4. Phuơng pháp nghiên cứu
2.3.1 .Nhân tố khách quan
* Môi trường kinh tế
Năm 2018, kinh tế tỉnh Hòa Bình có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng còn chậm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 11,7 %, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2016-2018 là 9% (tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2013-2015 là 12%o). Cơ cấu kinh tế nếu tính giá trị sản xuất của Công ty Thủy điện Hòa Bình, Công nghiệp, xây dựng 49,3 %; dịch vụ 27,40%; nông, lâm nghiệp, thủy sản 23,2%. Tồng GDP đạt 16.980 tỷ đồng, thu ngân sách đạt 2.010 tỷ đồng.
Tính đến hết năm 2018, có 1.351 DN đang hoạt động, chiếm 60%, trong đó có khoảng 872 DN hoạt động ổn định, 479 DN đang hoạt động trong tình trạng khó khăn; 85 DN tạm ngừng hoạt động, tăng 6,25%O so với năm 2017(Nguồn Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Hòa Bình)
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2018 là 4,2%O , thu nhập bình quân đầu người khoảng 25,7 triệu đồng /người, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với mức thu nhập bình quân đầu người cả nước khoảng 41,3 triệu đồng/người (theo phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Diễn đàn quan hệ đối tác phát triển Việt Nam).
* Môi trường chính trị- pháp luật
Môi trường chính trị Việt Nam nói chung, tỉnh Hòa Bình nói riêng được đánh giá là ổn định so với một số nước trong khu vực và thế giới. Là điểm mạnh thu hút các nhà đầu tư, tạo điều kiện cho nghành NH phát triển và mở rộng hoạt động.
Nhằm tạo ra một hành lang quan trọng để xử lý các ngân hàng yếu kém ngày 01/3/2012 Thủ tuớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 254/QĐ- TT phê duyệt đề án "Cơ cấu lạihệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015”. Với mục tiêu Cơ cấu lại căn bản, triệt để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng để đến năm 2020 phát triển đuợc hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng theo huớng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn và dựa trên nền tảng công nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế. Trong giai đoạn 2016 - 2020, tập trung lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức tín dụng; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín dụng; nâng cao trật tự, kỷ cuơng và nguyên tắc thị truờng trong hoạt động ngân hàng. Phấn đấu đến cuối năm 2020 hình thành đuợc ít nhất 1 - 2 ngân hàng thuơng mại có quy mô và trình độ tuơng đuơng với các ngân hàng trong khu vực.
* Môi trường văn hóa - xã hội
Là tỉnh miền núi nhung mật độ dân số Hoà Bình khá cao, khoảng 175 người/km2 năm 2018. Dân cu tập trung chủ yếu ở các huyện: Thành phố Hòa Bình, Lương Sơn,: Kim Bôi, Yên Thủy; Lạc Sơn ... Phân bố dân cư giữa khu vực thành thị (các phường nội thị thành phố Hoà Bình, các thị trấn trung tâm huyện lỵ) với khu vực nông thôn, giữa các huyện vùng thấp với các huyện vùng cao có sự chênh lệch rất lớn. Khu vực thành thị đất chật người đông, khu vực nông thôn mà đặc biệt là vùng núi cao huyện Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Lạc Sơn dân cư ít, phân tán.
Theo Sở công thương tỉnh Hòa Bình, hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 08 siêu thị, 04 trung tâm thương mại lớn và 92 chợ truyền thống. Do thói
quen của người dân mua bán tại các chợ, cửa hàng nên 90% chi tiêu bán lẻ được thanh toán bằng tiền mặt.
* Môi trường công nghệ
Trong lĩnh vực ngân hàng hệ thống corebanking đã được ứng dụng phổ biến ở phần lớn các ngân hàng, cải thiện đáng kể hiệu quả của hoạt động nội bộ ngân hàng liên quan đến những lĩnh vực như kế toán thanh toán, quản trị rủi ro, đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng...; hầu hết các dữ liệu được nối mạng trực tuyến giữa các phòng, ban tại trụ sở chính và chi nhánh đảm bảo quá trình kiểm soát, kịp thời phát hiện các vấn đề phát sinh trong hoạt động. Điều này đã giúp tăng nhanh hiệu quả của hoạt động quản trị ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro, các hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ, giúp cho hệ thống các TCTD hoạt động ổn định và an toàn. Cùng đó, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước đã kết nối 66 đơn vị thành viên thuộc Ngân hàng Nhà nước, gần 500 đơn vị thành viên trực tiếp thuộc 94 tổ chức tín dụng trên toàn quốc. Hệ thống hiện có số lượng giao dịch bình quân đạt khoảng 140.000 giao dịch/ngày, giá trị giao dịch trung bình ngày đạt trên 100.000 tỷ đồng/ngày.
* Mức độ hội nhập quốc tế và cạnh tranh nội bộ ngành
Trong giai đoạn 2011-2013, NHNN tỉnh Hòa Bình đã cấp phép mở mới 05 PGD (BIDV 02 PGD, Vietinbank 02 PGD, Vpbank 01 PGD). Đặc biệt tháng 01/2014, NHNN tỉnh Hòa Bình đã cấp phép mở mới Chi nhánh Lienvietpost Bank tại Hòa Bình. Ngày 08/07/2015 Ngân hàng TMCP Quân Đội đã khai trương chi nhánh tại Hòa Bình. Như vậy, toàn tỉnh đã có 06 NHTM, 04 quỹ tín dụng nhân dân, 12 Chi nhánh cấp 2 trực thuộc, 26 PGD/ quỹ tiết kiệm. Cùng với đó là các tổ tiết kiệm bưu điện đặt tại các bưu điện huyện thị trong toàn tỉnh.
MTV TC PPF Việt Nam, SG Finace, TFS VietNam,...cho vay tiêu dùng với các ưu điểm như thủ tục đơn giản, không cần tài sản đảm bảo mạng lưới cộng tác viên rộng khắp các huyện thị.
2.3.2. Nhân tố chủ quan
*Định hướng và chiến lược phát triển của ngân hàng
Truyền thống hoạt động của BIDV Hòa Bình trước đây là ngân hàng phục vụ đầu tư phát triển đất nước với việc chủ yếu tập trung cung cấp nguồn vốn cho các dự án trung và dài hạn. Định hướng phát triển dịch vụ NHBL tại chi nhánh trong thời gian này chưa được thực sự chú trọng. Chuyển sang giai đoạn mới, nắm bắt được xu thế NH hiện đại, nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh, BIDV đã xác định định hướng phát triển NHBL rõ rệt, trong đó xác định:
-Mục tiêu: Xây dựng Chi nhánh trở thành ngân hàng hàng đầu trên thị trường về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ khách hàng. Hướng tới là ngân hàng bán lẻ tốt nhất, phục vụ tốt đối tượng khách hàng cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nắm giữ thị phần lớn về dư nợ tín dụng, huy động vốn, dịch vụ thẻ với chất lượng và hiệu quả hàng đầu trên thị trường Việt Nam
- Khách hàng mục tiêu: bao gồm khách hàng dân cư (cá nhân, hộ gia đình) có thu nhập ổn định và mức thu nhập từ trung bình trở lên; khách hàng là hộ sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, dịch vụ,...
-Sản phẩm: Cung cấp cho khách hàng một danh mục sản phẩm, dịch vụ chuẩn, đa dạng, đa tiện ích, theo thông lệ, chất lượng cao, dựa trên nền công nghệ hiện đại và phù hợp với từng đối tượng khách hàng trong đó tập trung phát triển một số sản phẩm chiến lược như: tiền gửi, thẻ, ngân hàng điện tử, tín dụng tiêu dùng, tín dụng nhà ở, tín dụng hộ sản xuất kinh doanh.
Sự chuyển dịch trong định hướng phát triển của BIDV Hòa Bình là phù hợp với xu thế tất yếu trên thế giới cũng như của các NHTM Việt Nam. Đây là một bước đi đúng đắn và sáng suốt, thông qua đó BIDV Hòa Bình đã, đang thực hiện quá trình hiện đại hóa công nghệ, áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào hoạt động ngân hàng, chuyển từ mô hình ngân hàng chuyên doanh sang mô hình ngân hàng đa năng, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ cung cấp. Tuy nhiên, định hướng phát triển của BIDV Hòa Bình có nhiều điểm tương đồng so với các NHTM khác trên địa bàn, như phát triển dịch vụ bán lẻ, mở rộng quy mô mạng lưới và phát triển nguồn nhân lực, công nghệ, quản trị điều hành...
Mặt khác, thông qua việc xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm cho thấy Chi nhánh vẫn đặt nặng vào nhiệm vụ tăng trưởng, đạt được kế hoạch hàng năm mà BIDV trung ương giao phó chứ chưa thực sự quan tâm đến vấn đề tiếp thị, khai thác thị trường để phát triển sản phẩm mới cho phù hợp với tình hình cụ thể trên địa bàn. Hoạt động bán buôn vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hoạt động kinh doanh, mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho chi nhánh. Do đó, đối tượng khách hàng chủ yếu của Chi nhánh vẫn là các doanh nghiệp lớn, các dự án đòi hỏi nhiều vốn chứ chưa mở rộng sang các khách hàng cá nhân. Cụ thể, kế hoạch kinh doanh năm 2019 được chi nhánh đặt ra:
• Quy mô hoạt động của chi nhánh
- Dư nợ tín dụng cuối kỳ đạt tối thiểu 4.000 tỷ tăng trưởng 8,14%, trong đó dư nợ tín dụng bán lẻ đạt tối thiểu 17600 tỷ, tăng trưởng 22.39%
- Huy động vốn cuối kỳ đạt 3,750 tỷ tăng trưởng 13.12%, huy động vốn bình quân đạt 3,578 tỷ tăng trưởng 9.15%.
• Cơ cấu, chất lượng hoạt động của chi nhánh
- Tỷ lệ nợ xấu : <=1.4 %, tỷ lệ nợ xấu bán lẻ <= 1.5%
bán lẻ <6%.
- Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/Tổng dư nợ : 20%
• Khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động của chi nhánh
- Thu dịch vụ ròng đạt 23.47 tỷ đồng tăng trưởng 19.44%, trong đó thu dịch vụ ròng bán lẻ đạt 12.32 tỷ đồng.
- Lợi nhuận trước thuế đạt 98 tỷ tăng trưởng 40.85%
Điều này cho thấy, ngân hàng vẫn chưa thực sự quyết tâm trong việc chuyển hướng từ một ngân hàng cung cấp các sản phẩm truyền thống sang một ngân hàng cung cấp toàn diện các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ NHBL và dịch vụ ngân hàng hiện đại.
* Năng lực tài chính và công nghệ
Năng lực tài chính thể hiện qua nguồn vốn tự có tính đến thời điểm 31/12/2018, vốn tự có của BIDV là 31.322 tỷ đồng (Trong đó, vốn tự có cấp 1 là 24.024 tỷ đồng, vốn tự có cấp 2 là 7.298 tỷ tổng) ; tốc độ tăng trưởng huy động vốn và dư nợ tín dụng đều đạt trên 160%0, nợ xấu được kiểm soát ở mức 2,37%, lợi nhuận trước thuế đạt 5.290 tỷ đồng, đạt 112% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao, ROA 0,78o%o, ROE 13,80%0, chia cổ tức 8,5%.
Năm 2013, BIDV hoàn tất việc phát hành cổ phần bổ sung cho cổ đông hiện hữu với số lượng là 510.032.102 cổ phiếu tương đương 5.100 tỷ và phát hành 3.150 tỷ trái phiếu dài hạn đáp ứng điều kiện để được tính vào vốn cấp 2. Hệ số CAR riêng lẻ, hợp nhất đều đạt trên 10o%o. Thực hiện kế hoạch niêm yết cổ phiếu đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua, năm 2013, BIDV đã chuẩn bị đầy đủ các nội dung phục vụ niêm yết cổ phiếu và kế hoạch triển khai niêm yết cổ phiếu. Ngày 24/01/2014, BIDV đã thực hiện niêm yết thành công toàn bộ 2.811.202.644 cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM, trở thành doanh nghiệp đầu tiên niêm yết trong năm 2014. Với mức giá chào sàn 18,700 đồng/cp, quy mô vốn hóa thị trường của cổ
phiếu BID đạt 52,6 nghìn tỷ, trở thành cổ phiếu lớn thứ 6 trong chỉ số VnIndex.
Bên cạnh đó năng lực tài chính thể hiện qua một số chỉ tiêu:
Tỷ lệ nợ xấu: Nợ xấu của BIDV Hòa Bình ở mức 30.53tỷ đồng tăng 28.24 tỷ , tăng tỷ trọng du nợ xấu của chi nhánh/tổng dư nợ xấu trên địa bàn tỉnh từ 10.2% năm 2017 lên 23% năm 2018. Tỷ lệ nợ xấu đạt 2.34% , thấp hơn tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống (2.4%) thấp hơn mục tiêu đặt ra của chi nhánh (2.50%). Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh vẫn cao hơn mức trung bình của các NHTM trên địa bàn là 1,12 0% (Trong đó: Agribank 1,28%O, Viettinbank 0,03%, Vpbank 2,59%- Nguồn NHNN Hòa Bình) điều này cho thấy hoạt động tín dụng tại chi nhánh vẫn còn nhiều rủi ro trong hoạt động tín dụng so với các NHTM trên địa bàn.
Bên cạnh đó các chỉ tiêu như thu nợ hạch toán ngoại bảng năm 2018 đạt 184 tỷ đồng tăng 9100% so với năm 2017, chênh lệch thu chi: đạt 159 tỷ hoàn thành 100 kế hoạch được giao, đứng thứ 6/14 chi nhánh trong cụm MNPB. Tuy nhiên về mức lợi nhuận trước thuế chi nhánh 98 tỷ đồng, thấp nhất cụm do chi nhánh đã dành nguồn thu để trích và trả nợ DPRR.
Các chỉ tiêu hoạt động trên cho thấy, Chi nhánh đã phát sinh thêm nhiều tỷ lệ nợ xấu, tích cực thu hồi nợ hạch toán ngoại bảng,..Với tỷ lệ nợ xấu cao, lợi nhuận sau thuế thấp, thu nợ hạch toán ngoại bảng có tăng cho thấy hiệu quả kinh doanh tại chi nhánh còn thấp, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực tài chính của BIDV Hòa Bình. Hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu vốn và các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng. Đồng thời, hạn chế Chi nhánh trong việc đầu tư phát triển hệ thống công nghệ thông tin và mạng lưới chi nhánh, phát triển theo chiều sâu, tạo sự khác biệt thực sự về chất lượng dịch vụ trên thị trường dịch vụ NHBL, giảm khả năng cạnh tranh so với các NHTM trên địa bàn.
*Cơ cấu tổ chức của ngân hàng
Sau khi tổ chức chuyển đổi mô hình mới theo TA2 từ năm 2008, BIDV Hòa Bình có một bộ máy tổ chức gồm 15 phòng/tổ (tăng 03 phòng). Mô hình mới xác định rõ các khối kinh doanh (gồm 02 phòng QHKH DN và QHKHCN); khối tác nghiệp (Phòng QTTD, GDKH, kho quỹ và các PGD); khối nội bộ (phòng KHTT, QLRR, TCKT, TCHC, Tổ xử lý nợ xấu) đã phần nào hỗ trợ chi nhánh trong công tác quản trị điều hành. Từ quản lý theo sản phẩm sang quản lý theo khách hàng, đồng thời tăng cuờng tăng cuờng giám sát, hạn chế rủi ro trong hoạt động ngân hàng.
Với cơ cấu tổ chức phân theo chức năng của mỗi phòng dẫn đến mỗi phòng /tổ chỉ chú trọng tới chức năng, nhiệm vụ mà mình đuợc giao, chỉ tập trung vào việc hoàn thành mục tiêu của phòng mình mà không quan tâm đến các phòng khác cũng nhu mục tiêu chung của Chi nhánh. Do đó sẽ rất khó cho nhà quản lý khi phối hợp hoạt động của các phòng /tổ với nhau. Ban lãnh đạo Chi nhánh phải thuờng xuyên giải quyết các mâu thuẫn giữu các phòng /tổ, việc thống nhất ý kiến sẽ rất khó khăn, gây trở ngại cho quá trình ra quyết định.
Cơ cấu lao động giữa các phòng /tổ chua hợp lý, số luợng các bộ làm công tác bán lẻ còn ít ( mới chỉ có 20 cán bộ QHKHCN, trong đó có 01 cán bộ là đầu mối triển khai các dịch vụ NHBL). Lao động tại các bộ phận giao dịch trực tiếp thuờng xuyên phải làm thêm giờ, gây tâm lý chán nản, mệt mỏi ảnh huởng đến hiệu quả làm việc chung của Chi nhánh.
*Nguồn nhân lực
Theo số liệu do Phòng tổ chức BIDV Hòa Bình cung cấp, đến 31/12/2018, tổng số lao động trong chi nhánh là 85 CBCNV. Trong đó:
+ Phân theo giới tính: Lao động nữ 49 nguời (chiếm 60%), lao động nam 33 nguời (chiếm 40%).
+ Phân theo độ tuổi : Lực lượng lao động có độ tuổi dưới 30: 42 người (chiếm 49.4%); từ 30 đến 40 tuổi: 32 người (chiếm 37.6 %), từ 41 tuổi trở lên: llngười (chiếm 13%).
+Phân theo trình độ chuyên môn : Trình độ thạc sĩ :4 người (5%), đại học 62 người (76o%o), cao đẳng 6 người (7%), trung cấp 6 (7%), lao động phổ thông 4 người (5%)
Nhìn vào cơ cấu lao động của Chi nhánh ta thấy, lao động nữ chiếm tỷ lệ rất cao (60%) trong tổng số lao động toàn Chi nhánh. Điều này là hợp lý, phản ánh tính chất công việc, đặc trưng chung của ngành NH. Tuy nhiên, bên cạnh đó việc có nhiều lao động nữ cũng là một khó khăn cho lãnh đạo Chi nhánh trong việc bố trí lao động khi giải quyết chế độ thai sản. Đặc biệt, khi