THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu 1024 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 77)

2.2.1. Nhóm chỉ tiêu quy mô

2.2.1.1. Quy mô, mạng lưới của dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Quy mô hệ thống mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch trong và ngoài nước liên tục được mở rộng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, hiện thực hóa mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam. SHB chính thức khai trương ngân hàng con 100% vốn tại Lào và Campuchia, là sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong lộ trình phát triển, mở rộng quy mô và hệ thống mạng lưới vươn ra quốc tế của SHB. Đồng thời, SHB được NHNN cấp phép mở văn phòng đại diện tại Myanmar. Bên cạnh kênh phân phối truyền thống (chi nhánh, phòng giao dịch), SHB đẩy mạnh các kênh phân phối hiện đại qua ngân hàng điện tử như ATM, POS, Internet Banking, Mobile/SMS/Phone Banking... với các tiện ích ngày càng được bổ sung và nâng cấp nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho khách hàng. Đồng thời, SHB đẩy mạnh chiến lược liên kết với các công ty chứng khoán, bảo hiểm, bất động sản,... nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tăng doanh thu, nâng cao năng lực cạnh tranh. Công tác mở rộng đi cùng với việc chú trọng sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức mạng lưới, tổ chức chi nhánh và phòng giao dịch tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với khả năng quản trị điều hành.

Biểu đồ 2.1: Số lượng các điểm giao dịch của SHB từ 2013-2017

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB giai đoạn 2015 - 2017)

42

Ngân hàng Số lượng chi nhánh Số lượng phòng giao dịch Agribank 2.290 Vietinbank 155 958 BIDV 191 854 Vietcombank 101 397 Sacombank 93 370 ACB 81 273 MB bank 94 188 VP Bank 54 163

( Theo báo cáo thường niên của SHB giai đoạn 2015 - 2017)

Cụ thể, SHB không ngừng khảo sát tìm địa điểm làm trụ sở của một số chi nhánh tại các tỉnh mới; hoàn thành xin phép mở mới các PGD và chi nhánh tại một số tỉnh; tiếp tục giám sát các công trình đang thi công đảm bảo chất lượng, tiến độ; đến cuối năm 2017, SHB có 500 điểm giao dịch trải rộng tại 40 tỉnh thành trong cả nước cùng với Ngân hàng con 100% vốn, 1 chi nhánh tại Lào và 1 ngân hàng con 4 chi nhánh tại Campuchia, củng cố bước đệm vững chắc cho SHB tiến vào thị trường tài chính khu vực.

Công tác mở rộng đi cùng với việc chú trọng sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức mạng lưới, tổ chức chi nhánh và phòng giao dịch tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với khả năng quản trị điều hành. Năm 2017, hệ thống mạng lưới tiếp tục được tái cấu trúc với việc chấm dứt hoạt động của 05 chi nhánh, đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống trong suốt quá trình chấm dứt và chuyển giao hoạt động.

43

SHB 53 179

(Nguồn số liệu: Tổng hợp từ BCTN của các ngân hàng năm 2017)

Nhìn vào bảng trên đây có thể thấy xét trên số lượng địa điểm giao dịch của SHB chỉ ở mức trung bình, ít hơn rất nhiều so với các ngân hàng thuộc nhóm 1 - tức nhóm ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao nhất trên thị trường, 4 ngân hàng nhà nước (Agribank, Vietinbank, BIDV, Vietcombank). Đối với các NHTM tư nhân, con số này cũng chưa phản ánh được quy mô và mục tiêu của SHB . Để tăng năng lực cạnh tranh, SHB cần mở rộng quy mô và mạng lưới hơn nữa để có thể phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

2.2.1.2. Tính đa dạng các sản phẩm về dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Một trong những đặc trưng cơ bản của dịch vụ ngân hàng bán lẻ đó là sự đa dạng, phong phú của những sản phẩm bán lẻ. Hướng tới đối tượng khách hàng là cá nhân và các hộ gia đình, việc cho ra đời nhiều sản phẩm chứa đựng nhiều tiện ích mới mẻ, phù hợp sẽ không chỉ thu hút thêm nhiều khách hàng mà còn góp phần đem lại nguồn thu nhập lớn cho chính ngân hàng, góp phần khẳng định vị trí,

44

thương hiệu của ngân hàng đối với người tiêu dùng. Hiện tại, SHB đã cho ra đời và phát triển nhiều gói sản phẩm bán lẻ cho cả khách hàng cá nhân và hộ gia đình. Từng gói sản phẩm, dịch vụ đều đem lại nhiều lợi ích và tích hợp nhiều tiện ích, đặc biệt là dành cho đối tượng khách hàng cá nhân.

> Dịch vụ huy động vốn

Chứng chỉ tiền gửi Phát lộc: Chứng chỉ tiền gửi là một loại Giấy tờ có giá tương tự Sổ tiết kiệm, do Ngân hàng phát hành để chứng nhận quyền sở hữu của khách hàng đối với một khoản tiền gửi có kỳ hạn dài tại Ngân hàng. Khách hàng lĩnh lãi hàng năm và có thể vay lại Ngân hàng toàn bộ giá trị chứng chỉ và lãi suất bằng lãi suất chứng chỉ khi có nhu cầu dùng tiền.

Tiết kiệm bậc thang theo số tiền (áp dụng cho tiền VNĐ, USD): Khách hàng lĩnh lãi cuối kỳ với mức lãi suất hấp dẫn, canh tranh và có nhiều kỳ hạn để khách hàng tự do lựa chọn và căn cứ vào số tiền gửi, thông thường số tiền càng lớn thì lãi suất được hưởng càng cao. Khách hàng có thể rút tiền tiết kiệm trước hạn khi có nhu cầu và được hưởng lãi suất không kỳ hạn.

Tiết kiệm online: Với sản phẩm này khách hàng có thể giao dịch 24/7, mọi lúc mọi nơi với một cú nhấp chuột để gửi tiền mà không cần đến ngân hàng. Dịch vụ tiết kiệm thời gian cũng như chi phí đi lại mà đem lại sự bảo mật, an toàn tuyệt đối cho khách hàng sử dụng, phù hợp với khách hàng khối văn phòng.

Tiết kiệm trả lãi trước: Khách hàng được nhận lãi ngay tại thời điểm gửi tiền để tiếp tục đầu tư, kinh doanh hoặc chi tiêu cá nhân.

Tiết kiệm lĩnh lãi hàng tháng: Loại hình tiết kiệm phục vụ nhu cầu chi tiêu định kỳ hàng tháng của Quý khách, không cần chờ khi đến hạn mới rút được tiền lãi. Khách hàng sẽ chủ động trong kế hoạch chi tiêu với lãi được trả định kỳ hàng tháng của mình.

Tiết kiệm gửi góp: Tài khoản tiết kiệm tích lũy định kỳ với lãi suất hấp dẫn, khách hàng còn được tặng bảo hiểm nhân thọ miễn phí với kỳ hạn dài nhằm bảo đảm về mặt tài chính trong suốt thời gian sử dụng sản phẩm tiết kiệm này.

Tiết kiệm EUR: Để đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cũng như đem đến cho Quý khách nhiều lựa chọn khi gửi tiết kiệm, SHB triển khai huy động ngoại tệ - Euro (EUR).

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chêch lệch 2016/2015 Chêch lệch2017/2016 Giá trị % Giá trị % Tổng dư nợ tín dụng bán lẻ 48,133 66,414 186,13 18,281 37.98 19,717 29.69

Cho vay hộ kinh doanh 14,987 25,763 26,38

2 10,776 71.90 619 2.40 Cho vay mua nhà 19,948 22,987 35,98

5 3,039 15.23 12,998 56.55 Cho vay cầm cố GTCG 1,38

4 62,17 3,098 792 57.23 922 42.37 Cho vay mua ô tô 9,97

6 12,892 017,82 2,916 29.23 4,928 38.23 Cho vay thấu chi 780 807 964 27 3.46 157 19.4

5 Cho vay cán bộ nhân

viên trả bằng lương

1,05 8

1789 1,882 731 69.09 93 5.20 45

Lãi suất trên thị trường 1 xu hướng khá ổn định kể từ năm 2015. Lãi suất huy động VNĐ kỳ hạn trên 12 tháng phổ biến ở mức 6.8 - 7.8%/năm. Vì vậy, hoạt động huy động vốn của SHB đạt được những kết quả rất tích cực.

Không chỉ đạt tốc độ tăng trưởng cao, giá trị tuyệt đối lớn, cơ cấu huy động vốn của SHB cũng cho thấy sự tăng trưởng hiệu quả, bền vững. Vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư tăng 16.43% so với năm 2016 lên mức 210,921 tỷ đồng, cao hơn so với tăng trưởng bình quân toàn thị trường (bình quân toàn hệ thống TCTD tăng 15% so với cuối năm 2016). Trong đó, tỷ trọng vốn huy động bằng tiền gửi tiết kiệm của dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao giao động 60% - 61.4% trong tổng tiền gửi của khách hàng giai đoạn 2015 - 2017.

Biểu đồ 2.2: Tổng nguồn huy động vốn từ TCKT và cá nhân tại SHB 2015 - 2017

(ĐVT: Tỷ đồng)

(Nguồn: BCTC hợp nhất của SHB giai đoạn 2015 - 2017)

Để đạt được kết quả như trên, SHB không ngừng cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm linh hoạt, hiện đại, phù hợp với mọi phân khúc khách hàng. Công tác giữ chân khách hàng cũ và mở rộng khách hàng mới được chú trọng. Trong đó, công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu nhằm tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền.

> Dịch vụ tín dụng bán lẻ

Tăng trưởng tín dụng mảng ngân hàng bán lẻ với nhiều sản phẩm đa dạng, cạnh tranh, phù hợp với thu nhập của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau luôn là

46

mục tiêu, chiến lược xuyên suốt của SHB. Các sản phẩm cho vay mua ô tô, mua bất động sản, hỗ trợ kinh doanh, thấu chi tài khoản, hỗ trợ du học, kinh doanh chứng khoán....được phát triển mạnh với sự hợp tác, liên kết của SHB với nhiều đối tác, luôn mang tới khách hàng những giá trị vượt trội.

Về cơ cấu dịch vụ tín dụng bán lẻ:

Bảng 2.4: Cơ cấu tín dụng bán lẻ SHB giai đoạn 2015-2017

(Nguồn: BCTC hợp nhất của SHB giai đoạn 2015 - 2017)

Về cơ cấu tín dụng bản lẻ giai đoạn từ 2015 - 2017 tất cả các mảng cho vay có xu hướng tăng trưởng tốt.

- Cho vay sản xuất kinh doanh: Với vị thế là ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, cùng với địa bàn nằm tại các khu vực trung tâm văn hóa thể thao chính trị của cả nước, đời sống của người dân tăng cao nhu cầu về vốn vay sản xuất kinh doanh cao. Đây cũng là điều kiện để SHB đẩy mạnh phát triển các sản phẩm tín dụng liên quan đến cho vay sản xuất kinh doanh. Do vậy, dư nợ cho vay đối sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây luôn tăng cao. Năm 2015 chỉ đạt 14,987 tỷ đồng nhưng đến 2017 đã tăng lên 26,382 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng trong 3 năm tăng

47

nhanh cho thấy đây là lĩnh vự tiềm năng mà SHB cần quan tâm và đẩy mạnh phát triển trong thời gian tới.

- Cho vay mua nhà: Với việc cho vay dự án trên địa bàn Hà Nội, SHB còn phát triển cac sản phẩm cá nhân cho vay đối vay đối với các dự án SHB tài trợ. Nhóm sản phẩm này dự kiến sẽ kéo dài vớ nhiều ưu đãi nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân bởi việc có một nơi ăn chốn ở luôn là vấn đề cấp thiết hàng đầu. Chính vì thế, dư nợ trong những năm gần đây trong lĩnh vực mua nhà tăng lên đáng kể, đặc biệt khu vực Hà Nội và Hồ Chí Minh, năm 2015 là 19,948 tỷ đồng, năm 2016 và 2017 tăng lần lượt là 22,987 tỷ đồng và 35,985 tỷ đồng. Điều này cho thấy, dư nợ vay mua nhà đã chiếm 39.32 % trong tổng cơ cấu dịch vụ tín dụng bán lẻ tại SHB. Do vậy, trong thời gian tới, SHB cần đẩy mạnh triển khai các sản phẩm cho vay mua nhà nhằm đáp ứng hơn nữa nhu cầu ngày càng tăng của nhóm khách hàng này.

- Cho vay cầm cố: Cho vay cầm cố giấy tờ có giá tuy là sản phẩm chiếm tỷ trọng không quá cao trong tổng dư nợ bán lẻ của trong những năm qua. Tuy nhiên về đặc điểm của sản phẩm này được các khách hàng đánh là có thủ tục đơn giản, nhanh gọn, kịp thời đáp ứng được nhu cầu vốn trước mắt cho khách hàng.

- Cho vay mua ô tô: Từ năm 2015 trở lại đây, thu nhập của người dân tăng nên nhu cầu về mua ô tô cũng tăng theo, dư nợ cho vay mua ô tô tằng đều từ năm 2015 đến năm 2017. Tuy nhiên, mặt bằng chung tốc độ tăng của dư nợ ô tô trong những năm gần đây của các NHTM không tăng nhiều mặc dù nhu cầu của người dân càng ngày càng tăng cao. Có thể nhận thấy, sản phẩm vay ô tô khá nhạy cảm tuy không rủi ro bằng cho vay tín chấp do tai sản đảm bảo là chính chiếc xe ô tô mua nhưng tài sản đó lại giao cho người khác khai thác và sử dụng. Chính vì thế, để có thể cho khách hàng vay mua sản phẩm này, cán bộ tín dụng thường phải thẩm định kỹ hồ sơ khoản vay của khách hàng dựa trên các yếu tố thu nhập, uy tín cá nhân,...

- Cho vay thấu chi và cho vay can bộ nhân viên: Từ năm 2015, SHB triển khai gói cho vay đối với quản lý song song với các gói cho vay nhân viên với mức lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên làm việc tại chính SHB cũng tạo cho dư nợ của sản phẩm này tăng lên.

48

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu thời hạn tín dụng bán lẻ của SHB giai đoạn 2015 - 2017

(ĐVT: Tỷ đồng)

Cho vay ngắn hạn

Cho vay trung hạn

Cho vay dài hạn

( Theo BCTC hợp nhất của SHB giai đoạn 2015 - 2017)

Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy rõ được cấu cơ tín dụng bán lẻ của SHB tập trung chủ yếu các món vay ngắn hạn. Nhận biết được lợi nhuận từ các ngành kinh doanh dịch vụ bán lẻ là rất lớn nên SHB đã đẩy mạnh kế hoạch phát triển các sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong từng thời kỳ. Đặc biệt trong năm 2017, việc đẩy mạnh cho vay các cá nhân mua nhà từ các dự án mà SHB tài trợ cũng giúp cho dư nợ tăng lên đáng kể, ngoài ra, các sản phẩm cho vay mua ô tô với mức lãi suất hợp lý ưu đãi trong vòng 1 năm cũng thu hút được quan tâm cả phần lớn khách hàng. Ngoài ra, việc ban hành quy định cho vay mua nhà đối với cán bộ quản lý với nguồn trả nợ từ lương và lãi suất ưu đãi chỉ 1%/năm cũng đẩy mạnh được dư nợ tín dụng trong thời gian này. Đó chính là lý do, mà cho vay trung và dài hạn của SHB tăng tương ứng 50.02% và 43.73% so với các năm 2016/2015 và 2017/2016.

Với nguồn vốn huy động từ các TCKT và cá nhân dồi dào, ổn định là điều kiện quan trọng để SHB giải ngân cho vay nhiều lĩnh vực trọng tâm của nền kinh tế theo định hướng của Chính Phủ và NHNN.

49

Biểu đồ 2.4: Dư nợ cho vay khách hàng tại SHB giai đoạn 2015 - 2017

(ĐVT: Tỷ đồng)

( Theo BCTC hợp nhất của SHB giai đoạn 2015 - 2017)

Đặc biệt, kể từ cuối năm 2013 đến nay, cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế của SHB có sự dịch chuyển tích cực theo hướng tăng trưởng mạnh các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế phát triển ổn định, phục vụ cho nhu cầu xã hội. SHB tập trung tín dụng bán lẻ vào các ngành, lĩnh vực thuộc 3 khâu đột phá trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2011 - 2020, trong đó ưu tiên vốn tín dụng bán lẻ cho các khách hàng cá nhân có mục đích vay để sản xuất, phục phụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ (sản xuất linh kiện, lắp ráp máy móc thiết bị, kinh doanh vật liệu xây dựng phục vụ các ngành khác), sản xuất - chế biến, doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để đạt mục tiêu tăng trưởng dư nợ cho các ngành, lĩnh vực trên, SHB đã ban hành nhiều chương trình, sản phẩm cho vay ưu đãi nhằm hỗ trợ tối đa cho khách hàng vay như: ưu đãi về lãi suất, ưu đãi về hạn mức tín dụng, hỗ trợ tư vấn cho các khách hàng bán lẻ trong việc thực hiện phương án sản xuất

kinh doanh.

> Dịch vụ thanh toán

Trong những năm 2015 - 2017, hoạt động dịch vụ thanh toán bán lẻ của SHB đã có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ thanh toán cũng như yêu cầu của nền kinh tế phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Việc các ngân

50

hàng áp dụng công nghệ đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng cá nhân đảm bảo nâng cao hiệu quả lưu thông, an toàn, chính xác và bảo mật. Các dịch vụ thanh toán truyền thống như séc, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi.. .vẫn được ưa chuộng và chiếm tỷ trọng cao hơn. Sự phát triển của kinh tế làm cho hoạt động sản

Một phần của tài liệu 1024 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 52 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w