Chiến lược phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng TMCP Sà

Một phần của tài liệu 1024 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 91)

Với hơn 90 triệu dân và tầng lớp trung lưu tăng nhanh trong giai đoạn hiện nay, trong đó có 75% chưa sử dụng dịch vụ ngân hàng, đây sẽ là cơ hội cho thị trường NHBL cho SHB. Hơn nữa, hoạt động bán lẻ rủi ro thấp, đáp ứng được yêu cầu phân tán rủi ro của ngân hàng. Chính vì thế, SHB coi NHBL là một chiến lược phát triển trọng tâm trong định hướng phát triển của mình trong giai đoạn 2017 - 2020 nhằm xây dựng hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự theo mô hình ngân hàng bán lẻ hiện đại đa năng, nâng cao hiệu quả và phát huy khả năng quản trị, điều hành toàn hệ thống.

Đặc biệt, dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong đó có dịch vụ thẻ, trở thành hướng phát triển được SHB chọn lựa chú trọng hàng đầu, nhằm mở rộng đối tượng khách hàng, phân tán rủi ro và cải thiện biên độ lợi nhuận thông qua huy động vốn với lãi suất thấp và cho vay với lãi suất cao hơn. Ngày càng có nhiều thẻ tín dụng được đăng ký và mức độ sử dụng thẻ cũng được kỳ vọng sẽ tăng cao trong tương lai. Không những vậy theo quyết định số 2545/QĐ-TTG ngày 30/12/2016 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam trong giai đoạn 2016 - 2020. Điều này, giúp SHB vạch rõ chiến lược phát triển thúc đẩy việc sử dụng thanh toán điện tử, giảm sử dụng các tiền mặt trong các giao dịch cá nhân. Đồng thời đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nhằm thúc đẩy sự phát triển và bám sát theo định hướng chiến lược thời gian tới của Chính phủ.

Ngoài ra, CNTT là tiền đề quan trọng để lưu giữ và xử lý cơ sở dữ liệu tập trung, cho phép các giao dịch trực tuyến được thực hiện tại SHB hiện nay. Việc đầu tư và phát triển CNTT sẽ giúp hỗ trợ triển khai các sản phẩm dịch vụ NHBL tiên tiến như chuyển tiền tự động, huy động vốn và cho vay dân cư dưới nhiều hình thức khác nhau. CNTT góp phần nâng cao hiệu quả của việc quản trị tại ngân hàng, khai thác dữ liệu một cách nhất quán, nhanh chóng, chính xác, tạo điều kiện thực hiện mô hình xử lý tập trung các giao dịch có tính chất phân tán như chuyển tiền, giao

77

dịch thẻ, tiết kiệm chi phí giao dịch. Chính vì vậy, nhất là trong thời buổi các NHTM đang triển khai công nghệ 4.0 vào các sản phẩm dịch vụ của mình. Do đó, với mục tiêu trong năm 2018 trở đi SHB sẽ hoàn thành xong nghiên cứu và đưa vào áp dụng công nghệ mới vào các sản phẩm dịch vụ hiện hữu bên mình.

SHB đặt mục tiêu mang đến những gì khách hàng cần chứ không chỉ cung cấp những gì SHB có. Do đó, ngoài việc cố gắng để đơn giản hóa các thủ tục, hồ sơ, giấy tờ, rút ngắn thời gian giải ngân, linh hoạt về kỳ hạn vay, thời gian trả nợ cho khách hàng..., SHB liên tục cập nhật diễn biến thị trường, nắm bắt được nhu cầu để xây dựng những chương trình, chính sách, sản phẩm dành riêng cho từng đối tượng khách hàng. Đồng thời tiếp tục thực hiện chiến lược “may đo” các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng đã trở thành kim chỉ nam hành động của SHB trên nền tảng luôn lấy khách hàng làm trọng tâm. Hầu hết các sản phẩm của SHB đều đánh trúng vào nhu cầu của khách hàng nên đã nhận được phản hồi tích cực. Bằng việc phân tích kỹ lưỡng thị trường bất động sản, phân khúc khách hàng mục tiêu, bằng kinh nghiệm cho vay đầu tư xây dựng, SHB đóng vai trò trung gian giúp chủ đầu tư tìm được khách hàng tiềm năng đồng thời mang đến các dự án nhà ở tốt cho khách hàng có nhu cầu. Không những thế, SHB còn đưa ra chính sách cho vay ưu đãi với mức lãi suất cạnh tranh, thời gian trả nợ linh hoạt, phù hợp với nguồn thu nhập của khách hàng.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺTẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN - HÀ NỘI

Một phần của tài liệu 1024 phát triển dịch vụ NH bán lẻ tại NHTM CP sài gòn hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w