4. Phuơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngânhàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam
BIDV Hòa Bình là đơn vị trực thuộc NH TMCP ĐT&PT Việt Nam nên mọi hoạt động của BIDV Hòa Bình đều phải tuân thủ nghiêm chỉnh các nguyên tắc, điều lệ chung của toàn hệ thống, các mục tiêu, kế hoạch cụ thể mà BIDV trung uơng đặt ra. Bởi vậy, muốn thực hiện đuợc tốt nhất các giải
pháp đã đề ra, góp phần đưa Chi nhánh phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực dịch vụ NHBL, vươn lên dẫn đầu trong địa bàn cần có sự phối hợp, hỗ trợ từ Hội sở chính thông qua một số giải pháp cụ thể sau đây:
-Nâng cao năng lực quản trị điều hành, tạo sự thay đổi trong tâm lý ngay từ những người lãnh đạo để các nhân viên tiến hành thay đổi theo. Tiếp tục duy trì mạng lưới chi nhánh hỗn hợp phục vụ phát triển NHBL.
-Xây dựng chiến lược nghiên cứu thị trường trên quy mô lớn, không chỉ trên địa bàn các thành phố lớn như Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh mà còn ở các thành phố nhỏ, các vùng nông thôn để nhận ra những nhu cầu mới. Trên cơ sở đó triển khai, tung các sản phẩm mới ra thị trường với mục tiêu đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng được mọi nhu cầu của khách hàng mà vẫn mang bản sắc riêng của ngân hàng, tạo sự khác biệt hoàn toàn với các đối thủ cạnh tranh.
-Hỗ trợ về nguồn tài chính để Chi nhánh có điều kiện mở rộng địa bàn hoạt động ở một số trục đường lớn có nhiều tiềm năng phát triển mà vẫn chưa có phòng giao dịch của Chi nhánh, mở rộng mạng lưới các kênh phân phối dịch vụ bán lẻ.
-BIDV cần có kế hoạch hoàn thiện hơn nữa mạng lưới CNTT của toàn hệ thống, có các chương trình riêng biệt phân tách theo từng dòng sản phẩm để tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc quản lý thu nhập, chi phí, từ đó xác định rõ tình hình phát triển của sản phẩm để có hướng đi mới thích hợp. CNTT là nền tảng của dịch vụ ngân hàng trực tuyến nên tốc độ đường truyền phải được đảm bảo, dữ liệu về từng khách hàng phải được cập nhật ngay sau khi có giao dịch phát sinh, việc này không thể do từng Chi nhánh có thể quản lý mà BIDV trung ương phải có chiến lược phát triển cụ thể.
-Đưa ra biểu phí dịch vụ mới, linh hoạt hợp lý hơn để áp dụng trên toàn hệ thống do hiện tại phí của BIDV còn cao hơn so với một số NHTM, làm
giảm sức cạnh tranh trong việc cung ứng dịch vụ. Nên giao quyền chủ động cho chi nhánh quyết định mức phí áp dụng tại địa bàn trên cơ sở mức phí chung và tình hình cạnh tranh trên địa bàn.
-Xây dựng chính sách mới về đào tạo nguồn nhân lực, mở các lớp tập huấn chuyên sâu về kỹ năng giao tiếp, bán hàng, tiếp thị sản phẩm,... cho các nhân viên giao dịch trực tiếp với khách hàng để nâng cao chất luợng phục vụ tại các chi nhánh. Khâu tuyển dụng cán bộ cần đuợc thực hiện sát sao hơn, không để lỡ mất nguời tài, chọn đúng nguời vào đúng vị trí làm việc. Thay đổi chính sách luơng thuởng để tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhân viên.
-Thực hiện cải tiến quy trình nghiệp vụ giảm bớt luợng hồ sơ giấy tờ, các buớc tác nghiệp ngắn gọn hơn đảm bảo nhanh gọn cho khách hàng, không để khách hàng phàn nàn phải ký quá nhiều hồ sơ chứng từ khi đi gửi tiền hoặc rút tiền, vay tiền hoặc sử dụng các dịch vụ khác của BIDV; Giảm bớt một số hồ sơ, giấy tờ nhu: Hộ khẩu phô tô, CMND phô tô( Trong Sản phẩm thấu chi, tiêu dùng tín chấp áp dụng đối với khách hàng nhận lương qua tài khoản tại BIDV).
3.3.2. Kiến nghị đối với NHNN
- Đề nghị NHNN bổ sung, hoàn thiện các chính sách, cơ chế thúc đẩy phát triển sản phẩm dịch vụ NHBL. Trên cơ sở các bộ luật của Nhà nuớc, cần xây dựng hoàn chỉnh đồng bộ hệ thống các văn bản huớng dẫn về hoạt động NHBL để các ngân hàng thuơng mại thực hiện. Các pháp lệnh đua ra về dịch vụ NHBL cũng phải đảm bảo đuợc sự chặt chẽ, thống nhất với những văn bản luật đã có truớc đây cũng nhu phải phù hợp với các chuẩn mực quốc tế để tránh tình trạng lách luật của các ngân hàng nhỏ, đảm bảo môi truờng hoạt động lành mạnh, an toàn, hiệu quả cao cho một lĩnh vự mới nổi nhu NHBL.
Xây dựng kho dữ liệu thông tin đầy đủ đảm bảo cả về chất lượng và số lượng. Quy định bắt buộc các NHTM chia sẻ các thông tin tín dụng. Đây là quy định rất cần thiết đối với tình hình kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay đang biến động không ngừng và nó mang lại nhiều rủi ro tiềm ẩn cho tất cả các ngân hàng. Với việc quy định này sẽ giúp NHTM giảm thiểu chi phí trong việc tìm kiếm thông tin và giảm các rủi ro cho toàn hệ thống ngân hàng. Tránh để xảy ra tình trạng một người dùng một tài sản thế chấp để đi vay tiền ở nhiều ngân hàng khác nhau, chiếm dụng dẫn đến những cuộc tranh cãi pháp lý giữa các ngân hàng nhằm giành quyền xử lý tài sản đảm bảo.
NHNN cần đi tiên phong trong hoạt động đổi mới công nghệ, đặc biệt là trong các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt phải tiến hành thông qua trung gian là NHNN để đẩy nhanh tốc độ, nâng cao chất lượng thanh toán, khuyến khích mọi thành phần kinh tế đều tham gia vào hoạt động này, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. Đặc biệt sớm hình thành hệ thống chuyển mạch thanh toán thẻ thống nhất giữa các ngân hàng. Như vậy cũng là góp phần giúp cho các NHTM mở rộng việc phát hành các loại thẻ thanh toán hiện đại, nâng các khoản thu phí từ dịch vụ. Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các NHTM tự đầu tư, hợp tác liên kết và vay vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.
Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống NHNN nhằm nâng cao vai trò hiệu quả điều tiết vĩ mô. NHNN cần có sự linh hoạt hơn trong việc điều hành chính sách tiền tệ quốc gia, đưa ra các mức lãi suất cơ bản, lãi suất trần huy động hợp lý với tình hình kinh tế hiện tại để tránh gây khó khăn cho các NHTM trong hoạt động huy động vốn cũng như hoạt động tín dụng. Ngoài ra, NHNN cần kiểm soát việc thực hiện chính sách lãi suất của các NHTM một cách đồng đều, tránh tình trạng mỗi
NH áp dụng một kiểu, vì như thế sẽ không đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng.
Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng, hệ thống thông tin quản lý, hệ thống giao dịch điện tử, hệ thống giám sát từ xa. Tăng cường hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các chương trình và thể chế hợp tác, giám sát, trao đổi thông tin với các khối liên kết kinh tế khu vực và quốc tế, xây dựng hệ thống thông tin ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế và xu hướng phát triển hiện nay của ngành ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại BIDV Hòa Bình trong thời gian vừa qua, bám sát với định hướng phát triển dịch vụ NHBL của NH TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam đến năm 2020. Kế hoạch phát triển dịch vụ NHBL tại chi nhánh. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ NHBL phù hợp với đặc điểm, tình hình của chi nhánh.
Để các giải pháp có tính khả thi cao hơn, luận văn cũng đã đề xuất một số kiến nghị với đối với NHNN, NH TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam nhằm tạo khung pháp lý và môi trường kinh doanh thông thoáng, là cơ sở để dịch vụ NHBL tại chi nhánh phát triển ổn định, bền vững.
KẾT LUẬN
Phát triển dịch vụ NHBL là một xu hướng tất yếu của các ngân hàng hiện đại trên thế giới, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay khi cuộc canh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt và cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn biến bất ổn, phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ có thể coi là một lựa chọn đúng đắn được nhiều ngân hàng trên thế giới cũng như Việt Nam lựa chọn. Nhận ra tiềm năng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ cũng như những lợi ích, hiệu quả mà phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại, các Ngân hàng đã bắt đầu chú trọng đến việc xây dựng cho mình các chiến lược, hoạch định kế hoạch phát triển mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ và BIDV cũng không nằm ngoài xu thế đó.
Là một chi nhánh của NH TMCP ĐT & PT Việt Nam, trong những năm qua chi nhánh tỉnh Hòa Bình đã từng bước làm tốt công tác phát triển dịch vụ NHBL, đạt được hiệu quả nhất định, góp phần nâng cao lợi nhuận của chi nhánh.
Thành công bước đầu đã khẳng định sự đúng đắn trong các chính sách chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, NHNN và định hướng phát triển của BIDV. Tuy nhiên
nếu so sánh với các chi nhánh khác trong cùng hệ thống cũng như đối với các ngân hàng trên địa bàn thì kết quả đạt được vẫn còn nhiều hạn chế do vậy trong
thời gian tới đứng trước những thách thức cạnh tranh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi
BIDV Hòa Bình phải thực hiện các giải pháp nhằm phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ.
Với những kiến thức thu được trong quá trình học tập và nghiên cứu cùng với kinh nghiệm làm việc thực tế tại BIDV Hòa Bình, tác giả hy vọng sẽ góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại chi nhánh. Tuy nhiên do trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên những phân tích và giải pháp nêu ra còn có những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy cô và các đồng nghiệp.
Tôi xin trân trọng cám ơn thầy giáo TS. Trần Công Diệu đã trực tiếp hướng dẫn tôi luận văn này và các thầy cô giáo các bạn bè đồng nghiệp, gia đình đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi về mọi mặt trong quá trình nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
2. Lê Công (2013), Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại NH TMCP Quân đội, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện tài chính.
3. Nguyễn Văn Dũng - PGD NHNN CN TP Hồ Chí Minh, Phát triển dịch vụ NHBL tại Việt Nam tầm nhìn định hướng đến 2020; Chuong trình hội thảo quốc tế về ngân hàng bán lẻ 2018.
4. Michael Lafferty- Tổng quan ngân hàng bán lẻ toàn cầu; Chuong trình hội thảo quốc tế về ngân hàng bán lẻ 2018.
5. TS. Cấn Văn Lực, Xu thế hoạt động ngân hàng bán lẻ- giải pháp đối với BIDV; Chuong trình hội thảo quốc tế về ngân hàng bán lẻ 2018.
6. Nguyễn Hoàng Long- Phó TGĐ Cty CP dịch vụ thẻ Smartlink, Xu hướng phát triển các kênh thanh toán điện tử; Chuong trình hội thảo quốc tế về ngân hàng bán lẻ 2018.
7. Ngân hàng TMCP Đầu tu và phát triển Việt Nam; Tài liệu tổng kết hoạt động ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2012-2015.
8. Ngân hàng TMCP Đầu tu và phát triển Việt Nam chi nhánh Hòa Bình - Báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng bán lẻ giai đoạn 2012-2015.
9. Ngân hàng TMCP Đầu tu và phát triển Việt Nam chi nhánh Hòa Bình, Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2016, 2017, 2018; Báo cáo đề án tái co cấu giai đoạn 2018-2020.
10. Ngân hàng Nhà nuớc tỉnh Hòa Bình- Phòng tổng hợp, Báo cáo tổng kết năm 2016,2017, 2018.
11. Đào Lê Kiều Oanh (2012), Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán buôn và bán lẻ tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.
12. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2010),
Luật các Tổ chức tín dụng, Số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010
13. Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình, Quy hoạch tổng thể KTXH tỉnh Hòa Bình đến năm 2020.
14. Các website:
www.sbv.gov.vn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
www.bidv.com.vn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
www.vietinbank.vn Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
www.agribank.com.vn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
www.vpb.com.vn Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng www.vnba.org.vn Hiệp hội ngân hàng Việt Nam
www.dddn.com.vn Diễn đàn doanh nghiệp www. tapchitaichinh.vn)