Việc đa dạng hóa sản phẩm nhằm giúp SHB mở rộng thị phần các sản phẩm dịch vụ NHBL trên thị trường.
- Về dịch vụ huy động vốn:
Hoạt động huy động vốn trong vài năm trở lại đây có xu hướng tăng, đặc biệt là nguồn vốn có tính ổn định lâu dài như các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Vì vậy để phát huy thế mạnh trong công tác huy động vốn, Hội sở cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai các sản phẩm tiền gửi linh hoạt với các mức lãi suất cạnh tranh để theo kịp với diễn biến thị trường và cũng là để thu hút nhiều nguồn vốn hơn nữa. Ngoài ra, để duy trì lượng khách hàng cá nhân và hộ gia đình, ngân hàng cần triển khai tích cực các chương trình ưu đãi, tri ân đối với khách hàng.
Triển khai gói dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân là chủ các doanh nghiệp. Khách hàng mở tài khoản thanh toán cá nhân và sử dụng dịch vụ liên quan đến tài khoản thanh toán (như ngân hàng điện tử) miễn phí. Số dư trong tài khoản của những khách hàng này thường lớn mà ngân hàng chỉ phải trả lãi không kỳ hạn, ngân hàng sẽ tận dụng được nguồn lực tài chính này mà chỉ phải trả chi phí thấp.
- Về hoạt đông tín dụng bán lẻ:
Tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng qua các năm đều tăng tuy nhiên trong cơ cấu tín dụng, khoản mục cho vay vẫn chưa ổn định, nhất là các khoản cho vay tiêu
81
dùng, ô tô và BĐS. Vì vậy, Hội sở cần kiểm tra, rà soát và lập ra định hướng rõ ràng cho hoạt động cho vay đối với các khách hàng để đảm bảo cơ cấu cho vay ổn định.
SHB phát triển tín dụng tiêu dùng, như tăng cường thu hút nguồn kiều hối trên cơ sở phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động, các công ty dịch vụ kiều hối, tổ chức chuyển tiền ở nước ngoài, các ngân hàng đại lý nước ngoài. Có chính sách khai thác và tạo điều kiện thuận lợi phát triển dịch vụ chuyển tiền kiều hối qua hệ thống ngân hàng. Phối hợp các công ty du học phát triển sản phẩm cho vay du học.
- Về dịch vụ thanh toán: SHB xem xét miễn giảm phí đối với chuyển khoản qua ngân hàng điện tử. Hiện tại mức phí dịch vụ thanh toán của SHB ở mức thấp. Tuy nhiên, một số ngân hàng đã thực hiện miễn phí giao dịch chuyển khoản cho các món tiền dưới 500.000.000 VNĐ. Điều này đã thu hút khá nhiều khách hàng cá nhân có nhu cầu chuyển khoản nhiều mà giá trị thấp nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và đã có một bộ phận khách hàng chuyển sang dùng tài khoản thanh toán của ngân hàng khác.
- Về dịch vụ ngân hàng liên kết: SHB nên cung cấp cho khách hàng một loạt các dịch vụ liên kết giữa các dịch vụ ngân hàng mình và sản phẩm của các đối tác để khách hàng có nhiều ưu đãi hơn: Các dịch vụ nhà hàng, khách sạn - du lịch, chăm sóc sức khỏe - thẩm mỹ, thanh toán các hóa đơn,... Những ưu đãi có thể giá trị nhỏ nhưng khách hàng sẽ thấy các tiện ích khi sử dụng tài khoản thanh toán hay thẻ của SHB. Từ đó, khách hàng sẽ để số dư trong tài khoản và SHB sẽ tận dụng được nguồn tiền này cũng như gia tăng nguồn thu từ dịch vụ đi kèm.
SHB cần tăng cường mối liên kết với các ngân hàng khác trong việc cung ứng các sản phẩm, dịch vụ bán lẻ, đặc biệt là sản phẩm thẻ bao gồm thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, nhằm hình thành một hệ thống thanh toán thống nhất, đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Phát triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, góp phần hạn chế giao dịch tiền mặt bất hợp pháp, nhanh chóng nâng cao tính thanh khoản của VND và hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. SHB cần đẩy mạnh các dịch vụ tài khoản tiền gửi với thủ tục đơn giản, an toàn nhằm thu hút nguồn vốn của cá nhân trong thanh toán và phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, séc
82
thanh toán cá nhân, đẩy mạnh huy động vốn qua tài khoản tiết kiệm. Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội cũng cần tăng cường hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp có các khoản thanh toán dịch vụ thường xuyên, ổn định số lượng khách hàng, trả lương như bưu điện, hàng không, điện lực, cấp thoát nước, xăng dầu...