàng BIDV Hà Nội nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng. Tuy vậy, nó cũng có thể phát huy tác dụng tích cực nếu có sự nỗ lực phấn đấu của bản thân BIDV Hà Nội cũng như sự phối kết hợp đồng bộ giữa BIDV, các Bộ, ban, ngành các cấp có liên quan trrong quá trình thực hiện.
Mặc dù tác giả Luận văn đã có nhiều cố gắng để đạt được kết quả nghiên cứu nêu trên nhưng vì giới hạn khuôn khổ của một luận văn và khả
năng cá nhân còn hạn chế nên bản Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả luận văn rất mong nhận đuợc sự góp ý của các thầy cô giáo, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý trong lĩnh vực ngân hàng và những ai có quan tâm đến lĩnh vực này để Luận văn tiếp tục đuợc hoàn thiện và đem lại hiệu quả cao hơn cả về mặt lý luận và thực tiễn.
Quốc gia.
2. Peter S.Rose, Quản trị ngân hàng thuơng mại (2001) - Nhà xuất bản Tài chính. 3. Thái Bá Cẩn, Nguyễn Nguyên Nam (2004), Phát triển Thị truờng dịch vụ
tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập - Nhà xuất bản Tài chính. 4. Tạ Quang Đôn (2006), Hoàn thiện khuôn khổ thể chế đối với dịch vụ ngân
hàng hiện đại, Tài liệu hội thảo Xây dựng chiến luợc phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến 2011.
5. Bộ Thuơng Mại (12/2005), Báo cáo về việc kí kết và những nội dung chủ yếu của Hiệp định thuơng mại Việt Nam - Hoa Kỳ.
6. Chính phủ (2006), Đề án Thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006- 2010 và định huớng đến năm 2020.
7. Ngân hàng nhà nuớc Việt Nam (2006), Chiến luợc phát triển dịch vụ ngân
hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 - Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nhà xuất bản Phuơng Đông.
8. Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam (4/2006) - Các thành tựu công nghệ và dịch vụ ngân hàng hiện đại - Tài Liệu Hội Thảo Khoa học. 9. Chỉ thị 01/CT-NHNN Về Tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo
hoạt động ngân hàng an toàn hiệu quả năm 2014.
10.Viện nghiên cứu Khoa học Ngân hàng (2005) - Hoàn thiện cơ chế chính
sách nhằm đổi mới hoạt động ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế, Kỷ yếu hội thảo khoa học - NXB Thống Kê, Hà Nội.
11.Quốc hội Nuớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005) - Luật giao dịch điện tử.
12.Quốc hội khoá X (1997), Luật các tổ chức tín dụng số 47/2011/QH12 ngày 16/6/2010.
15.Tạp chí Ngân hàng các số năm 2011, 2012, 2013, 2014.
16.Phan Lê (2007), “Hậu WTO: Nuớc ta sẽ mở cửa dịch vụ ngân hàng nuớc ngoài”, Thị truờng tài chính tiền tệ, số 1+2 tháng 1, tr.11 17.PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2007) - “Phát triển dịch vụ ngân hàng trong
điều kiện hội nhập”
18.PGS.TS Nguyễn Thị Nhung (2006), “Phát triển các dịch vụ ngân hàng
hiện đại”, Các thành tựu công nghệ và dịch vụ ngân hàng hiện đại, NXB Văn hóa thông tin, tr. 132.
19.PGS.TS. Thái Bá Cẩn & TS. Trần Nguyên nam - Phát triển thị truờng
dịch vụ tài chính Việt Namtrong tiến trình hội nhập - NXB Tài chính 20.TS. Lê Văn Tề - Nghiệp vụ ngân hàng thuơng mại - NXB TP Hồ Chí Minh. 21.Ngân hàng Đầu tu và Phát triển Việt Nam, “Báo cáo kết quả kinh doanh
theo dòng sản phẩm bán buôn năm 2012, 2013”
22.Ngân hàng Đầu tu và Phát triển Việt Nam, “Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ năm 2013 và trọng tâm công tác năm 2014” 23.Ngân hàng Đầu tu và Phát triển Hà Nội, “Báo cáo tổng kết hoạt động dịch