Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 1096 phát triển dịch vụ thanh toán trong nước tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 110 - 120)

Ngân hàng Nhà nước luôn bảo đảm nắm giữ vị trí trung tâm là người vận hành hệ thống thanh toán, thúc đẩy sự phát triển, giám sát và sử dụng hệ

thống thanh toán. Triển khai chức năng giám sát là một một xu hướng mà NHNN cần coi trọng để bảo đảm hoạt động trôi chảy của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế, đặc biệt khi mà các hệ thống thanh toán phát triển lên một cấp độ cao hơn, và ở đó có sự tập trung ngày càng lớn các luồng luân chuyển tiền tệ của nền kinh tế. Đóng vai trò là cơ quan quản lý của các NHTM, NHNN cần tiếp tục hướng dẫn các NHTM về nghiệp vụ, công nghệ, nhân lực để phát triển DVTT trong nước thông qua một số biện pháp sau:

Thứ nhất, NHNN cần thúc đẩy vai trò chủ động, sáng tạo của hệ thống ngân hàng. Tài khoản, phương tiện và dịch vụ thanh toán dành cho người sử dụng cuối cùng được các ngân hàng và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán cung cấp mà những tổ chức này vừa cạnh tranh với nhau nhưng cũng hợp tác cùng nhau để thành một hệ thống. Lòng tin vào hệ thống ngân hàng là một điều kiện cần thiết cho sự phát triển thanh toán trong nước. Trợ lực cho lòng tin đó, các dịch vụ và phương tiện thanh toán cho người sử dụng cuối cùng cần đạt tới: phạm vi bao phủ toàn quốc với sản phẩm dịch vụ thuận tiện và chi phí thấp; hệ thống xử lý thanh toán và quản lý tài khoản đáng tin cậy; và hợp tác kết nối mạng lưới cho các dịch vụ hạ tầng trong thanh toán.

Thứ hai, phát triển dịch vụ thanh toán trong nước là trách nhiệm chung của cả ngành ngân hàng. NHNN giữ vai trò thúc đẩy, hỗ trợ, hiện đại hóa hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng nhằm hình thành hệ thống thanh toán quốc gia thống nhất và an toàn. Thành lập trung tâm thanh toán bù trừ séc, hối phiếu nhằm tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tốc độ phát hành, lưu thông và sử dụng các phương tiện thanh toán này trong nền kinh tế.

Thứ ba, NHNN cần xây dựng hệ thống pháp lý đầy đủ và chặt chẽ, thể lệ và chế độ đồng bộ, tạo cơ sở vững chắc để tổ chức nghiệp vụ thanh toán.Hệ thống pháp lý chặt chẽ là cơ sở để giải quyết các tranh chấp nảy sinh và ngăn ngừa các sai phạm trong thanh toán; triển khai đồng bộ kịp thời các văn bản

pháp quy ban hành.

Thứ tư, NHNN cần khắc phục những sự cố không ổn định về đường truyền, các lỗi phát sinh trong quá trình tác nghiệp trên chương trình thanh toán điện tử liên ngân hàng, tiếp tục nghiên cứu phát triển mạng lưới thanh toán đảm bảo chất lượng phục vục tốt nhất đến khách hàng và uy tín của hệ thống ngân hàng; đẩy nhanh thời gian xử lý đối chiếu cuối ngày trên tất cả các kênh (tối đa 15 phút); giảm mức phí chuyển tiền cho các lệnh giá trị cao.

Thứ năm, NHNN thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ thanh toán, các buổi hội thảo giữa các NHTM chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra các giải pháp phát triển DVTT trong nước.Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh,đẩy mạnh liên kết giữa các NHTM.

Thứ sáu, NHNN cần có cơ chế hướng dẫn cho phép trích lập dự phòng rủi ro trong lĩnh vực thanh toán, đảm bảo an toàn thanh toán yêu cầu tất cả các ngân hàng phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, bảo hiểm chủ thẻ quốc tế,..

Những kiến nghị nêu trên được thực hiện sẽ góp phần phát triển dịch vụ thanh toán trong nước, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở hoạt động thời gian qua và kết quả phân tích thực trạng hoạt động, phát triển DVTT trong nước ở chương 2, chương 3 của đề tài đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp phát triển DVTT trong nước tại LVPB.

Phần cuối chương là một số ý kiến, kiến nghị, đề xuất với cơ quan chức năng và các đơn vị có liên quan, nhằm tiến tới một hệ thống các giải pháp vĩ mô và vi mô đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho các NHTM, trong đó có LVPB góp phần nâng cao vị thế và uy tín của mình trên toàn hệ thống Ngân hàng trong và ngoài nước.

KẾT LUẬN CHUNG

Dịch vụ thanh toán là dịch vụ ổn định và bền vững, giúp giảm thiểu lượng tiền lưu thông, giảm thời gian, thủ tục giao dịch chắc chắn sẽ không ngừng tăng lên theo sự phát triển kinh tế - xã hội, doanh số và lợi nhuận của hoạt động dịch vụ thanh toán sẽ chiếm tỷ trọng đáng kể và trở nên quan trọng trong hoạt động kinh doanh của cá NHTM. Việc phát triển dịch vụ thanh toán để góp phần gia tăng lợi nhuận tạo đà tăng trưởng bề vững cho ngân hàng là bài toán luôn được đặt ra đối với mọi nhà quản trị ngân hàng.

Trong những năm vừa qua, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt đang có những cố gắng nhằm bước đầu hoàn thiện và phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và DVTT trong nước nói riêng theo đúng định hướng phát triển của LVPB, phù hợp với xu hướng chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, DVTT trong nước còn một số hạn chế đòi hỏi Ngân hàng cần quan tâm khắc phục để không ngừng phát triển DVTT trong nước, khẳng định vị thế và uy tín của LVPB trên thị trường trong và ngoài nước.

Trên cơ sở vận dụng các lý thuyết chung về DVTT kết hợp với nghiên cứu và phân tích thực tiễn tại LVPB, luận văn đã khái quát chung thực trạng hoạt động dịch vụ thanh toán trong nước tại LVPB cho thấy: LienVietPostBank hiện đại hóa ngân hàng cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo điều kiện cho các dịch vụ thanh toán hiện đại phát triển nhanh chóng và an toàn đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội và nhu cầu của khách hàng hàng, tuy nhiên, vẫn tồn tại một số nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển DVTT trong nước tại Ngân hàng. Từ đó, đề tài đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển DVTT trong nước, hướng tới sự phát triển bền vững trong tương lai.

tránh khỏi những khiếm khuyết, tác giả mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô giáo, các chuyên gia, đồng nghiệp và những người quan tâm để đề tài được hoàn thiện và thực sự có ý nghĩa trên cả phương diện lý luận và thực tiễn .

Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy, Cô đã tạo điều kiện hướng dẫn, quan tâm giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu.Đặc biệt, cô giáo hướng dẫn TS.Nguyễn Thị Cẩm Thủy đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1) NGND-PGS-TS Tô Ngọc Hưng (2012), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Dân trí, trg 226-227.

2) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2005), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nhà xuất bản Phương Đông, Hà Nội, trg 125 -142.

3) Từ điển Bách khoa Việt Nam (2011), Nhà xuất bản từ điển bách khoa - Dịch vụ, trg 167.

4) Luận văn “Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam- chi nhánh Đà Nằng” năm 2013 của tác giả Chung Thị Kim Oanh, Trường Đại học Đà Nằng.

5) Luận văn “Phát triển dịch vụ ngân hàng tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” năm 2015 của tác giả Nguyễn Thị Hồng Yến, Học viện Ngân hàng.

6) Luận văn “Phát triển dịch vụ thanh toán trong nước tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn thành phố Đà Nằng ” năm 2013 của tác giả Phạm Thị Minh Yến, Trường Đại học Đà Nằng.

7) Thái Bá Cần, Trần Nguyên Nam (2004), Phát triển thị trường dịch vụ tài chính Việt Nam trong tiến trình hội nhập, NXB Tài Chính, Hà Nội;

8) Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, Báo cáo thường niên năm 2014 - 2016.

9) Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt, Báo cáo tình hính hoạt động thanh toán năm 2014-2016

www.cafef.vn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam

www.tapchitaichinh.vn Kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt Nam

www.dautuphaisinh. com Kênh thông tin kinh tế - tài chính Việt

Nam

Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (2016)

11) Tài liệu nội bộ quy chế cung ứng và sử dụng séc của Ngân hàng TMCP Bưu Điện Liên Việt (2016)

phí

□ Séc rút tiền mặt □ Mobile banking, Internet banking □ Séc chuyển

khoản

□ Dịch vụ thu ngân sách Nhà nước

□ Thẻ PHỤ LỤC

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG về sản phẩm dịch vụ thanh toán trong nước của

LienVietPostBank

Xin chào Quý khách hàng !

Rất cảm ơn quý khách hàng đã sử dụng dịch vụ LienVietPostBank trong thời gian qua.Chúng tôi mong muốn đem lại sự hài lòng cao nhất đến khách hàng. LienVietPostBank rất mong nhận được sự quan tâm, ủng hộ của quý khách thông qua việc trả lời các câu hỏi khảo sát dưới đây.

LienVietPostBank cam kết bảo mật tuyệt đối các thông tin quý khách cung cấp.

Xin chân thành cảm ơn!

I. THÔNG TIN CHUNG

Quýkhách thuộc đối tượng khách hàng nào? □ Cá nhân

□ Tổ chức

Sản phẩm/Dịch vụ thanh toán trong nqớc Quí khách đang sử dụng tại LienVietPostBank (Có thể lựa chọn nhiều câu trả lời)

ý ng ý khôn g Mức độ tin cậy 1 LienVietPostBank là ngân hàng đuợc khách hàng tín nhiệm 2

Hệ thông máy ATM, máy POS luôn hoạt động tôt

3

Các giao dịch NH điện tử

(Internetbanking, SMS banking...) luôn thông suôt.

Sự đáp ứng

4

Thời gian xử lý giao dịch, chuyển tiền

nhanh, chính xác.

5

Thủ tục thực hiện giao dịch tại LienVietPostBank đơn giản, thuận tiện

Nhân viên có thái độ lịch thiệp, thân thiện, sằn sàng giúp đỡ khách hàng

Năng lực phục vụ

6 Nhân viên tu vấn và trả lời thỏa đáng

II. ĐÁNH GIÁ CHẤT LUỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN TRONG NƯỚC CỦA LIENVIETPOSTBANK

Quý khách vui lòng cho biết mức độ đồng ý của Quý khách với những phát biểu trong bảng sau:

ý ng ý khôn

g

các thắc mắc của khách hàng 7

Nhân viên LVPB giải quyết khiếu nại

nhanh chóng, hợp lý 8

Nhân viên xử lý nghiệp vụ nhanh chóng, chính xác

9

Thông tin LVPB cung câp cho khách

hàng luôn chính xác, kịp thời và đầy đủ Sự đồng cảm 1 0 Quà tặng và các hình thức khuyến mãi đáp ứng đuợc kỳ vọng của khách hàng

Phương tiện hữu hình

1

1 Trang trí nội thât đẹp, tiện lợi. 1

2

Mau biểu chứng từ giao dịch rõ ràng, dễ thực hiện. Mạng lưới phục vụ IT Mạng lưới giao dịch rộng khắp Giá cả hợp lý 1 4

Phí dịch vụ thanh toán thâp.

Mức độ hài lòng của khách hàng đối SPDV của LienVietPostBank

Một phần của tài liệu 1096 phát triển dịch vụ thanh toán trong nước tại NHTM CP bưu điện liên việt luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 110 - 120)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w