Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 1024 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 101 - 108)

NHNN đóng một vai trò quan trọng trong việc chỉ đạo hoạt động của hệ thống các ngân hàng Việt Nam. Cụ thể:

V Hoạch định chiến lược phát triển chung cho hệ thống NHTM

Ngân hàng Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc định hướng phát triển dịch vụ NHBL, đề ra các chính sách hỗ trợ cho việc phát triển dịch vụ mới của các ngân hàng trong nền kinh tế. Sự định hướng chung của ngân hàng Nhà nước sẽ giúp các ngân hàng thương mại cập nhật những thông tin tài chính nhanh nhất, cùng kết hợp với nhau trong một số lĩnh vực, tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí. Ngân hàng Nhà nước với tư cách là nhà hoạch định chiến lược phát triển chung cho hệ thống ngân hàng sẽ tạo ra môi trường pháp lý đầy đủ và những định hướng cụ thể, góp phần tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soát chiến lược phát triển dịch vụ NHBL chung của các NHTM ở tầm vĩ mô, bảo đảm kiến trúc tổng thể hài hòa trong toàn ngành nhưng vẫn bảo đảm mục đích chung về lợi nhuận cho mỗi ngân hàng. Cụ thể:

- Đưa ra định hướng và lộ trình phát triển hội nhập chung đối với nghiệp vụ bán lẻ để các ngân hàng xây dựng định hướng phát triển của mình, tránh chồng chéo gây lãng phí, dẫn đến không tận dụng được các lợi thế chung.

88

lành mạnh, bình đẳng giữa các NHTM.

S Hoàn thiện các văn bản pháp quy về dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Một khung pháp lý chưa đầy đủ sẽ gây nhiều trở ngại, lúng túng cho các thành viên tham gia hoạt động. Sự quá nghèo nàn các văn bản pháp quy về dịch vụ NHBL khiến cho các ngân hàng rất lúng túng khi xử lý các nghiệp vụ trong thực tế. Các ngân hàng đang rất cần các pháp lệnh về dịch vụ ngân hàng bán lẻ với những điều khoản chặt chẽ, thống nhất với những văn bản có liên quan đến hoạt động thanh toán, quản lý ngoại hối, tín dụng.... Phải kiện toàn hệ thống pháp lý, cơ chế chính sách đồng bộ, đổi mới kịp thời để phù hợp với yêu cầu phát triển cũng như phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế để ngành dịch vụ ngân hàng nói chung và dịch vụ NHBL nói riêng có được mội trường phát triển lành mạnh, an toàn, hiệu quả.

Văn bản chế độ cần đi trước công nghệ một bước, tạo định hướng cho phát triển công nghệ, hoặc ít nhất phải sửa đổi kịp thời cho phù hợp với tốc độ phát triển công nghệ, bảo đảm thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Cụ thể:

- Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đầy đủ hơn cho mọi hoạt động của dịch vụ bán lẻ. Các văn bản pháp lý cần được hoàn thiện một cách đồng bộ, đầy đủ, thống nhất theo hướng đơn giản, dễ phổ cập, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng của ngân hàng và khách hàng, giải quyết tranh chấp hiệu quả và khách quan.

- Có chính sách thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt như: Thắt chặt quản lý tiền mặt, thu phí sử dụng tiền mặt để người dân chuyển sang các hình thức thanh toán khác. Có chính sách ưu đãi cho các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt bằng chính sách thuế giá trị gia tăng, xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý.

Ngân hàng Nhà nước phối hợp với bộ công thương trong việc định hướng các công ty cung ứng hàng hóa, dịch vụ phối hợp với các NHTM phát triển mạnh loại hình mua bán hàng hóa qua mạng. Cần chỉnh sửa, bổ sung một số quy định

89

trong chính sách quản lý ngoại hối nhằm phù hợp hoạt động thanh toán quốc tế đồng thời ban hành các văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể về việc giao dịch qua mạng...phù hợp với tình hình thực tế thanh toán ở Việt Nam.

Ngân hàng Nhà nước cần đẩy nhanh việc phối hợp với các cơ quan truyền thông, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của các NHTM.

Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng cá nhân để các ngân hàng có được những thông tin về khách hàng nhằm quản trị được rủi ro trong nghiệp vụ tín dụng bán lẻ.

Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các NHTM, lập chương trình khảo sát và thực tập tại các NHTM nhằm nâng cao kiến thức thực tiễn cho các cán bộ lập chính sách của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

V Nâng cấp phát triển hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho phát triển dịch vụ bán lẻ

Huy động nguồn vốn trong nước, kết hợp với nguồn vốn ODA và vay thương mại trên thị trường vốn quốc tế để đầu tư, nâng cấp phát triển các hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc phát triển dịch vụ bán lẻ. Đẩy nhanh tiến độ dự án hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán, hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, hoàn chỉnh bộ máy quản lý Nhà nước về hoạt động thanh toán.

Bên cạnh việc chủ động hơn nữa của các NHTM trong việc hợp tác lẫn nhau thì ngân hàng nhà nước phải là đầu mối thực hiện kết nối các ngân hàng trong việc hợp tác đầu tư vào cơ sở hạ tầng, công nghệ hiện đại, triển khai các sản phẩm, dịch vụ.

V Tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo sự an toàn cho hoạt động ngân hàng

Hệ thống giám sát lành mạnh và tích cực là nhân tố tạo ra môi trường thuận lợi cho các NHTM phát triển. Một hệ thống tài chính hoạt động có hiệu quả và ổn định sẽ đảm bảo nhiều cơ hội cho việc phát triển, tiếp cận các dịch vụ tài chính ngân hàng có chất lượng cao với chi phí thấp. Hệ thống tài chính như thế chỉ tồn tại trong điều kiện có một hệ thống giám sát lành mạnh và tích cực. Hoạt động

90

ngân hàng cũng không nằm ngoài phạm vi đó. Không những thế lĩnh vực ngân hàng còn là một lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro, những vấn đề của hệ thống ngân hàng có xu hướng gây hiệu ứng dây chuyền đến toàn bộ nền kinh tế. Khi hội nhập trong lĩnh vực ngân hàng càng sâu rộng, hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng và phức tạp đồng nghĩa với nhiều rủi ro phát sinh cho các TCTD cũng như cho toàn hệ thống ngân hàng. Cơ quan Thanh tra, giám sát sẽ là cơ quan thực hiện đầy đủ một chu trình gồm 4 khâu: Cấp phép; ban hành quy chế; thực hiện giám sát (giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ); xử phạt và thu hồi giấy phép nhằm đảm bảo sự nhất quán và nâng cao hiệu lực của hoạt động giám sát. Điều này đã đánh dấu sự thay đổi lớn trong công tác thanh tra giám sát ngân hàng. Các hoạt động giám sát nếu được đẩy mạnh sẽ phát hiện sớm những nguyên nhân gây ra biến động bất lợi từ đó có biện pháp ngăn chặn, hạn chế những rủi ro đáng tiếc và vì thế góp phần bảo vệ cho nhà đầu tư cũng như người tiêu dùng - điều kiện cho các NHTM có thể phát triển các sản phẩm dịch vụ của mình nói riêng mà các sản phẩm dịch vụ NHBL nói riêng. Mục tiêu của giám sát không chỉ để ngăn chặn khủng hoảng tài chính mà còn đảm bảo sự ổn định bền vững của nền tài chính do vậy giám sát ngân hàng cần phải xây dựng được những chỉ tiêu cốt lõi dựa trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc các điểm yếu dễ bị tác động, dễ bị tổn thương trong toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả công tác thanh tra giám sát đối với ngân hàng thì đổi mới phương pháp giám sát của NHNN phải được đưa vào thực hiện dần dần từng bước trước khi bắt đầu áp dụng một cách triệt để.

91

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động sản phẩm dịch vụ NHBL của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội được trình bày trong chương 2 với những kết quả đã đạt được và hạn chế còn tồn tại cùng nguyên nhân, chương 3 đi vào đề xuất các giải pháp cho SHB để góp phần nâng cao hiệu quả và phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

Chương 3 bao gồm các giải pháp chính đối với ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội. Tất cả các đề xuất và kiến nghị trên đều hướng tới một mục tiêu chung là phát triển hoạt động sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại SHB, từ đó góp phần vào chiến lược kinh doanh, định hướng phát triển của ngân hàng trở thành một tập trong những ngân hàng đứng đầu về các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng bán lẻ.

92

KẾT LUẬN

Với mục đích nghiên cứu của luận văn là tổng hợp lý luận, phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp cụ thể cùng các khuyến nghị nhằm giúp SHB phát triển dịch vụ NHBL, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của SHB trong tiến trình hội nhập, luận văn đã tập trung giải quyết một số nội dung như sau:

Một là, trình bày cơ sở lý luận liên quan đến dịch vụ ngân hàng, dịch vụ NHBL qua khái niệm, đặc điểm, vai trò và dịch vụ NHBL cụ thể. Đồng thời luận văn cũng đưa ra khái niệm và những luận cứ về sự cần thiết phát triển dịch vụ NHBL. Bên cạnh đó, luận văn đi vào phân tích những nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ NHBL của NHTM để thấy được tầm quan trọng của từng nhân tố đối với dịch vụ NHBL. Các tiêu chí phản ảnh phát triển dịch vụ NHBL cũng được tác giả phân tích ở cả 2 khía cạnh chỉ tiêu chí định tính và định lượng. Ngoài ra, chương 1 của luận văn cũng trình bày quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ của các ngân hàng nước ngoài và trong nước. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ cho các NHTM Việt Nam nói chung và SHB nói riêng.

Hai là, luận văn đã giới thiệu chung về SHB, phân tích khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của SHB. Đồng thời, luận văn đã nêu lên bức tranh toàn cảnh về hoạt động kinh doanh của SHB giai đoạn 2015 - 2017. Sau đó luận văn đi vào phân tích thực trạng phát triển dịch vụ NHBL của SHB giai đoạn 2015 - 2017. Thông qua phân tích thực trạng hoạt động và phát triển dịch vụ NHBL, tác giả đã ghi nhận những kết quả mà SHB đã đạt được sau một thời gian dài đổi mới và phát triển. Đồng thời, luận văn cũng nêu lên những tồn tại cần khắc phục trong phát triển dịch vụ NHBL của SHB, là cơ sở cho định hướng, chiến lược và giải pháp cụ thể ở chương 3 để phát triển dịch vụ NHBL góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội trong giai đoạn hội nhập.

Ba là, để có cơ sở đưa ra những giải pháp phát triển dịch vụ NHBL tại SHB, luận văn đã trình bày định hướng phát triển giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng

93

phát triển dịch vụ NHBL của SHB đến năm 2020. Dựa vào những tồn tại đã được tác giả phân tích ở chương 2, tác giả đã xây dựng hệ thống giải pháp phát triển hoạt động dịch vụ NHBL tại SHB. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, và với ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội tạo điều kiện để mở rộng và phát triển dịch vụ NHBL.

Khi những giải pháp nêu trên được triển khai một cách đồng bộ và theo một lộ trình hợp lý, vững chắc sẽ góp phần hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng Việt Nam nói chung và SHB nói riêng, nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao trình độ quản lý và chất lượng nguồn nhân lực, góp phần phát triển dịch vụ NHBL từ đó đưa SHB ngày càng phát triển lớn mạnh và bền vững trong nền kinh tế hội nhập và toàn cầu hóa.

94

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ths. Nguyễn Lan Anh (2014), “ Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng ACB”, luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Tài chính.

2. TS. Nghiêm Văn Bảy (tái bản năm 2012), giáo trình “Quản trị dịch vụ khác của ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

3. Đinh Văn Chiến (2004), Ngân hàng bán lẻ và dịch vụ ATM của các NHTM ở Việt Nam”, tạp chí Ngân hàng số 3 [trang 26-27].

4. Ths. Trịnh Thị Quỳnh Dương (2015), “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam - CNHà Nội”, luận văn thạc sĩ tài chính kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Kinh Tế.

5. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (tái bản năm 2007), giáo trình “Ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

6. ThS. Ngô Thị Liên Hương (2013), “Đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng”, Tạp chí Thị trường Tài chính - Tiền tệ.

7. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (tái bản năm 2014), giáo trình “Quản trị ngân hàng thương mại”, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

8. PGS. TS Lê Hoàng Nga (2015), “Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2010-2015 ”, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Hà Nội.

9. Ths. Lê Xuân (năm 2007), “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ chiếm lĩnh thị trường”, Thời báo Ngân hàng số 10 [trang 31-32].

10. TS. Nguyễn Thị Hồng Yến (2016), “Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại BIDV”, Luận án tiến sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

11. Báo cáo thường niên và báo cáo tài chính có kiểm toán của Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (2015, 2016, 2017)

12. Ngân hàng Nhà nước (2004), Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13/9/2004 quy định Quy chế tiền gửi tiết kiệm và Quyết định số 47/2006/QĐ- NHNN ngày 25/9/2006 về sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế trên, Hà Nội

95

13. Ngân hàng Nhà nước (2007), Quyết định số 20/2007/QĐ-NHNN ngày 15/05/2017 về việc Ban hành quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ Ngân hàng, Hà Nội.

14. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), “Luật các Tổ chức tín dụng”, Nhà xuất bản Chính trị, Hành chính, Hà Nội.

15. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), “Luật NHNN Việt Nam”, Nhà xuất bản Chính trị, Hành chính, Hà Nội.

16. Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định số 2545/QĐ - TTG ngày 30/12/2016 về việc Phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt

Nam giai đoạn 2016 - 2020, Hà Nội. 17. Các Website www.cafef.vn www.shb.com.vn www.sbv.org.vn www.tapchitaichinh.vn www.vietstock.vn www.vnba.org.vn

Một phần của tài liệu 1024 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 101 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w